Tuần 2 (Thương người như thể thương thân) Bài Tập TV 4 (tập 1) trang 10

Đang tải...

TUẦN 2

Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

(Tiếp theo)

1. Đánh dấu x vào […] trước ý trả lời đúng.

a. Câu văn miêu tả vẻ độc ác, nham hiểm của bọn nhện :

[…]  Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.

[…]  Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm.

[…]  Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết dây tơ…

b. Những chi tiết thể hiện sự oai phong, dũng mãnh, áp đảo tinh thần bọn nhện và tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn với kẻ yếu :

[…]  quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

[…]  cất tiếng hỏi lớn, tiếng thét, lời lẽ phân tích có tình, có lí.

[…]  lời lẽ doạ dẫm, nạt nộ.

c. Hành động của Dế Mèn tương ứng với câu :

[…]  Trọng nghĩa khinh tài

[…] 

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha

[…] 

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên

2. Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về nhân vật Dế Mèn.

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Chính tả

1. Điền s hoặc x vào chỗ trống.

         Tươi non buổi …áng mùa …uân

Giọt …ương lóng lánh trong ngần mắt em

Đất trời …anh lại …anh thêm

Mang hương gửi ngọn gió mềm non tơ.

(Nguyễn Lãm Thắng)

2. Gạch chân từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn :

          Chàng gà chọi đứng (thẳng/ thẳn) người, hai cái (cẳng/cẳn) chân cứng và (lẳng/lẳn) như hai thanh sắt, phủ đầy những vảy lớn sắc vàng bóng. Đôi bắp đùi chắc nịch, gân lên những thịt. Chàng chỉ có lông trổ ra hai cánh, ở trên lưng, ở đuôi và lơ phơ mấy chiếc (quăng/quăn) dưới bụng.

(Theo Tô Hoài)

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết

1. Chọn từ không cùng nhóm trong dòng, đánh dấu x vào […] .

a. […] độ lượng  […] nhân hậu  […] nhân vật  […] bao dung 
b. […] tàn bạo  […] cay xè […] cay độc  […] ác nghiệt 
c. […] đùm bọc  […] giúp đỡ  […] cứu trợ  […] kêu cứu 
d. […] bóc lột  […] áp bức  […] áp giải  […] bắt nạt 

2. Nối từ ở cột A và lời giải thích ở cột B cho phù hợp.

Bài tập tiếng việt tuần 2 lớp 4

3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống, (nhân hậu, nhân loại, nhân tài, nhân dân)

a. Toàn thể……………………… trên thế giới đều mong muốn hoà bình.

b.……………………………… ta có một lòng nồng nàn yêu nước. 

c. Một quốc gia càng có nhiều…………………… thì quốc gia đó càng phát triển.

d. Bà ngoại em ………………………….. như một bà tiên.

4. Chọn câu ca dao, tục ngữ khuyên ta sống đoàn kết, nhân ái, đánh dấu x vào […].

[…] 

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

[…] Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

[…] 

Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

[…] Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm

[…] Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo

[…] Đồng cam cộng khổ

[…] Bánh ngon bẻ đôi, sách hay đọc chung


Tập đọc

Truyện cổ nước mình

1. Nối những câu thơ ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B.

Bài tập tiếng việt tuần 2 lớp 4

2. Đánh dấu x vào […] trước ý trả lời đúng.

Giá trị sâu sắc của truyện cổ Việt Nam được tác giả nhấn mạnh ở khía cạnh nào ?

[…] Thể hiện lòng nhân hậu bao la và sâu sắc của người Việt Nam.

[…] Tái hiện lại cuộc sống của người Việt Nam thời xa xưa.

[…] Giáo dục con người biết sống trung thực, thẳng thắn.

3. Ghi tên một số truyện cổ mà em đã học (đã đọc), thể hiện :

a. Quan niệm “ở hiền thì lại gặp hiền” :……………………………………………………………

b. Khát vọng công bằng :………………………………………………………………………………

c. Ngợi ca tình yêu chung thuỷ giữa người với người :…………………………………….

Tập làm văn

Kể lại hành động của nhân vật

1. Thế nào là kể lại hành động, tính cách nhân vật ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

a. Hành động và tính cách của nhân vật không liên quan đến nhau.

b. Khi kể chuyện, cần chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.

c. Khi kể chuyện, cần bình luận, nhận xét về hành động của nhân vật.

d. Thông thường, hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau.

2. Điền tên nhân vật Dê (thông minh) hoặc Sói (gian ác) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp đúng diễn biến câu chuyện.

a……………………………………………………………….. gật gù và bắt đầu thổi sáo, còn…. nhảy quay cuồng.

b. Trên đường về trang trại, một chú…………… bị tụt lại phía sau đàn.

c. Lũ chó nhà nghe tiếng huyên náo bèn nhảy xổ ra đuổi……………………

d…………………………………………………….. đuổi theo sát, hí hửng vì sắp bắt được…. làm một bữa no.

e………………………………………………… nén nỗi sợ hãi trong lòng, quay lại nói với…. : “Thưa ngài ! Tôi biết thân phận mình phải hiến dâng cho ngài. Nhưng để ngài thưởng thức món ăn được ngon hơn, ngài hãy thổi sáo, tôi nhảy múa cho mà xem.”

g………… bỏ chạy thục mạng, không dám quay đầu lại.

Thứ tự : b……………………………….

3. Đọc thầm câu chuyện Bài văn bị điểm không ( Tiếng Việt 4, tập một, tr. 20 – 21).

a. Đánh dấu x vào […] trước những ý nêu đúng hành động của cậu bé bị điểm không.

[…] Gặp đề bài Tả bố em đang đọc báo, có bạn bịa ra để viết.

[…] Cậu bé nộp giấy trắng nên bị điểm không.

[…] Cô giáo giận, hỏi lí do, cậu bé làm thinh.

[…] Mãi sau mới thưa với cô rằng mình không có    

[…] Cậu bé đứng lên và nói trước lớp ba mình đã hi sinh trong chiến tranh.

[…] Các bạn bảo sao không tả ba của đứa khác, cậu bé chỉ cúi đầu, khóc.

b. Những hành động đó cho em biết cậu bé là người như thế nào ?

……………………………………………………………………………………………………..

Luyện từ và câu

Dấu hai chấm

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước những ý trả lời đúng về dấu hai chấm.

a. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.

b. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

c. Dấu hai chấm báo hiệu câu có nhiều ý trùng lặp.

d. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

e. Dấu hai chấm có thể được thay thế bằng dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.

2. Đánh dấu x vào cột phù hợp.

Bài tập tiếng việt tuần 2 lớp 4

Tập làm văn

Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện

1. Ý nào đúng, ý nào sai ? Đánh dấu x vào cột phù hợp.

Tả ngoại hình nhân vật Đ S
a. Không cần phải miêu tả ngoại hình nhân vật.
b. Nhiều khi cần miêu tả ngoại hình nhân vật.
c. Chỉ miêu tả những đặc điểm ngoại hình kì dị, khác thường.

d. Đặc điểm ngoại hình biểu lộ tính cách và thân phận nhân vật.

e. Đặc điểm ngoại hình không liên quan gì đến tính cách nhân vật.

2. Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu sau :

                  Cái chàng Dể Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nể trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

(Theo Tô Hoài)

a. Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt.

– Sức vóc :………………………………………………………………………..

– Cánh : ……………………………………………………………………………

– Đôi càng : ……………………………………………………………………….

– Râu ria :………………………………………………………………………….

– Gương mặt :……………………………………………………………………

b. Ngoại hình của Dế Choắt nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này ?

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

3. Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật Lượm – chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, gan dạ.

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

(Tố Hữu)

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

Xem thêm : Tuần 3 (Thương người như thể thương thân) Bài Tập TV 4 (tập 1) trang 17 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận