Tuần 1 (Thương người như thể thương thân) – Bài Tập TV 4 (tập 1) trang 4

Đang tải...

TUẦN 1

Tập đọc

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

1. Đánh dấu x vào [….] trước ý trả lời đúng.

a. Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?

[….] Nhà Trò ngồi gục đầu khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.

[….] Nhà Trò đang bị bọn nhện vây quanh bắt nạt.

[….] Nhà Trò đang loay hoay trốn trong một vùng cỏ xước xanh dài.

b. Từ thích hợp nhất để miêu tả hình dáng chị Nhà Trò :

[….] luộm thuộm 

[….]  yếu ớt                                 

[….]  diêm dúa

c. Chị Nhà Trò khóc nức nở, vì :

[….] nghèo túng, kiểm không đủ ăn.

[….] mẹ mất, để lại chị thui thủi một mình.

[….] bị bọn nhện đánh ; chăng tơ, doạ bắt, vặt chân, vặt cánh ăn thịt.

2. Điền phần trong lời nói của Dế Mèn : “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.” đúng với ý :

– An ủi, động viên chị Nhà Trò :

…………………………………………………………………………………………………………

– Thể hiện thái độ bất bình trước bọn nhện :

…………………………………………………………………………………………………………

3. Chọn một cái tên thích hợp khác để đặt cho đoạn trích.

…………………………………………………………………………………………………………

Chính tả

1. Điền l hoặc n vào chỗ trống.

..á thấp cành cao gió đuổi nhau

Góc vườn rụng vội chiếc mo cau

Trái …a mở mắt nhìn ngơ ngác

Đàn kiến trường chinh tự thuở …ào

…úa trổ đòng tơ, ngậm cốm …on

…á dài vươn sắc …ưỡi gươm con

Tiếng chim mách …ẻo cây hồng chín

Điểm nhạt da trời những chấm son.

(Nguyễn Bính)

2. Chọn tiếng viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.

a. Hương hoa ngọc…………. (lang/ lan) thơm ngát trong đêm.

b. Mẹ luộc khoai………….. (lang/ lan).

c. Xóm……….. (làng/ làn) núp bóng dưới những luỹ tre xanh.

d. Những bông hoa trong lọ đã……………. (tàn/ tàng)

Luyện từ và câu

Cấu tạo của tiếng

1. Tiếng được cấu tạo như thế nào ? Khoanh tròn vào chữ cái trước những ý trả lời đúng.

a. Một tiếng đầy đủ gốm 3 bộ phận : Âm đầu, vần, thanh.

b. Tiếng bao giờ cũng phải có đủ 3 bộ phận.

c. Bộ phận âm đầu không bắt buộc có mặt.

d. Bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt.

e. Trừ thanh ngang không được đánh dấu khi viết, các thanh khác đểu đánh dấu trên âm chính.

2. Đánh dấu x vào […] trước ý trả lời đúng.

Hai câu thơ này có bao nhiêu tiếng ?

Tháng ba nở trắng hoa xoan

Sáng ra mệt đất lan tràn mùi hương

(Chế Lan Viên)

[…] 12 tiếng 

[…] 14  tiếng                            

[…] 16 tiếng

3. Điền phần còn thiếu trong bảng phân tích các bộ phận cấu tạo của tiếng.

Tập đọc

Mẹ ốm

1. Đánh dấu x vào  […] trước ý trả lời đúng.

a. Vì bị ốm, mẹ (trong bài thơ) không làm được những việc gì ?

[…] Không nói cười

[…] Không ăn trầu

[…] Không đọc Truyện Kiều 

[…] Không chăm đàn gà con

[…] Không cuốc cày ruộng, vườn 

[…]  Không tưới nước cho giàn trầu

b. Câu thơ “Rồi con diễn kịch giữa nhà. Một mình con sắm cả ba vai chèo.” cho thấy bạn nhỏ :

[…] có năng khiếu nghệ thuật.

[…] muốn cho mẹ vui, mau khỏi bệnh nên không quản một việc gì.

[…] thích thể hiện tài năng cho mẹ xem.

c. Câu thơ “Vì con, mẹ khổ đủ điều. Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn” thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ ?

[…] Lo lắng cho sức khoẻ của mẹ.

[…] Thương mẹ tuổi đã già.

[…] Biết ơn sự tảo tần hi sinh của mẹ.

2. Những chi tiết trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ :

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Tập làm văn

Thế nào là kể chuyện ?

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

a. Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.

b. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

c. Mỗi câu chuyện không nhất thiết phải có ỷ nghĩa.

d. Kể chuyện không cần theo chuỗi sự việc, trình tự diễn biến của câu chuyện.

2. Ghi thứ tự 1, 2, 3, … vào  […] để sắp xếp các chi tiết trong câu chuyện theo một trật tự hợp lí.

[…] Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở, không hiểu vì sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.

[…] Có một cậu bé ngỗ nghịch bị mẹ khiển trách.

[…] Từ khu rừng có tiếng vọng lại : “Tôi ghét người !”.

[…] Giận mẹ, cậu bèn chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm, hét lớn : “Tôi ghét người !”.

[…] Lạ lùng thay, khi cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại : ‘Tôi yêu người”.

[…] Người mẹ nắm tay, đưa cậu trở lại khu rừng và nói : “Giờ thì con hãy hét thật to : Tôi yêu người”.

[…] Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu : “Con ơi, đó là quy luật cuộc sống, Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

3. Câu chuyện ở bài 2 có mấy nhân vật ?

[…] 1 nhân vật 

[…]   2 nhân vật                         

[…] 3 nhân vật

4. Người mẹ muốn dạy con điều gì ?

………………………………………………………………………………………………………………………….

Luyện từ và câu

Luyện tập về câu tạo của tiếng

1. Điền các bộ phận cấu tạo mỗi tiếng vào trống.

Bài tập tiếng việt tuần 1 lớp 4

2. Tìm tiếng bắt vần với nhau để điền vào những câu thơ sau 

a.

Mặt trời chìm cuối đồng  xa

Sương lên mờ mịt như…….. (là, mùi) khói bay.

Đất trời cách một gang mây:

Và tôi cùng với luống………… (cày, khoai) toả hương.

(Trần Đăng Khoa)

b.

Mặt hồ ướt  đẫm  hương  hoa

Sương mai mỏng mảnh nhập…………… (nhèm, nhoà) dáng cây.

Mơ hồ thơm thoảng đâu đây

Chùm phong lan tím tay…………. (đầy, nhiều) hương gieo.

(Nguyễn Đức Lưu)

3.  Ghi lại tát cả các cặp tiếng băt vần với nhau ở bài 2 vào bảng .

Tập làm văn 

Nhân vật trong truyện 

1. Ý nào đúng, ý nào sai ? Đánh dấu x vào cột phù hợp.

Bài tập tiếng việt tuần 1 lớp 4


2. Cho tình huống : Ở một góc phố, người qua lại rất tấp nập, không ai để ý đến một người hành khất mù, già nua, rách rưới. Ông với theo một bạn nhỏ xin ít cơm ăn. Hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây :

a. Cậu bé nhân hậu, biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

b. Cậu bé độc ác, không biết quan tâm đến người khác.

Xem thêm : Tuần 2 (Thương người như thể thương thân) – Bài Tập TV 4 (tập 1) trang 10 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận