Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

Văn tự sự và miêu tả – Tư liệu Ngữ Văn 7

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

Để bài : Kể lại một câu chuyện cảm động ở trường mà em đã gặp.

Bài văn tham khảo

MỘT VỤ CÃI LỘN

Thật thế, không, tuyệt nhiên không phải do ganh tị vì cậu ấy được phần thưởng còn tôi thì chẳng có gì, thế mả sáng nay tôi lại cãi nhau với Cô-rét-ti. Thật không phải vì ganh tị, nhưng dù thế tôi cũng phải nhận là mình có lỗi.

Thầy giáo xếp cậu ấy ngồi cạnh tôi ; tôi đang nắn nót từng chữ trên vở tập viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào, làm cho cây bút của tôi vẽ ra một cái móc quái gở, lại dây mực vào truyện kể hàng tháng Máu nóng người Rô-ma-nha mà tôi chép cho cậu bé thợ nề bị ốm. Tôi nổi giận, nói một câu bất nhã. Cô-rét-ti cười trả lời rằng : “Mình không cố ý đâu”. Lẽ ra tôi phải tin cậu ấy vì tôi biết cậu ấy lắm, nhưng cái cười của Cô-rét-ti làm tôi bực mình và tôi nghĩ “giờ nó được phần thưởng nó thành ra kiêu căng”.

Lát sau để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang viết tập của cậu ta. Thê” là Cô-rét-ti giận đỏ mặt, nói : “Này, cậu cố ý đẩy nhé”, vừa nói vừa giơ tay định đánh tôi. Thầy giáo nhìn, cậu ấy liền hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : “Lát nữa tao chờ mày ở cổng”.

Tôi tư thấy khó chịu, cơn giận của tôi đã lắng xuống, và tôi thấy hối hận. Không, Cô-rét-ti không bao giờ cọ ý ẩy mình, vì cậu ta rất tốt. Tôi nhớ lại hôm đến nhà cậu, tôi thấy cậu vừa học vừa chăm sóc mẹ ốm ; với lại tôi đã tiếp cậu rất chu đáo tại nhà mình, và bố cũng thấy cậu rất hợp ý bố. Thật tôi chẳng tiếc cái gì để đánh đổi lấy cái câu ngu xuẩn mà tôi đã buột mồm nói ra, đổi lấy cái cử chỉ phục thù bần tiện ấy.

Tôi nhớ lại lời khuyên của bố :

– Con có lỗi à ?

– Vâng.

– Thế thì con phải xin lỗi người ta.

Xin lỗi à ! Tôi không đủ can đảm làm việc ấy, phải hạ mình thì tôi xấu hổ lắm.

Tôi nhìn Cô-rét-ti một bên, tôi thấy cái vai áo chẽn của cậu sứt chỉ, có lẽ vì cậu ta đã vác củi, và tôi cảm thấy tôi yêu cậu, tôi tư nhủ : “Nào ! Hãy can đảm lên!”, nhưng cái câu “mình xin lỗi cậu” cứ tắc nghẹn trong cổ.

Còn Cô-rét-ti thì thỉnh thoảng lại nhìn trộm tôi. Tôi cho là cậu ta đang buồn cười hơn là giận. Nhưng tôi thì lại nhìn nghiêng để cậu ta đừng cho là tôi đang sợ. Cậu ta nhắc lại : “Ra ngoài kia ta sẽ gặp nhau”. Tôi cũng nhắc lại : “Được ! Ra ngoài kia ta sẽ gặp nhau”.

Thế nhưng tôi nghĩ đến một câu mà có lần bố đã nói với tôi : “Nếu con sai, thì chỉ được đỡ thôi, không được đánh trả”. Và tôi tư nhủ : “ừ, mình chỉ đỡ chứ không đánh”. Tôi vẫn cáu và buồn, không nghe bài giảng của thầy nữa. Cuối cùng cũng đã đến giờ tan học.

Khi còn lại một mình ở ngoài phố, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo tôi. Tôi đứng lại, rút cái thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi đến, tôi giơ thước lên…

“Ấy đừng, En-ri-cô, – Cậu ta nói với một nụ cười hiền hậu, đưa tay gạt cái thước của tôi ra, – Hãy trở lại thân nhau như trước nhé”.

Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi tôi thấy như có bàn tay ai ẩy tôi ; thế là tôi ôm chầm lấy cậu ấy.

Cô-rét-ti ôm tôi và nói : “Chúng ta se không bao giờ gây sự với nhau nữa, phải không nào ?”.

– Không bao giờ ! Không bao giờ ! – Tôi trả lời.

Chúng tôi chia tay nhau, cả hai đều hài lòng. Nhưng khi về nhà tôi kể lại tất cả cho bố nghe, tưởng làm bố vui lòng, nào ngờ hố mắng : “Đáng lẽ chính con phải đưa tay cho bạn trước, vì con có lỗi cơ mà”. Bố lại nói tiếp : “Con không được giơ thước dọa đánh một người bạn tốt hơn con…”. Rồi giật cái thước tôi đang cầm, bố bẻ ra làm đôi.

( Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả,

Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phu nữ, Hà Nội, 1989)

– Gợi dẫn

Theo em, câu chuyện trên cảm động ở chỗ nào?

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận