Đề Tham Khảo Ôn Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 7 Hay Có Gợi Ý

Đang tải...

Bộ tài liệu tổng hợp đề tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ Văn 7 cùng với gợi ý làm bài giúp các em học sinh có thể củng cố và nâng cao kỹ năng đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học để chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi lớp 7. Đồng thời, bộ tài liệu tổng hợp đề tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ Văn 7 này cũng là tài liệu giảng dạy hữu ích cho giáo viên

ĐỀ THAM KHẢO ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7

ĐỀ BÀI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân

(Yêu lắm quê hương – Hoàng Thanh Tâm, www.manhmap.com Thơ hay về tình yêu quê hương – đất nước)

Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: (1,0 điểm) Cho biết thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3: (1,0 điểm) Tìm từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi.

Câu 4: (1,0 điểm) Nội dung của đoạn thơ đã gợi em nghĩ đến điều gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (16,0 điểm)

Câu 1: (4,0 điểm) Từ việc đọc hiểu văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm – ngữ văn 7, tập I em hãy cho biết tại sao nhà văn Thạch Lam lại cho rằng ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ.

Câu 2: (12,0 điểm)

Cây bàng trước sân trường đã trở nên trơ trụi trong mùa đông rụng lá nhưng trong mình nó đang có những mầm sống cựa quậy để hướng tới một sự hồi sinh mạnh mẽ với biết bao chồi tơ, lộc biếc …

Hãy thay lời cây bàng ấy để nói lên tâm trạng của mình về sự việc này!

ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Hướng dẫn chung

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.

– Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.

– Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.

Phần II. Đáp án và thang điểm

Câu

Nội dung

Điểm

1

  • Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
  • Thể thơ: Lục bát.
  • Từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi. là: thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi.
  • Đoạn thơ gợi người đọc nghĩ đến tình yêu quê hương đất nước với những cái đẹp đơn sơ, mộc mạc, bình dị nhưng lại gắn bó, nghĩa tình.

1,0

1,0

1,0

1,0

2

  Cần làm rõ đây là một nghệ thuật thưởng thức cốm rất tinh tế trong truyền thống ẩm thực của con người Hà Nội ngàn năm văn hiến được nhà văn Thạch Lam thể hiện trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”.

  Ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ  tức là phải ăn từ tốn, chậm rãi và khoan thai đó là bởi vì:

   – Để thưởng thức đến tận cùng sức hấp dẫn của món quà bình dị nhưng hết sức độc đáo này. Mỗi hạt lúa non là một hạt sữa của đất trời kết đọng trong đó ngàn hoa cỏ nội nước Nam. Phải ăn thật chậm rãi thì mới cảm nhận được những điều thú vị này.

     – Cũng phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ để thể hiện một phong thái lịch lãm trong nét đẹp của văn hóa ẩm thực. Ăn chậm rãi và khoan thai không chỉ là để thưởng thức mà còn là để bày tỏ sự nâng niu trân trọng và biết ơn đối với những con người lao động bình dị đã làm ra sản phẩm hạt cốm.      

 

 

 

2,0

 

 

 

2,0

3

Yêu cầu học sinh phải xây dựng thành một bài văn hoàn chỉnh thể hiện rõ nét kỹ năng viết văn biểu cảm một cách sáng tạo. Người chấm không đếm ý cho điểm mà phải linh động xét trong tổng thể cả bài. Trong cách làm bài tổng thể thì giám khảo cần tinh tế trong việc phát hiện các nhân tố. Phải biết trân trọng những tư duy đột phá của học sinh mà hướng dẫn chấm này chưa thể đề cập hết.

          Với yêu cầu của đề bài thì thí sinh phải nhập vai cây bàng để biểu cảm. (Có thể sử dụng đại từ: Tôi). Mặc dù là một đề mở, thí sinh có thể có những cách biểu cảm khác nhau, (Ví dụ viết thư cho bạn chẳng hạn) tuy nhiên cũng cần phải làm rõ một số dấu ấn cảm xúc cơ bản theo trình tự cấu trúc ba phần:

Mở bài: Tự giới thiệu được hình ảnh bản thân là một cây bàng mùa đông đang trụi lá giữa sân trường bằng những lời sinh động, giàu cảm xúc.

Thân bài:

+ Hồi tưởng một cách xúc động và sinh động về những kỷ niệm trong quá khứ đặc biệt là những sự gắn bó đối với những cô cậu học trò.

+ Nỗi buồn vì cảnh ngộ của bản thân trong hiện tại. Mùa đông khắc nghiệt đã cướp đi những màu xanh đẹp đẽ trên cành lá khiến cho bàng ta trở nên khẳng khiu, gầy guộc, trơ trọi và cũng rất cô đơn. (Vì lũ học trò chỉ hóng mát, đùa nghịch, đọc sách… dưới cây bàng khi nó sum suê cành lá).

+ Sự hồi hộp chờ mong những ánh nắng ấm áp của mùa xuân; niềm tin mãnh liệt về một tương lai khi cảm nhận những mầm sống đang cựa quậy để từ đó có thể hướng tới một sự hồi sinh mạnh mẽ với biết bao chồi tơ, lộc biếc; khát vọng được cống hiến những ngày tháng đẹp đẽ sum suê cành lá cho sân trường yêu dấu, nơi có thể thắp sáng lên những kỹ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.

Kết bài: Bày tỏ tình yêu đối với mái trường, với những thầy cô giáo cũng như với các bạn học trò.

 

2,0

 

 

 

2,0

 

 

3,0

 

 

 

3,0

 

 

2,0

>> Xem thêm: Đề Ôn Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 7 Hay Có Gợi Ý Chi Tiết

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận