Bài tập Tuần 5 (Măng mọc thẳng) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 33

Đang tải...

TUẦN 5

Tập đọc

Những hạt thóc giống

1. Đánh dấu x vào […] trước ý trả lời đúng.

a. Nhà vua muốn chọn người nối ngôi có phẩm chất :

[…] thông minh. 

[…]  trung thực, dũng cảm. 

[…] tài hoa, uyên bác.

b. Những hạt thóc vua phát cho người dân gieo trồng có đặc điểm :

[…] đã được luộc kĩ nên không thể nảy mầm được.

[…] có khả năng phân biệt người trung thực và kẻ gian dối.

[…] là những hạt thóc lép, không thể nảy mầm.

2. Vua gọi Chôm là chú bé trung thực và dũng cảm, vì sao ?

a. Chôm là cậu bé trung thực :………………………………………………………

b. Chôm là cậu bé dũng cảm :……………………………………………………….

3. Theo em, thế nào là một người trung thực ?

………………………………………………………………………………………………….

Chính tả

1. Điền n hoặc l vào chỗ trống.

          Những con cá rô đầu mùa tròn trịa, vảy xanh bóng nhẫy, bụng trứng căng phồng đem …ướng trên ….ờ than hồng, mỡ chảy xèo xèo. Nướng cho đến chín vàng, khi cá còn …óng đem bỏ ….iền vào tô………………… ước mắm ớt tỏi đã chuẩn bị sẵn để cá còn ….óng thấm…………….. ước mắm vừa ăn.                 Buổi chiều mưa giông …ành …ạnh, vừa đi ….àm đồng về gặp …ồi cơm …óng bốc khói, đĩa cá rô đồng …ướng dằm …ước mắm thì không gì bằng.

(Theo Báo Bình Định)

2. Chọn tiếng viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.

a. (chen, cheng) :…………….. chúc, chập……………….

b. (len, leng) : áo………….. ,…………. keng

c. (bén, béng) : chú nhái…………….. , quên…………………

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng

1. Các câu tục ngữ, ca dao sau nói về đức tính nào ? Đánh dấu x vào cột phù hợp.

2. Xếp những từ sau đây vào cột cho phù hợp (có thể dùng từ điển). (ngay thẳng, giả dối, gian dối, giả trá, chân thật, xảo trá, thẳng thắn, lừa lọc, lừa đảo, dối trá, gian lận, thành thật, thật thà, gian xảo, chính trực, cương trực, bộc trực, trung trực, man trá)

3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống, (tự trọng, tự cao, tự tin, tự quyết)

a. Em cảm thấy rất………………… khi làm bài thi vì đã nắm vững kiến thức.

b. Cô ấy không dám……………………. nên phải chờ mẹ về quyết định.

c. Lão Hạc là một nông dân nghèo nhưng giàu lòng…………………….. lão không muốn làm phiền đến người khác.

c. Anh ta tưởng mình là giỏi nhất nên sinh ra………………………………..

Tập đọc

Gà Trống và Cáo

1. Đánh dấu x vào  […] trước ý trả lời đúng.

a. Cáo dụ dỗ Gà Trống xuống đất, thực chất là để làm gì ?

[…] Bày tỏ tình cảm thân thiết.

[…] Dễ dàng bắt Gà Trống.

[…] Thông báo tin mới về hoà bình giữa muôn loài.

b. Gà Trống đã làm như thế nào để vạch  trần âm mưu thâm hiểm và bản chất gian dối của Cáo ?

[…] Nhờ cặp chó săn dạy cho Cáo bài  học nhớ đời về sự gian dối.

[…] Vờ báo tin có cặp chó săn chạy tới  khiến Cáo co cẳng bỏ chạy.

[…] Mỉa mai, cười cợt, đả kích lời dụ dỗ của Cáo.

c. Gà Trống là con vật như thế nào ?

[…] Thông minh, tỉnh táo trước những lời dự dỗ gian ngoan.

[…] Thực lòng mong ước hoà bình giữa gà và cáo.

[…] Căm ghét những kẻ độc ác.

2. Hành động “quắp đuôi, co cẳng chạy ngay” của Cáo cho thấy bản chất của con vật này như thế nào ?

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tập làm văn

Viết thư (Kiểm tra viết)

1. Sắp đến ngày lễ Giáng Sinh, em hãy viết một bức thư gửi ông già Nô- en để thăm hỏi ông, thông báo tình hình phấn đấu của bản thân và xin ông một món quà.

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

2. Em được biết, có một bạn nhỏ đã kiên trì cõng bạn bị liệt đi học hai năm nay. Hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn ấy.

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………….. 

Luyện từ và câu

Danh từ

1. Chọn từ không phải danh từ trong dòng, đánh dấu x vào […].

a. […] hoa mai […] biển cả […] rộng lớn  […] đất nước 
b.  […] đường xá […] náo nhiệt  […] bút chì  […] cửa hàng 
c.  […] chim sẻ  […] học sinh  […] đèn  […] yên tĩnh 
d.  […] chăm sóc […] đêm  […] trường học  […] bút 

2. Gạch chân các danh từ trong đoạn văn và xếp chúng vào từng nhóm cho phù hợp.

     Nâng trái thị ngát hương trong tay, cô bé cảm giác như cả mùa thu dịu dàng đang ở trong hương thị. Khi đi ngủ, cô bé đặt quả thị ở cửa sổ và trong lòng hồi hộp chờ đợi cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền bước ra từ quả thị như trong câu chuyện cổ tích bà kể ngày bé.

(Theo Phúc An) 

3. Khoanh vào chữ cái trước những danh từ chỉ khái niệm.

a. chân lí b. giông bão c. cửa sổ d. trang trại
e. nhạc sĩ g. lòng tốt h. ước mơ i. sông hồ
k. ý nghĩ l. văn phòng m. sách vở n. trường học

4. Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm mà em vừa xác định.

……………………………………………………………………………………………………………………………

Tập làm văn

Đoạn văn trong bài văn kể chuyện

1. Thế nào là đoạn văn ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

a. Mỗi đoạn văn kể một sự việc trong chuỗi sự việc tạo nên cốt truyện.

b. Mỗi đoạn văn kể một chuỗi sự việc tạo nên cốt truyện.

c. Không có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc đoạn văn.

d. Đoạn văn mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng và viết hoa chữ đầu tiên.

e. Đoạn văn kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

2. Câu chuyện Cây cũng biết đau mới chỉ có đoạn mở đầu và đoạn kết thúc, em hãy viết tiếp đoạn giữa.

         Có một cái cây con, không biết ai trồng, mọc ngay ở bên đường Hà đến trường. Sơn bảo đó là cây xoan. Hà bảo đó là cây táo. Cả hai đều cho là mình nói đúng. Thế là Hà đưa tay bẻ ngay một cành con mang về hỏi mẹ.

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Từ buổi ấy, hễ thấy bạn nào đứng gần cái cây non, Hà lại nhắc :

– Đừng bẻ cành cây nhé, nó đau đấy !

(Theo Phong Thu)

3. Viết tiếp đoạn văn kết thúc cho câu chuyện.

Phần thưởng

           Ngày xưa, có một ông vua muốn thử xem dân chúng ra sao, liền ăn mặc quần áo thường dân ra ngoài cung thành. Ông đặt một tảng đá thật to giữa đường đi xem người dân sẽ phản ứng ra sao với tảng đá bất ngờ gây cản trở, rồi ông nấp vào một chỗ gần đó quan sát.

           Nhiều người trông rất giàu có và lịch sự, ăn mặc rất diện đi qua. Họ than phiền với nhau rằng tảng đá làm nghẽn đường đi, coi nó là một vật đáng ghét. Thậm chí còn xúc phạm Đức Vua, vì ngài đã không cho người giữ đường sá sạch sẽ. Nhưng họ thà đi vòng qua tảng đá chứ không chịu đẩy nó ra khỏi đường đi.

           Rồi một bác nông dân nghèo đi chợ về ngang với một giỏ đầy rau. Nhìn thấy tảng đá, bác đặt giỏ của mình xuống và cố đẩy tảng đá đi. Nhiều người đi qua thấy vậy, cười giễu bác là nhiễu sự. Không ai dừng lại giúp đỡ bác. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Xem thêm : Bài tập Tuần 6 (Măng mọc thẳng) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 40 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận