Quá trình tạo lập văn bản – Phần Tập làm văn – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

BÀI 3

QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

– Xác định đối tượng và mục đích của bài viết

Dù là loại văn nào đi nữa (văn sáng tác hay văn nghị luận), khi muốn viết một bài văn có chất lượng, các em cũng cần phải lưu ý và xác định rõ một số vấn đề như là những nguyên tắc chung chi phôi cách viết, ơ đây có thể dẫn ra lời khuyên của Bác Hồ đối với các nhà báo nói riêng và những người cầm bút nói chung. Lời khuyên ấy, Người rút ra từ chính cuộc đời cầm bút của mình. Khi đặt bút viết một cái gì, Người đều tư đặt cho mình các câu hỏi : “Viết cho ai ?”, “Viết để làm gì ?”, sau đó mới quyết định “Viết cái gì ?” và “Viết như thế nào ?”. Bốn câu hỏi tưởng như giản đơn nhưng thực ra đã hàm chứa những vấn đề cơ bản của lí thuyết giao tiếp. “Viết cho ai ?” chính là câu hỏi nhằm xác đinh đôi tượng phục vụ, “Viết để làm gì ?” là thể hiện mục đích. Từ việc xác định rõ đối tượng và mục đích mới xác định được nội dung (Viết cái gì ?) và cách thức thể hiện (Viết như thế nào ?).

Như thế, đâu phải chỉ có khi viết mà ngay cả khi nói (văn nói), khi trình bày một vấn đề gì đó, các em cũng rất cần đặt ra cho mình bốn câu hỏi đó.

Trong quá trình nói và viết, hình như các em chỉ mới chú ý tới hai câu hỏi (“Viết cái gì?” và “Viết như thế nào?”) trong khi hai câu hỏi này phụ thuộc vào hai câu đầu thì lại chưa được lưu ý. Tức là chưa chú ý tới đối tượng, chưa chú ý tới người nghe, người đọc (người tiếp nhận). Chúng tôi thấy cần phải nói rõ hơn điểm này. Trong giao tiếp, với đối tượng khác nhau cần lựa chọn những nội dung và cách thức diễn đạt, trình bày khác nhau. Cuộc sống vốn rất phong phú, đa dạng ; hằng ngày chúng ta gặp gỡ, trao đổi, giao tiếp với rất nhiều đối tượng khác nhau, nhưng khi học, khi tập thuyết phục và trình bày một vấn đề nào đó, chúng ta chỉ làm theo một mẫu nhất định; thành thử khi bước vào cuộc sổng, tuy được học rồi nhưng ta vẫn rất lúng túng trước những tình huống cụ thể. Chính vì thế, khi viết (hoặc nói), cần tìm hiểu kĩ đối tượng mình hướng tới bằng hàng loạt câu hỏi như : Họ là ai ? Họ muôn biết gì ? Em muốn biết gì về họ ? Mối quan hệ giữa em và người nghe, người đọc là gì ? Nghề nghiệp của họ là gì ? Tuổi tác ?…

Trong quá trình luyện viết những bài văn loại sáng tác, các em đã được tập dượt đóng vai, nhập vào nhiều vai để viết.

Ví dụ 1 : Dưa vào bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, hãy thay lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú nói lại những tâm sự nhớ nhung và buồn chán của mình.

Ví dụ 2 : Em hãy viết hộ bà mẹ của một anh bộ đội đang đóng quân ở đảo xa bức thư báo tin về một niềm vui của mẹ ở quê nhà.

Ví dụ 3 : Chiều nay trong giờ ra chơi, một bạn đã nghịch ngợm bẻ gãy cành bàng ở sân trường. Hãy thay lời cây bàng nói những lời tâm sự với em sau giờ tan học.

Trong ba ví dụ (thực ra là ba đề văn) ở trên, khi viết ta phải đóng vai khi thì con hổ bị nhốt trong cũi sắt, khi thì bà mẹ của anh bộ đội công tác ở đảo xa, khi lại phải “nhập vai” vào cây bàng để nói lên nỗi niềm tâm sự. Như thế là chúng ta đã chú ý tới yếu tố người viết giả định.

Yếu tố này rất quan trọng đối với người viết văn nói chung, đặc biệt là văn sáng tác. Nó giúp người viết “nhập vai”, “hoá thân”, đặt mình vào vị thế của nhiều đối tượng khác nhau mà suy nghĩ và diễn đạt cho đúng.

Tuy nhiên đối tượng cần hướng tới để trả lời câu hỏi “Viết cho ai ?” không phải là yếu tố người viết giả đinh mà là người đọc giả đinh như trên đã nói.

Trong ba ví du trên, hai ví dụ sau nêu rất rõ đối tượng cần hướng tới. Đó là viết thư cho anh bộ đội đang ở đảo xa và cây bàng tâm sự với em (một học sinh, bạn cùng lớp, cùng trường).

Bây giờ các em thử thay đổi đối tượng hướng tới của bài viết xem nội dung và cách viết có cần thay đổi không.

Ví dụ : Đối tượng nhận bức thư ở trên không phải là người con (anh bộ đội) mà là người bạn già đã có một thời gian gần gũi, gắn bó thuở thiêu thời ; hoặc đối tượng ấy lại là ông chồng của bà đang đi nghỉ mát ở một nơi xa chẳng hạn hay bà lại muốn viết thư cho thầy giáo cũ mà bà rất kính trọng hồi còn học phổ thông… Như thế, mỗi một đối tượng cụ thể mà bà định hướng tới để báo tin về một niềm vui sẽ quy định nội dung của niềm vui mà em phải “viết hộ”. Ví dụ : Nếu là báo tin cho con trai ở đảo thì niềm vui có thể là vụ mùa bội thu. Nhưng nếu là gửi thư cho bạn già ở xa thì niềm vui có thể là cuộc gặp lại thầy giáo cũ của cả hai người. Ngược lại nếu gửi thư cho thầy giáo cũ thì niềm vui có thể là sự trưởng thành của con bà (học giỏi, ngoan), chẳng hạn… Việc xác định đối tượng cũng quyết định hình thức mà em phải lựa chọn để trình bày (rõ nhất là thể hiện ở cách xưng hô và dùng đại từ).

Cũng như vậy ở ví dụ 3, đối tượng cây bàng hướng tới tâm sự có thể thay đổi như : cây bàng tầm sư với cây phượng ; cây bàng tâm sự với bác bảo vệ – lao công của trường ; cây bàng tâm sự với thầy Hiệu trưởng nhà trường hoặc cũng có thể cây bàng tâm sự với chính cây bàng (chính bản thân nó)… Khi các đối tượng ấy thay đổi, chắc chắn trong nội dung và cách thổ lộ nỗi niềm tâm sự của cây bàng cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Trong quá trình luyện tập viết bài, các em cần đặt ra nhiều tình huống, đặt mình vào nhiều vị trí của người viết (người nói) giả định cũng như người đọc (người nghe) giả định để định ra những nội dung và cách viết cho phù hợp. Luyện tập như thế, nội dung và cách viết sẽ rất linh hoạt, không cứng nhắc, rập khuôn, máy móc.

Với cách luyện tập ấy, khi bước vào cuộc sống, các em sẽ rất chủ động, không bỡ ngỡ và lúng túng trước những tình huống và các đối tượng thay đổi khác nhau.

Vấn đề đối tượng (Viết cho ai ?) ở loại văn sáng tác trong nhà trường THCS đã được đặt ra và chú ý tới. Thường thường, trước một đề văn nghị luận, người viết cũng cần phải đặt ra ít nhất hai câu hỏi :

– Người viết bài này là ai ?

– Ai là người đọc nó ?

Chúng ta thường xác định (tuy không nói rõ ra) rằng người viết ỏ đây là học sinh còn người đọc là thầy, cô giáo của các em.’ Thực ra, người viết hoàn toàn có thể đóng vai một ai đó và hướng tới thuyết phục một người nào đó, miễn là trong một bài văn, người viết trung thành, nhất quán với sự xác định người viết và đối tượng viết.

Cũng do việc xác định người viết là học sinh và người đọc chì là thầy, cô giáo nên rất nhiều bạn hiểu nhầm mục đích của việc viết bài làm văn. Viết để làm gì ? Thường thường ta cứ nghĩ viết để cho thầy giáo, cô giáo đọc, hoặc cu thể hơn, viết để thầy, cô giáo chấm điểm cho mình. Nói như vậy, ở một khía canh nào đó không sai, nhưng cũng chưa trúng mục đích của việc viết bài văn,

Trong nhà trường, đối với người học sinh, viết bài văn nhằm hai mục đích cụ thể : Một là : Tập trung làm sáng tỏ một vấn đề gì đó về nội dung theo yêu cầu của đề. Hai là : Hình thành và rèn luyện cách trình bày, cách thể hiện, cách thuyết phục một đối tượng nào đó về nội dung mà đề yêu cầu.

Như vậy, khi bắt tay viết một bài văn, các em phải xác định được hai cái đích ấy :

– Nội dung cần trình bày và làm sáng tỏ là gì ?

– Cách thức trình bày và làm sáng tổ ra sao ?

Ví dụ 1 : Em hãy tả lại một cơn mưa đầu mùa hạ.

Nội dung cần trình bày và làm sáng tỏ ở đây là “Cơn mưa đầu mùa hạ” ấy như thế nào ?Cách thức trình bày là miêu tả.

Ví dụ 2 ; Ông cha ta thường nói : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Em hiểu câu nói đó như thế nào ?

Ở đề này, nội dung cần trình bày và làm sáng tỏ là “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nghĩa là như thế nào? Còn cách thức trình bày là giải thích.

Ví dụ 3 : Em hay viết một bức thư tả cảnh mùa thu ở Hà Nội cho một bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa một lần được ra miền Bắc.

Ở đề này, nội dung cần trình bày là cảnh thu Hà Nội. Cách thức trình bày : hình thức một bức thư dùng văn miêu tả hướng tới đối tượng là một bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa hề biết Hà Nội có vẻ đẹp và chất thơ rất riêng khi mùa thu tới.

( Theo Nguyễn Đăng Manh – Đỗ Ngọc Thông,

Văn bồi dưỡng học sinh năng khiếu THCS, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2000)

– Gợi dẫn

Đoạn trích lưu ý các em những gì khi tạo lập một văn bản ?

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận