Từ ghép – Phần Tiếng việt – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

Từ ghép – Tiếng việt – Tư liệu tham khảo Ngữ Văn 7

BÀI 1

TỪ GHÉP

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

– Từ ghép

Từ ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) từ tố và trong đó nhìn chung không có hiện tượng “hòa phối ngữ âm tạo nghĩa”. Đại bộ phận từ ghép Việt là từ gồm hai tiếng và ở đó đã hội tụ đủ các đặc trưng của từ ghép nói chung, vì vậy chúng ta sẽ xem xét chủ yếu là những từ ghép có hai tiếng.

Về mặt ngữ pháp, trước hết từ ghép được chia ra thành hai nhóm lớn theo kiểu quan hệ giữa các từ tố : từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép song song) và từ ghép chính phụ. Ví dụ :

nhà cửa, binh lính,, bếp núc,… – từ ghép đẳng lập.

xe đạp nhiệt kế sưng vù, xanh lè,… – từ ghép chính phụ.

1. Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là :

– Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố trong nó là quan hệ bình đẳng.

– Ý nghĩa ngữ pháp do cơ chế ghép đẳng lập tạo ra là ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ) chung.

2. Từ ghép chính phụ

Đặc trưng chung của từ ghép chính phụ là :

– Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố trong nó là quan hệ bất bình đẳng, quan hệ chính phụ. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn, loại đặc trưng lớn, yêu tố phụ thường được dùng để cụ thể hoá loại sư vật, loại đặc trưng đó.

– Kiểu ý nghĩa của từ ghép chính phụ, vì vậy, là kiểu ý nghĩa không tổng hợp và khi cần cụ thể hoá nó thì có thể phân biệt trong đó ý nghĩa dị biệt và ý nghĩa sắc thái hóa.

– Trong nhiệm vụ cụ thể hoá tên gọi sự vật, đặc trưng, từ tố phụ về ngữ pháp thường có trọng lượng nghĩa lớn hơn từ tố chính. Ví dụ so sánh : xe đạp, xe máy, xe ngựa ; ngủ gật, ngủ mê, ngủ gà ; đẹp lòng, đẹp mặt, đẹp nết, đẹp mắt.

Xét cách phản ánh (quy chiêu) sự vật, đặc trưng được gọi tên vào nội dung từ ghép chính phu, thì từ ghép chính phụ bao giờ cũng là từ ghép đơn nghĩa. Từ ghép chính phụ đơn nghĩa khác từ ghép đẳng lập đơn nghĩa ở ý nghĩa khái quát : ý nghĩa không tổng hợp ở từ ghép chính phụ và ý nghĩa tổng hợp ở từ ghép đẳng lập. Vậy là, kiểu phản ánh (quy chiếu) vật, đặc trưng vào từ có tác dụng làm cho hai kiểu từ ghép này tiếp cận nhau, nhưng hiểu ý nghĩa khái quát lại giữ mỗi kiểu lại bên đường biên giới của mình. So sánh :

– bếp núc, ăn nói, vui tươi- từ ghép đẳng lập đơn ứng ;

– xe đạp, dưa hầu; ngủ gật, vui miệng- từ ghép chính phụ đơn ứng.

(Theo Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt,

tập một, NXB- Giáo đục, Hà Nội, 2000)

* Gợi dẫn

Các phương thức cấu tạo từ khác nhau sẽ cho kết quả là các kiểu loại từ phức khác nhau : Từ ghép trong tiếng Việt là sản phẩm của phương thức ghép, phân biệt với từ láy là sản phẩm của phương thức láy. Những tư liệu được trích dẫn trên đây giúp HS hiểu được sự phong phú của lớp từ ghép trong tiếng Việt.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận