Tuần 3 (Thương người như thể thương thân) Bài Tập TV 4 (tập 1) trang 17

Đang tải...

Tuần 3 

Tập đọc

Thư thăm bạn

1. Đánh dấu x vào […] trước ý trả lời đúng.

a. Bạn Quách Tuấn Lương viết thư cho bạn Hồng, vì :

[…] nhớ bạn Hồng.

[…] muốn gửi cho bạn Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình.

[…] muốn chia sẻ những mất mát của gia đình Hồng trong trận lũ lụt.

b. Trong bức thư, Quách Tuấn Lương có nhắc đến phong trào nào đang được phát động trên quê hương mình ?

[…] Quyên góp ủng hộ người nghèo khó.

[…] Quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt.

[…] Quyên góp ủng hộ các em nhỏ không được đến trường.

2. Bức thư của Quách Tuấn Lương thể hiện tinh thần :

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Tóm tắt nội dung được thể hiện trong mỗi đoạn văn sau :

a. “Mình………………………………………………… là Quách Tuấn Lương, học sinh chia buồn với bạn”:

…………………………………………………………………………………………………………………………….

b. “Mình……………………………… hiểu Hồng đau đớn bạn mới như mình”:

…………………………………………………………………………………………………………………………….

c. “Mấy ngày nay …………………nhận cho mình nhé”:

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Chính tả

1. Gạch chân dưới những từ viết sai chính tả trong đoạn văn.

          Con đường đến trường của tôi xuyên qua cánh đồng. Chính vì thế, tôi có thể cảm nhận và phân biệt rõ hương lúa khi đang chổ đòng khác với hương lúa khi đang ngậm sữa hay khi lúa đã trín.

        Những triều mùa đông mưa rét, khi đi qua cánh đồng, tôi thường phải bỏ dép ra lội bộ. Bàn chân dầm chong nước lạnh buốt, nhưng hương lúa khi đó lại dường như nồng hơn. Những bông lúa nếp chĩu hạt, vàng óng như truỗi cườm đung đưa trước mắt, như những bàn tay khẽ vẫy, an ủi, động viên tôi.

(Theo Nguyễn Mai Hồng)

2. Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.

Đàn chim…… (sẻ/sẽ) nép mình qua … (kẻ/kẽ) sậy

Tia nắng hồng đốt cháy hạt sương trong

Con trâu đen chúi………. (mũi/mủi) đứng bên đồng

Cứ liếm …. (mải/mãi) nắng vàng trên cỏ biếc.

(Đoàn Văn Cừ)

Luyện từ và câu

Từ đơn và từ phức

1. Thế nào là tiếng và từ ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

a. Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.

b. Từ đơn chỉ gồm một tiếng có nghĩa hoặc không có nghĩa.

c. Từ phức được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.

d. Từ nào cũng có nghĩa và được dùng để cấu tạo câu.

e. Có những từ không có nghĩa.

2. Chọn từ không cùng nhóm (từ đơn hoặc từ phức) trong mỗi dòng, đánh dấu x vào [….] .

a. [….]yêu cầu  [….] yêu chuộng  [….] yêu thích [….] yêu 
b. [….] ngôi nhà  [….] đồng lúa [….] ruộng  [….] ngọn núi 
c. [….] rất  [….] hãy  [….] cầu xin  [….] sẽ 

3. Dùng dấu // để phân cách các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ sau và xếp các từ vào hai cột.

Mùa xuân thả nắng chiêm bao

Thả mưa bụi phấn bạt vào rừng thông

Mùa xuân thả nắng mật ong

Cho cây lá nhọn đứng hong nhựa vàng

(Thạch Quỳ)

4. Chọn một từ đơn và một từ phức vừa tìm được ở bài 3 để đặt câu.

a…………………………………………………………………………………………………………..

b…………………………………………………………………………………………………………..

Tập đọc

Người ăn xin

1. Đánh dấu x vào [….] trước ý trả lời đúng.

a.Câu văn thể hiện ý nghĩ, sự cảm thông của cậu bé đối với ông lão ăn xin :

[….] Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại.

[….] Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.

[….] Tôi lục tìm hết túi nọ, túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay.

b. Khi biết mình chẳng có tài sản gì trên người, cậu bé đã làm gì ?

[….] An ủi và động viên ông lão ăn xin.

[….] Nắm bàn tay ông lão và xin lỗi.

[….] Ngại ngùng quay đi.

c. Chỉ nhận từ cậu bé những lời chia sẻ, cản thông, ông lão đã :

[….] chán nản thất vọng. 

[….]  run rẩy đau xốt 

[….]  rưng rưng cảm động.

2. Qua cuộc trò chuyện giữa ông lão ăn xin và cậu bé, em hiểu được món quà mà cả hai người nhận được là gì ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tập làm văn

Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

1. Ý nào đúng, ý nào sai ? Đánh dấu x vào cột phù hợp.

Bài tập tiếng việt tuần 3 lớp 4

2. Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu sau :

Người tù binh da đen

         (1) Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. (2) Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật gật :
– (3) Một đứa bằng đấy, một đứa hơn.

– (4) Tên chúng nó là gì ?

(5) Hai mắt người lính da đen mờ đi. (6) Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:

– (7) Sao anh tóc đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp ?

       (8) Người tù binh da đen ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. (9) Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. (10) Anh bắt đầu kể chuyện. (11) Anh là người Ma-rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. (12) Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. (13) Người em bỏ trốn vào rừng… (14) Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. (15) Dã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

a. Gạch chân những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của người tù binh da đen.

b. Lời nói và ý nghĩ của người tù binh da đen cho em biết điều gì về anh ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

c. Chuyển lời dẫn trực tiếp ở câu (3)  thành lời dẫn gián tiếp. 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

d. Chuyển lời dẫn gián tiếp ở câu (11), (12), (13) thành lời dẫn trực tiếp.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết

1. Viết thêm vào trước hoặc sau mỗi tiếng để được một từ hai tiếng.

Bài tập tiếng việt tuần 3 lớp 4

2. Gạch chân những từ xếp sai nhóm trong hai cột dưới đây

3. Sắp xếp các từ ngữ sau để tạo thành những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết.

a. Một con ngựa/ cả tàu/ đau/ bỏ cỏ

…………………………………………………………………………………………………………………

b. Thương người/ thương thân/ như thể

…………………………………………………………………………………………………………………

c. Chín người yêu/ mười người ghét/ hơn

…………………………………………………………………………………………………………………

d. Chung/ đấu/ lưng/ cật

…………………………………………………………………………………………………………………

4. Nối từ ở cột A cho phù hợp lời giải nghĩa ở cột B. 

Bài tập tiếng việt tuần 3 lớp 4

Tập làm văn

Viết thư

1. Cho những nội dung chính sau đây :

(a) Địa điểm, thời gian viết thư

(b) Lời thưa gửi

(c) Nêu mục đích, lí do viết thư

(d) Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn

(e) Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

(g) Thông báo tình hình của người viết thư

( h) Chữ kí và tên

(i) Nêu ý kiên trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

2. Ghi vào chỗ trống những nội dung thường xuất hiện :

– Trong phần mở đầu :……………………………………………………………………….

– Trong phần chính :……………………………………………………………………….

– Trong phần cuối thư :……………………………………………………………………….

3. Em viết thư cho chị gái là sinh viên đang học ở Hà Nội để thăm hỏi và kể cho chị nghe tình hình gia đình.

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm : Bài tập Tuần 4 (Măng mọc thẳng) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 25 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận