Từ láy – Phần Tiếng Việt – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

Từ láy – Tư liệu Ngữ Văn 7

TỪ LÁY

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

– Từ láy

Phương thức cấu tạo từ quan trọng thứ hai sau phương thức ghép là phương thức láy. Đó là phương thức hoà phối âm thanh giữa các tiếng được dùng làm đơn vị cấu tạo từ. Nói đến sự hoà phôi âm thanh ở đây tức là nói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng của âm, vần và thanh điệu trong các tiếng được dùng làm đơn vị cấu tạo từ. Chẳng hạn :

– tủm tỉm, mũm mĩm: âm đầu và thanh điệu được lặp, vần đối xứng.

– loanh quanh, loáng thoáng : âm đầu đối xứng ; vần và thanh điệu lặp.

Sản phẩm của phương thức láy là từ láy.

– Phân loại từ láy

Căn cứ vào cách hoà phối âm thanh, có thể phân biệt hai kiểu từ láy : từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ. Kiểu láy bộ phận là kiểu chính.

1. Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự hoà phối của từng bộ phận của các tiếng được đùng làm đơn vị cấu tạo từ, theo những quy tắc nhất định.

a) Khi âm đầu lạp, thì có thể :

– Âm giữa (theo từ chuyên môn còn gọi là âm chính hay nguyên âm) đối xứng, theo đặc điểm ngữ âm của từng cặp. Ví dụ :

+ [u] – [i] : tủm tỉm, mũm mĩm,…

+ [ô] – [ê] : ngô nghê, hổn hển, xộc xệch,…

+ [o] – [e] : cò kè, ho he, ngót nghét,…

– Âm cuối đối xứng, cũng theo đặc điểm ngữ âm của từng cặp.

Cụ thể là :

+ m <— p : ăm ắp, nơm nớp, chằm chặp,…

+ n <— t: (im) thin thít, xoen xoét, ngun ngút,…

+ ng <— c : hùng hục, vằng vặc, tưng tức,…

+ nh <— ch : anh ách!, thinh thích, thênh thếch,…

– Âm đệm lặp, ví dụ : loanh quanh, xuềnh xoàng,…

– Thanh điệu đối xứng, theo từng cặp cùng nhóm : hoặc cùng nhóm cao (từ chuyên môn gọi là âm vực cao : ngang, hỏi sắc), hoặc cùng nhóm thấp (từ chuyên môn gọi là âm vực thấp: huyền, ngã, nặng).

Ví dụ : ngang – hổi (mơn mởn); ngang – sắc (tim tím); hỏi – sắc (đỏ đắn); huyền – ngã (nần nẫn) ; huyền – nặng (vành vạnh) ; ngã – nặng (nũng nịu). Chính quy tắc đối xứng thanh điệu đã chi phối các từ láy.

b) Khi vần và thanh điệu lặp, thì âm đầu đối xứng. Thường có những cặp âm đầu đối xứng như : cặp 1 – nh (lí nhí, lắt nhắt,…); cặp 1 – c (k, q) (lủng củng, luẩn quẩn,…) ; cặp b – nh (bầy nhầy, bắng nhắng,…) ; cặp c (k, q) – nh (càu nhàu, kèm nhèm,…); cặp c (k, q) – r (co ro, kè rè,…); cặp 1 – th (lơ thơ, lẩn thẩn,…); cặp 1 – t (lúng túng, lè tè,…).

2. Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó có sự lặp lại hoàn toàn của tiếng được dùng làm đơn vị cấu tạo từ. Ví dụ : xinh xinh, xanh xanh, hồng hồng,…

Chính dựa vào quy luật hòa phối ngữ âm được trình bày ở trên của các từ láy mà chúng ta có thể phân biệt, nhận diện được từ láy với các từ ghép có hình thức giống từ láy (lả lơi, ngơ ngẩn, mờ mịt, cuống cuồng, chói lọi,…).

(Theo Nguyễn Đức Tồn, Mây vâh đề lí luận và phương pháp dạy – học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2003)

– Về nghĩa ở từ láy

Xét tác dụng của các bộ phận tham gia cấu tạo nghĩa của từ láy, có thể chia từ láy nói chung thành ba nhóm (chủ yếu nói về từ láy đôi) :

a) Từ láy phỏng thanh : là từ láy mô phỏng âm thanh, bao gồm :

– Từ nhại thanh, như : oa oa, gâu gâu; đùng đùng.

– Từ “tiếng vang”, như : cu cu, bìm bịp, (xe) bình bịch, (xe) cút kít.

b) Từ láy sắc thái hoá: là từ láy trong đó phần gốc còn đủ rõ nghĩa và chi phối nghĩa cơ sở của toàn bộ từ láy, phần láy (và cơ chế láy) đem lại một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho từ láy này khác với từ láy khác có cùng phần gốc, và khác với phần gốc khi nó có khả năng đứng một mình. Ví du : chắc chắn; chăng chắc ; đỏ đắn, đo đỏ ; đẹp đẽ, đèm đẹp (so với chắc, đổ, đẹp).

c) Từ láy cách điệu : là từ láy không chứa bộ phận còn đủ rõ nghĩa từ vựng, hoặc vẫn có thể chứng minh nghĩa của một bộ phận nào đó nhưng nó không còn tác dung làm nghĩa cơ sở của toàn từ nữa. Ví dụ : bâng khuâng, đủng đỉnh, thình thình, linh tinh.

(Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung, Sđd)

* Gợi dẫn

Từ láy là sản phẩm của phương thức láy. Đây là lớp từ rất độc đáo trong tiếng Việt bởi những đặc trưng về cấu tạo và về nghĩa. Nó có khả năng miêu tả sự vật rất sinh động.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận