Bài tập Tuần 4 (Măng mọc thẳng) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 25

Đang tải...

TUẦN 4

Tập đọc

Một người chính trực

1. Đánh dấu x vào […..] trước ý trả lời đúng.

a. Trong việc lập ngôi vua, tấm lòng chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện qua sự việc :

[…..] Không bao che, thoả hiệp với những kẻ gian thần, nghịch tặc.

[…..] Không nhận của đút lót để làm sai di chiếu của vua Lý Anh Tông.

[…..] Không cần người chăm sóc khi ốm đau.

b. Trong việc tìm người giúp nước, tấm lòng chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?

[…..] Tiến cử người đã tận tuỵ hầu hạ mình lúc ốm đau.

[…..] Không vì tình cảm cá nhân mà lựa chọn, đề cử người không có thực tài, ảnh hưởng đến quyền lợi đất nước, nhân dân.

[…..] Không để tiền bạc, của cải điều khiển suy nghĩ và hành động.

2. Em học được những gì ở ông Tô Hiến Thành ?

………………………………………………………………………………………………………………………………

Chính tả

1. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống.

         Những củ lang mật ….a đỏ au, mập mạp như những chú chuột đồng, lăn qua trở lại trên bếp than hồng và khi vừa chín tới, toả …a một mùi thơm khó …iễn tả thành lời – một mùi thơm đánh thức tất cả các ….ác quan, gợi nhớ, gợi thương, sục sạo vào tận thẳm sâu kí ức, như đưa ta trở về với nguồn cội. Ôi cái mùi quê hương mộc mạc theo suốt dặm đường tuổi thơ ta.

(Theo Báo Bình Định)

2. Điền vào chô trống ân hoặc âng (thêm dấu thanh nếu cần).

-b…… khuâng             – công nh…                            – nhảy c…….             – nhân d…….

– hiến d…… –  nuôi n………………. – chuyên c…………… – qu… đội

3. Điền vào chỗ trống từ có chứa vần ân hoặc âng theo gợi ý.

a. Thứ bột đá vôi luyện thành thỏi dùng để viết trên bảng :……………………………….

b. Bực bội với ai vì có việc xảy ra trái với ý mình :………………………………………….

c. Trái nghĩa với rảnh rỗi :…………………………………………………………………………….

d. Dùng tay đỡ và đưa vật gì đó lên cao :……………………………………………………….

Luyện từ và câu

Từ ghép và từ láy

1. Thế nào là từ ghép và từ láy ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

a. Người ta chia từ ra thành 2 loại : từ đơn, từ phức.

b. Từ phức gồm hai loại là từ ghép và từ láy.

c. Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.

d. Trong từ ghép, các tiếng ghép với nhau có nghĩa trái ngược nhau.

e. Từ láy là từ được phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.

g. Các tiếng tạo nên từ láy đều có nghĩa.

2. Dùng dấu // để phân cách các từ trong đoạn văn sau và xếp các từ vào cột cho phù hợp.

         Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.


3. Viết tiếp tiếng thứ hai vào chỗ trống để tạo thành các từ láy.

gầy……                               méo……….           thơm….

chăm ……                            xấu……………         buồn ….

hiếm ….                              nhạt……….               trắng ….

mập ….                               xanh …..                  tươi ….

4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống, (ngay thẳng, chắc nịch, nhỏ nhẹ, trong trẻo)

a. Ông Tô Hiến Thành là người có tính cách ………………………………………………….

b. Em bé ngước nhìn trời với đôi mắt…………………………………………………………….

c. Bác nông dân có thân hình………………………………………………………………………..

d. Giọng nói của cô giáo…………………………… truyền cảm.

Tập đọc

Tre Việt Nam

1. Đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng.

a. Ấn tượng đầu tiên của tác giả về cây tre Việt Nam là :

[…..] màu xanh trường tồn.

[…..] sự hiên ngang, quật cường trong gió mưa, bão táp.

[…..] sự cần cù, siêng năng.

b. Câu thơ sáu chữ cuối bài được ngắt thành ba câu hai chữ là :

[…..] để nhấn mạnh sức sống của tre Việt Nam.

[…..] để khẳng định thời gian trôi mãi, tre Việt Nam vẫn mãi xanh tươi.

[…..] để nói lên sự tiếp nối thế hệ của tre Việt Nam.

2. Nối các câu thơ ở cột A tương ứng với những phẩm chất  tốt đẹp của tre Việt Nam (con người Việt Nam) ở cột B.

3. Viết cảm nhận của em về một hình ảnh ấn tượng nhất trong bài Tre Việt Nam.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Tập làm văn

Cốt truyện

1. Thế nào là cốt truyện ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

a. Cốt truyện là toàn bộ sự việc lớn, nhỏ trong truyện.

b. Cốt truyện là chuỗi sự việc chính làm nòng cốt cho diễn biến truyện.

c. Cốt truyện thường có 3 phần : mở đầu, diễn biến, kết thúc.

d. Cốt truyện góp phần làm sáng tỏ tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện.

2. Sắp xếp các sự việc sau đây theo một trình tự hợp lí để tạo thành cốt truyện của truyện Sự tích chú Cuội cung trăng.

a. Cuội vào rừng đốn củi tình cờ phát hiện ra một con hổ mẹ dùng một loại lá cây có thể cứu hổ con đã chết sống lại, bèn đánh cây thuốc này về.

b. Chính vì vậy mà ngày nay ta thấy trên mặt trăng có hình một cây đa rất to và chú Cuội bao đời vẫn nhớ nhà, trông ngóng về hạ giới.

c. Một bọn cướp biết Cuội có cây thuốc quý nên chơi ác, chúng giết vợ Cuội, moi ruột vứt xuống sông.

d. Trên đường về, gặp một cụ già ăn mày bị chết đói, Cuội ta liền nhai vài lá bón vào miệng cụ già.

e. Kì lạ thay, cụ già sống lại và nói cho Cuội biết rằng đây là cây đa thần rất quý, phải trồng nó nơi cao ráo và quan trọng là không được tưới nước bẩn và đổ rác vào gốc nó.

g. Từ ngày có cây thuốc quỷ, Cuội cứu sống được rất nhiều người.

h. Một lần, do quên lời Cuội dặn dò, vợ Cuội đổ rác vào gốc cây đa thần, khiến cây đa thần bật rễ và bay lên cao.

i. Cuội lấy ruột chó thay ruột cho vợ, nhai mớm lá thuốc đặt vào miệng vợ. Người vợ sống lại nhưng mắc bệnh đãng trí.

k. Dúng lúc đấy, Cuội đi làm về, liền móc rìu vào thân cây định kéo xuống nhưng cây vẫn bay lên trời và kéo theo cả Cuội lên mãi tận cung trăng.

– Thứ tự : a -……………………………………………….

– Dựa vào cốt truyện trên, hãy kể lại toàn bộ truyện Sự tích chú Cuội cung trăng.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

3. Đọc câu chuyện rồi ghi lại cốt truyện

Đôi tai của tâm hồn

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa.

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

“Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

( Theo Hoàng Phương)

Luyện từ và câu

Luyện tập về từ ghép và từ láy

1. Gạch chân những từ xếp sai trong hai cột dưới đây :

2. Viết các từ ghép (được in đậm) trong những câu dưới đây vào thích hợp trong bảng phân loại từ ghép
a. Mùa thu, mùa của gió heo may xao xác, mùa của nắng vàng mật ong, mùa của hoa cúc… và cũng là mùa của những trái thị ngát hương.

(Theo Phúc An)

b.

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bát canh rau muống, quả cà giòn tan

(Nguyễn Đình Thi)

c. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bổng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết…

(Theo Trần Hoài Dương)


3. Xếp các từ láy cho săn vào nhóm thích hợp : láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần. (đo đỏ, chập chững, bấp bênh, lung tung, xa xa, ríu rít. hấp tấp, bối rối, lấp lánh, rung rinh, mạnh mẽ, oang oang, mượt mà, lom khom, khúc khích, cheo leo, dửng dưng, run rẩy, sát sạt, say sưa, lênh khênh, khuya khoắt, héo hắt)


Tập làm văn

Luyện tập xây dựng cốt truyện

1. Đọc mẩu chuyện và thực hiện yêu cầu sau :

Chú Thỏ tinh khôn

        Có một lần Thỏ đến bên bờ sông bứt ngọn cỏ non nhai ngốn ngấu. Cá Sấu ở gần đó, nằm im giả vờ như không nhìn thấy. Thỏ yên trí ăn rau. Cá Sấu liền giả bộ hiền lành từ từ bò đến bên Thỏ, rồi đột nhiên đớp gọn Thỏ vào mồm.

         Cá Sấu kêu lên : “Hu ! Hu !” ở trong họng cốt làm cho Thỏ sợ. Thỏ đã nằm gọn trong hàm Cá sấu. Thỏ sợ quá nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân.

         Thỏ nói : “Bác Cá Sấu ơi, bác kêu hu, hu tôi chẳng sợ đâu. Bác mà kêu ha, ha thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất”. Nghe Thỏ nói thế, Cá Sấu liền há to mồm kêu lên “Ha ! Ha !”. Thỏ nhảy phóc ra khỏi miệng Cá Sấu rồi quay lại cười nhạo và chạy biến vào rừng.

a. Ghi lại cốt truyện

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

2. Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt một câu chuyện có hai nhân vật, nói về lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân”.

* Gợi ý :

– Chuyện xảy ra ở đâu ? Ai là người chứng kiến ?

– Bà (ông) lão trạc bao nhiêu tuổi ? Dáng vẻ, ngoại hình thế nào ?

– Lời nói, hành động của bà (ông) lão ra sao ?

– Thái độ của người qua đường đối với bà (ông) như thế nào ? Cô (cậu) bé học sinh đã có cử chỉ nhân ái như thế nào đối với bà (ông) lão ?

– Cô (cậu) bé đã từ biệt bà (ông) lão với nét mặt như thế nào ? Vì sao ?

Xem thêm : Bài tập Tuần 5 (Măng mọc thẳng) – Bài tập Tiếng Việt 4 tập một trang 33 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận