Biện pháp tu từ – Ngữ Văn lớp 6 (Phần 4)

Đang tải...

Câu 2.  6 điểm 

“Tre xanh

 Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

 Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”

                      (Trích bài thơ “Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy)

Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu 1.     4 điểm

  1. a) Giải nghĩa từ “nắng mưa” trong câu thơ: 2 điểm

     – Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.                   1điểm

     – Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.                                                                                                                                     1điểm

  1. b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ 2

     Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: 

     – Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống;                                                                                                1 điểm

     – Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ:  ngấm, thấm,… thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi…)                                                                                                      1 điểm

Câu 2.  6 điểm

Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên…

     Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật  của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.

     Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:

     – Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.                                 1 điểm

     – Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam:   1 điểm

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”

     – Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt:                                                             1 điểm

“Thân gầy guộc, lá mong manh

         Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi

     – Vượt lên những điều  kiện tự nhiên  khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng  tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam:                  1 điểm

    “Ở đâu tre cũng xanh tươi

Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu”

     Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam  được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam…              

Câu 3. (6.0 điểm)

Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:

“Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”

a) Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa” trong câu thơ trên như thế nào ?

b) Hãy viết một đoạn văn nêu nét đặc sắc về nghệ thuật sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai .

a) Giải nghĩa từ “nắng mưa” trong câu thơ:

Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.   

Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.

b)Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai

Học sinh viết một đoạn văn có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: 

– Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống;            

– Thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,… thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi…)

– Qua đó thêm yêu quý, kính trọng người mẹ hơn

Câu 1: (2.5 điểm)

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

                                                                      (Trần Quốc Minh – Mẹ)

Câu 2: (2.5 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) tả cánh đồng quê em vào một buổi chiều hè nắng đẹp, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hóa.

Câu 1: (2.5đ)

*Yêu cầu: Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn:

–   Phép tu từ có trong đoạn thơ:  So sánh (0.5đ)

+  Những ngôi sao thức –  mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. (0.5đ)

               +   Mẹ – ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. (0.5đ)

Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. (1.0đ)

 HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc, tự nhiên; không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.

GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm

Câu 2: (2.5đ)

* Yêu cầu:

– Về kĩ năng: – HS nắm được kĩ năng làm văn miêu tả cảnh vật: Xác định đúng đối tượng miêu tả; quan sát , lựa chon được những hình ảnh tiêu biểu; trình bày theo một trình tự hợp lí.

  – HS có kĩ năng vận dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa trong miêu tả một cảnh vật để tăng sức gợi hình, gợi cảm, thể hiện được tình cảm của con người trước cảnh vật .

– Về kiến thức: HS tập trung miêu tả một cảnh vật cụ thể: cảnh một chiều hè trên cánh đồng ở quê em. với những quan sát và cảm nhận riêng của bản thân.

Câu1:(1 điểm):

Chỉ ra biện pháp tu từ và những từ láy đặc sắc trong đoạn văn sau, viết lại cụm từ có biện pháp tu từ và những từ láy đó:

“Đêm cuối đông. Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu. Những quả đồi trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm, chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại. Hơi lạnh tràn khắp mọi nẻo căm căm.”

                                                                                   ( Hồ Phương)

Câu 1: HS làm đúng như sau:

Câu 2: (2 điểm)

Chỉ ra giá trị diễn đạt của phép so sánh trong việc làm nên cái hay của bài th¬ sau:

Trên trời mây trắng như bông,

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

Hỡi cô má đỏ hây hây,

Đội bông như thể đội mây về làng.

                                     (Mây và bông – Ngô Văn Phú)

Về hình thức: Thí sinh phải viết thành một bài văn ngắn hoặc đoạn văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.

Về nội dung: Thí sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng về cơ bản bài viết phải:

+ Chỉ ra được các hình ảnh so sánh:     0,5 điểm

                    – “ mây trắng như bông”

                    –  “bông trắng như mây”

                    – “đội bông như thể đội mây về làng”.                                                                                                              +Chỉ ra được giá trị diễn đạt của phép so sánh: 1,5 điểm

                – So sánh hai chiều: mây như bông, bông như mây gợi màu trắng bạt ngàn, đất trời như không có giới hạn, làm hiện rõ không gian rộng lớn được bao trùm một màu trắng. Màu trắng trở thành phông nền làm nổi bật hình ảnh “ cô má đỏ hây hây”.

               – Hình ảnh “Đội bông như thể đội mây về làng” làm cho hình ảnh người lao động trở nên lớn lao, đẹp đẽ.

  Từ đó tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp của người lao động và thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca con người lao động của mình. 

Câu 2 ( 3 điểm):

“ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng.”

                                                 ( Cây gạo- Vũ Tú Nam)

  1. Chỉ ra các cụm danh từ trong đoạn văn?
  2. Đoạn văn đã sử dụng những phép tu từ nào? Hãy phân tích tác dụng của các phép tu từ đó?

Câu 2 ( 3 điểm):

Các cụm danh từ trong đoạn văn: ( 0,5 điểm)

một tháp đèn khổng lồ

hàng ngàn bông hoa

hàng ngàn ngọn lửa hồng

hàng ngàn búp nõn

hàng ngàn ánh nến trong xanh

* Chỉ ra được các phép tu từ trong đoạn văn: ( 1 điểm )

So sánh: (0, 75 điểm)

+ Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ

+ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng

+ Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh

  • Nhân hóa: ( 0,25 điểm)

     Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít

* Tác dụng: ( 1,0 điểm)

– Phép so sánh: Làm cho hình ảnh cây gạo hiện lên rõ nét, cụ thể, rực rỡ sắc màu -> Thiên nhiên đẹp, bừng sáng, đầy sức sống… (0,5 điểm).

– Nhân hóa: Cây gạo mang hồn của con người, thể hiện niềm vui náo nức của con người, thiên nhiên khi mùa xuân về -> Cảnh vật sinh động, hấp dẫn, tràn đầy niềm vui…(0,5 điểm).

Đang tải...

Tải về >> tại đây

Xem thêm 

Biện pháp tu từ – Ngữ Văn lớp 6 (Phần 1) >> tại đây

Biện pháp tu từ – Ngữ Văn lớp 6 (Phần 2) >> tại đây

Biện pháp tu từ – Ngữ Văn lớp 6 (Phần 3) >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận