Tiếp biến, dung thông tư tưởng và dung thông tôn giáo – Một đặc điểm quan trọng của lịch sử tư tưởng Việt Nam – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Dung thông tư tưởng tôn giáo

ThS. Trần Thị Hạnh

Đại học Quốc gia Hà Nội

Lịch sử tư tưởng Việt Nam đã được nghiên cứu từ lâu, đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, đối với bản thân người Việt chúng ta, nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, lịch sử tư tưởng tôn giáo Việt Nam còn chưa hệ thống, do vậy không tránh khỏi nhiều điểm trùng lặp trong các công trình nhưng lại có nhiều điểm khá quan trọng chưa được nhận thức, đề cập, phân tích, kiến giải thỏa đáng. Trong quá trình đào tạo, nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học và tôn giáo phương Đông và Việt Nam, tôi nhận thấy một đặc điểm quan trọng của lịch sử tư tưởng Việt Nam là tiếp biến, dung thông tư tưởng triết học, dung thông tư tưởng tôn giáo.

Trong quá khứ và hiện tại, vẫn có một số người cho ràng tư tưởng triết học Việt Nam là sự sao chép không đầy đủ, không toàn diện tư tưởng triết học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây, do vậy, không có đặc trưng gì nổi bật, từ đó dẫn đến tâm lý tự ti của một dân tộc không có nền triết học. Đối với tôn giáo cũng vậy, nhiều ý kiến cho rằng Phật giáo, Kitô giáo ở Việt Nam chỉ là phiên bản nhỏ của tôn giáo đó ở các nước chính gốc. Thực tế cho thấy nhận thức đó là sai lầm vì một dân tộc không có nền tảng triết học, hệ thống triết lý, hệ tư tưởng, hệ thống niềm tin mang đặc trưng riêng thì không thể có độc lập, tự do thực sự như dân tộc ta. 

Tư tưởng Việt Nam có quá trình hình thành, vận động và phát triển một cách biện chứng gắn với lịch sử dân tộc. Trong quá trình hình thành và phát triển đó, những đặc trưng của tư tưởng Việt Nam xuất hiện và ngày càng được bổ sung; hơn nữa cùng với sự phát triển vô cùng phong phú, sinh động của thực tiễn, một số đặc điểm, đặc trưng mới được hình thành và sẽ phát triển. Điều đó thể hiện tư tưởng Việt Nam có sức sống, phát triển mãnh liệt và trường tồn cùng dân tộc.

1. Cơ sở hình thành tiếp biến, dung thông tư tưởng, dung thông tôn giáo ở Việt Nam

1.1. Tư tưởng Việt Nam là tư tưởng của người Việt Nam hình thành nên từ điều kiện sống, lao động cải tạo, chinh phục tự nhiên, chống ngoại xâm, chống đồng hóa, xây dựng phát triển quốc gia, dân tộc độc lập, văn minh. Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam không chỉ dừng lại ở nghiên cứu nguồn gốc bản địa, nội dung các hệ tư tưởng trong lãnh thổ Việt Nam mà phải đặt tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam trong mối quan hệ biện chứng với điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tư tưởng của khu vực, thế giới.

Việt Nam là một nước nhiệt đới, thiên nhiên ưu đãi nhiều nhưng cũng nhiều hiểm họa thiên tai. Hoàn cảnh tự nhiên đó đã tạo nên người Việt Nam phong cách sống, suy nghĩ, hành động hiếu sinh, khát vọng phồn thực, ứng xử hài hòa, tư duy lưỡng hợp lưỡng phân, tinh thần cộng đồng, đoàn kết, khoan dung nhưng cũng kiên cường, dũng cảm, có bản lĩnh, có chí vươn lên. Tổng họp những tính cách đó, người Việt Nam không cực đoan trong tiếp nhận các hệ tư tưởng, niềm tin, triết lý tôn giáo từ bên ngoài.

1.2. Phương thức sản xuất châu Á tồn tại lâu dài trong lịch sử các nước phương Đông trong đó có Việt Nam với đặc trưng cơ bản của nó là không có chế độ tư hữu về ruộng đất đã quy định đặc trưng văn hóa tinh thần phương Đông khác biệt so với phương Tây. Sự ra đời, tồn tại, phát triển của các cộng đồng người, các hình thức nhà nước, các tổ chức xã hội không chỉ có nguồn gốc trực tiếp từ sản xuất vật chất, từ phân hóa và đấu tranh giai cấp, từ cách mạng xã hội mà có nguồn gốc khác như nhu cầu cố kết cộng đồng, ý thức cộng đồng để trị thủy, chống ngoại xâm, bảo vệ dân tộc khỏi sự đồng hóa, đồng thuận về niềm tin. Do vậy, khả năng dung hòa, tiếp biến linh hoạt các hệ tư tưởng, tôn giáo dễ xảy ra hơn. Các hệ tư tưởng tôn giáo tồn tại và phát triển trong mối quan hệ vừa có đối lập, vừa có bổ sung hỗ trợ cho nhau.

1.3. Việt Nam có vị trí địa lý khá “đắc địa”. Bản thân cộng đồng người Việt là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng các vùng văn hóa, đa dạng tộc người, đa dạng ngữ hệ… Lịch sử văn hóa tư tưởng dân tộc là sự gắn kết, giao thoa, tiếp biến giữa các yếu tố của sự đa dạng, tạo nên một thể thống nhất.

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông dương, ở hoàn toàn phần đông ẹủa bán đảo nên ở ngã tư đường của các nền văn minh, là nơi gặp gỡ tiếp xúc giữa các nền văn hóa Bắc – Nam, Đông – Tây. Theo thời gian, văn hóa tư tưởng Việt Nam trước tiên quan hệ với các vùng văn hóa tư tưởng Đông Nam Á, sau đó Tây Nam Á, Đông Á, rồi phương Tây. Do vậy, cùng với các điều kiện bên trong, tư tưởng Việt Nam còn được hình thành và phát triển trong sự tiếp thu, truyền bá, biến đổi, phát triển các hệ tư tưởng từ bên ngoài vào. Lịch sử tư tưởng Việt Nam còn là lịch sử đấu tranh để tồn tại, phát triển một cách độc lập có bản sắc của tư tưởng dân tộc trước quá trình 

đồng hóa của các thế lực xâm lược ngoại bang.

2. Một số hình thức của tiếp biến, dung thông tư tưởng, dung thông tôn giáo

2.1. Tư tưởng Việt Nam được hình thành từ những khái niệm, phạm trù triết học hoặc có tính triết học từ nguồn triết học phương Đông truyền thống, phương Tây cận hiện đại. Nội dung các khái niệm, phạm trù luôn vận động, thay đổi từ cơ sở khách quan và chủ quan, do vậy, trước hết chúng ta hệ thống các khái niệm, phạm trù của lịch sử tư tưởng Việt Nam theo tiến tình phát triển của hệ thống, sau đó phải có sự phân tích nội dung của nó theo quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển.

Trong nghiên cứu đã từng xảy ra trường hợp, người nghiên cứu đề cao tuyệt đối khái niệm, phạm trù trong hệ thống tư tưởng triết học nguyên gốc (Nho, Phật, Đạo, Kitô giáo, tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, chủ nghĩa Mác – Lênin) nên coi những khái niệm đó trong tư tưởng triết học Việt Nam là không hoàn chỉnh, không đầy đủ, không có giá trị triết học. Như vậy, vô hình chung phương pháp đã làm thay đổi hoặc giảm giá trị của nội dung nghiên cứu.

Ngược lại, có trường hợp chỉ nghiên cứu các khái niệm, phạm trù của tư tưởng Việt Nam trong nội tại hệ thống tư tưởng Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Điều này có vẻ khẳng định được tính độc lập, tự chủ, bản sắc của tư tưởng, nhưng không vạch được logic của quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng.

Khái niệm có tính mềm dẻo, linh hoạt theo các định hướng giá trị đã được tiếp biến. Ví dụ điển hình của sự vận động, tiếp biến khái niệm trong tư tưởng Việt Nam là khái niệm “trung”, “nhân nghĩa”, “dân”, “dân chủ”, “thiện”, “tâm”.

Trong Nho giáo Trung Quốc, “nhân” và “nghĩa” là hai phạm trù đạo đức quan trọng trong giáo dục người quân tử. Thời phong kiến, nhân và nghĩa đều có giới hạn trong phạm vi tông pháp, lễ giáo, là suy nghĩ và hành động của thánh nhân, kẻ sĩ, quân tử. Sang Việt Nam, nhân nghĩa đã được các nhà tư tưởng Việt Nam trong đó có cả tầng lớp vua quan, trí thức nho học và nhân dân tiếp biến, tạo cho nó nội dung và tính mục đích khác biệt. Nhân nghĩa trở thành đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước, chính sách thân dân, trở thành chuẩn mực đối xử, nguyên tắc trong giải quyết sự việc, đạt tới vai trò nền tảng phương pháp luận của suy nghĩ và hành động.

“Trung” không chỉ là trung với vua. Người Việt luôn đặt sự tồn vong của Tổ quốc, hưng thịnh của dân tộc trên địa vị của vương triều, do vậy trong tư tưởng người Việt, trung với nước là giá trị có ý nghĩa tuyệt đối, từ đó tư tưởng trung với vua mới được xác định. Hồ Chí Minh sử dụng khái niệm trung, hiếu với nội dung mới, nội dung đạo đức của người cách mạng: trung với nước, hiếu với dân.

Đến đầu thế kỷ XX, khi tư tưởng dân chủ tư sản du nhập vào Việt Nam thông qua việc các trí thức Nho học, các nhà yêu nước Việt Nam đọc Tân thư, Tân văn, các khái niệm, phạm trù trong thế giới quan, nhân sinh quan triết học phương Tây thời Khai sáng như: dân chủ, dân quyền, nhà nước dân chủ, pháp quyền. Tự do, bình đẳng, w… đã được các nhà tư tưởng tiếp biến, tạo nội dung và mục đích khác với nơi nó sinh ra là phương Tây. Trong tư tưởng và hành động duy tân, cách mạng của các nhà yêu nước “dân” không là “dân đen, con đỏ” như thời phong kiến, cũng không là “dân có phân biệt giai tầng” như trong tư tưởng dân chủ tư sản. Do nhu cầu cấp bách của lịch sử Việt Nam là làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của thực dân, đế quốc, nên “mọi con dân nước Việt” đồng lòng nhất trí. Tuy nhiên, khái niệm mới phát sinh này chưa được thực tiễn khẳng định giá

trị nên cần được bổ sung nội dung ở thời kỳ cách mạng sau này khi tư tưởng dân chủ mang tính nhân dân sâu sắc. Với logic tiếp biến đó, tư tưởng dân chủ nhân dân được hình thành trong cách mạng là một tất yếu của tư tưởng và thực tiễn Việt Nam.

Trong tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, khái niệm “tâm”, “thiện” đều được bàn đến. Tâm, tính, thiện tâm, minh tâm… là những khái niệm cơ sở cho luân lý Nho gia. Nho gia chủ trương “tồn tâm dưỡng tính” là phương tiện, đồng thời là mục đích của “nhân”. Trong tư tưởng Phật giáo, tâm là khái niệm có nội hàm tương đối rộng, vừa trừu tượng, vừa cụ thể, khó nắm bắt và luận giải rõ ràng, về cơ bản, “tâm” có bản tính “không” và “minh”. Nếu con người vô minh, tâm vọng động, từ đó bắt đầu chuỗi nhân duyên sinh khổ đau. Do vậy, người tu hành phải luôn giữ tâm tĩnh lặng, đưa tâm trở về trạng thái hư, không. Để đạt được trạng thái đó, hàng chuỗi suy nghĩ và hành động thiện diễn ra để giải nghiệp, giải trừ khổ đau.

Khi thâm nhập vào hệ tư tưởng Việt Nam, “tâm”, “thiện” được dung thông về nội dung và hình thái thể hiện. Người Việt Nam khi nói đến “tâm”, “thiện” không còn phân biệt nó là của học thuyết, tôn giáo nào. Tâm và tính hình như đã nhập thành một khái niệm chung chứa hàm nghĩa tốt đẹp trong chuẩn mực đạo đức của con người.

Một vài ví dụ trên chưa mang tính điển hình, nhưng ta cần đặt hình thức dung thông khái niệm này thành đối tượng khảo cứu của triết học và tôn giáo học.

2.2. Tư tưởng Việt Nam nói chung được kết cấu từ nhiều thành tố: tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng về thế giới, tư tưởng đạo đức, tư tưởng tôn giáo. Do vậy, nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt

Nam vừa phải nhìn nhận nộ trong tính thống nhất, tổng thể nhưng cũng vừa phải nhìn nhận nó theo sự tổng hợp của sự tồn tại phát triển của các thành tố. Hơn nữa, tư tưởng triết học Việt Nam thường có điểm xuất phát từ các khái quát có tính chất nhân sinh quan, đạo làm người rồi đến thế giới quan. Khi thế giới quan đã được xác định, trong quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn nó còn được thực tiễn xây dựng, đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân bổ sung, bồi đắp. Do vậy, tư tưởng triết học Việt Nam chú trọng nhiều hơn những khái niệm, tư tưởng, hệ tư tưởng nhân sinh, đạo đức, chính trị, xã hội. Tư tưởng trung tâm của mọi thời kỳ phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam là tư tưởng yêu nước, tư tưởng về nhân dân. Trên cơ sở đó, các học thuyết được tiếp biến, dung thông.

Từ đầu công nguyên đến trước thế kỷ XVI, tiếp biến và dung thông học thuyết chủ yếu diễn ra trong tam giáo: Nho – Phật – Đạo và tư tưởng bản địa. Tam giáo là học thuyết ngoại lai nhưng khi vào Việt Nam, đã dung thông về tư tưởng và biểu hiện xã hội. Chủ thể của quá trình dung thông này là người Việt thuộc các giai tầng khác nhau. Mục đích cụ thể của từng chủ thể tiếp biến khác nhau nhưng mục đích chung của người Việt khi tiếp biến và dung thông các học thuyết triết học, hệ thống các quan niệm đạo đức, nhân sinh, chính trị là tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm về thế giới, nhân sinh, chính trị, đạo đức, hữu dụng cho công cuộc dựng nước và giữ nước. Bản thân mỗi học thuyết cũng không phải đã là hệ thống hoàn chỉnh, hơn nữa điều kiện cho sự ra đời và phát triển của học thuyết đó khác biệt so với điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội và tâm thức người Việt.

Thời Lý – Trần, Phật giáo phát triển phồn thịnh, Nho giáo đang trên đà phát triển, Đạo giáo ảnh hưởng nhiều trong quần chúng nhân dân. Trong tam giáo, Phật giáo giữ vai trò chủ thể của quá trình dung thông, thành chất dung môi để hòa trộn hai yếu tố còn lại và tư tưởng bản địa. Các thiền sư, vua quan thời Lý – Trần là chủ thể tích cực tiếp biến, dung thông với mục đích chủ yếu là tăng sức mạnh cố kết cộng đồng, dân tộc để xây dựng, củng cố quốc gia phong kiến Đại Việt đồng thời chống giặc ngoại xâm. Đoàn kết toàn dân là mục tiêu của giai cấp thống trị cố gắng đạt được mong có được sự thống nhất, ổn định trong xã hội. Giai cấp thống trị sử dụng tinh thần khoan dung. Dung thông tiếp biến tam giáo là một hình thức biểu hiện của tinh thần đó. Hơn nữa, bản thân Phật giáo là một tôn giáo, có cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan nhưng không phải là một học thuyết chính trị. Khi được giai cấp thống trị sử dụng như hệ tư tưởng chính thống, Phật giáo phải dung thông, tiếp biến với Nho giáo – một học thuyết chính trị, đạo đức, quản lý xã hội; Phật giáo phải dung thông với tín ngưỡng dân gian và Đạo giáo để thỏa mãn nhu cầu tâm linh tôn giáo của người Việt, từ đó đi sâu vào tâm thức của nhân dân. Như vậy, tiếp biến và dung thông tam giáo thời Lý – Trần từ chủ thể Phật giáo và trên cơ sở triết lý Phật giáo. Ket quả, cả ba học thuyết đều thay đổi về nội dung và hiệu quả tác động đến sự phát triển của xã hội: Phật giáo phát huy tinh thần nhập thế, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng quan phương củng cố phát triển vương triều, Đạo giáo tuy không tồn tại độc lập nhưng tác động tích cực đến tư tưởng, phong cách sống của kẻ sĩ và nhân dân. Nho – Phật – Đạo được coi là “phân công hợp tác”.

Thế kỷ XVI – XVIII, Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống của xã hội do xuất phát từ chính nhu cầu của đời sống chính trị và xu hướng quan liêu hóa bộ máy cai trị của nhà Lê từ thế kỷ XV. Phật giáo trở về với vai trò tôn giáo,

tín ngưỡng, vẫn đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân kể cả vua quan, trí thức nho học. Đạo giáo tồn tại như nhân tố bổ sung cho tín ngưỡng, đời sống tâm linh. Thế kỷ XVI, từ khủng hoảng chính trị xã hội dẫn đến khủng hoảng ý thức hệ. Luân lý, luận lý của Nho giáo tỏ ra lúng túng, bất lực trong sự biến đổi của kinh tế, chính trị xã hội. Nho sĩ băn khoăn, trăn trở về thời cuộc và mong tìm kiếm được giải pháp chấm dứt khủng hoảng. Hội nhập, dung thông tam giáo là một trong những cách thức nho sĩ tìm đến để chấm dứt khủng hoảng tư tưởng, tìm ra giải pháp đưa xã hội trở về thái bình thịnh trị. Như vậy, nho sĩ là chủ thể của dung thông tam giáo, Nho giáo là cơ sở để hội nhập tam giáo. Mục đích của nhà Nho khi dung thông tư tưởng là giải tỏa tinh thần, tìm lối thoát cho đời sống tinh thần, để điều chỉnh, để tự thỏa mãn. Phật giáo, Đạo giáo, tư tưởng đạo gia có vai trò bù đắp tâm linh, bù đắp nhân tâm. Hơn nữa, Nho giáo hội nhập với Phật giáo, Đạo giáo còn là cách thức để bảo vệ vị trí thống trị của Nho giáo trong cơ cấu hệ tư tưởng, để từ đó chấn hưng nho học, phục hưng xã hội trong đó mục đích chủ quan cá nhân nhà tư tưởng nổi trội. Từ mục đích dung thông khác biệt so với thế kỷ X-XIII như vậy, nội dung và phương pháp tiếp biến của Nho giáo cũng khác biệt. Nho sĩ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Ngô Thì Nhậm chịu ảnh hưởng của tư tưởng vô chấp, vô trụ của Phật giáo, sùng thượng thiên nhiên của đạo giáo. Nho sĩ tìm cách “tam giáo đồng quy”, sử dụng các phạm trù của Nho giáo để giải thích các vấn đề của Phật giáo. Ket quả, Nho giáo dù vẫn giữ vị trí hệ tư tưởng thống trị nhưng vẫn không thể cải tạo xã hội theo lý tưởng của Thánh hiền, không có ý nghĩa giải 
phóng xã hội cũng như không đem lại sự giải tỏa tinh thần hữu hiệu cho con người. Dung thông tam giáo chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của tư tưởng, ý nghĩa nhất định với thời đại, không có tác động quyết định đến sự phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam. Hạn chế này không hoàn toàn do nhà tư tưởng nên cuối thế kỷ XVIII, Bùi Dương Lịch, Phạm Nguyễn Du, Phạm Quý Thích đã cho rằng dung thông là gượng ép, coi trọng Phật, Đạo cũng không giải quyết được gì cho xã hội nhưng rồi họ cũng không tìm thấy một hướng phát triến tư tưởng mới mà phải quay về với Nho giáo.

Triều Nguyễn thế kỷ XIX ra sức đề cao Nho học, chấn hưng Nho học bằng cách chấn chỉnh lại giáo dục, soạn lại kinh sách theo cả tư tưởng Hán Nho, Tống Nho, Đường Nho, Minh- Thanh Nho trong đó khuynh hướng Tống Nho có vai trò quan trọng nhất với các nhà nho tiêu biểu như vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Phan Thanh Giản, Tùng Thiện Vương. Họ chủ trương tuyệt đối hóa chế độ quân chủ chuyên chế, cổ vũ cho “giềng mối chính thống”. Có những nhà nho tìm về với tư tưởng Khổng – Mạnh như Nguyễn Văn Siêu. Nhìn chung, Nho giáo Việt Nam thời Nguyễn vẫn phát triển vì nó phù họp với xã hội tiểu nông gia trưởng, nên nó vẫn ăn sâu vào các tầng lớp xã hội. Trong khi ở Nhật Bản và Trung Quốc nền kinh tế xã hội có nhiều biến chuyển, thành thị và thương nhân ngày càng phát huy vai trò trong cơ cấu kinh tế xã hội có ý thức chống lại hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo làm cho Nho giáo và quan hệ tông tộc ở các nước này rạn nứt, thì ở Việt Nam nó lại được củng cố và tạo điều kiện phát triển trở lại dưới triều Nguyễn.

Khi thực dân Pháp xâm lược, Nho giáo Việt Nam bước vào giai đoạn suy vong. Trước hết, lịch sử đã đặt ra cho nho sĩ ba vấn đề tư tưởng lớn cần phải giải quyết mà chưa có tiền lệ: Đấu tranh tư tưởng giữa “chính đạo và tà 

 giáo”, giữa “duy tân và thủ cựu”, giữa “chủ chiến và chủ hòa”. Nho sĩ giải quyết được ba vấn đề tư tưởng này mới có thể minh chứng cho sự tồn tại hợp lý của Nho giáo đối với đời sống xã hội. Nho giáo, nho sĩ dưới triều Nguyễn đã không giải quyết đúng đắn ba vấn đề của tư tưởng thời đại, thể hiện sự bất lực trước nhiệm vụ lịch sử dân tộc. Năm 1919, thực dân Pháp bãi bỏ nền giáo dục và khoa cử Nho học, khiến Nho học dần bị quên lãng. Tuy nhiên, trong dân gian, việc học chữ Hán, tư tưởng đạo đức luân lý Nho giáo vẫn tồn tại, chi phối các quan bệ ứng xử. Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, đã xuất hiện cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng giữa một bên là phê phán Nho giáo và một bên là bảo vệ Nho giáo. Tiếp biến của lịch sử tư tưởng Việt Nam sang một giai đoạn mới với những mục đích, nội dung và phương pháp mới.

Tiếp biến, dung thông tư tưởng không chỉ còn diễn ra trong kết cấu ý thức hệ phong kiến phương Đông mà đã diễn ra quá trình tiếp biến tư tưởng Đông – Tây. Quá trình này diễn ra khá phong phú, các chủ thể kế tiếp nhau thay đổi, đầu tiên chủ thể là tầng lớp nho sĩ cấp tiến, tiếp theo là lớp trí thức Tây học, đến các chiến sĩ cách mạng. Mục đích cơ bản của các chủ thể khi tiếp biến các hệ tư tưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản, phương Tây là tìm một chủ thuyết có khả năng đóng vai trò hệ tư tưởng cách mạng, giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân, giải phóng nhân dân khỏi sự bần cùng. Nội dung của các học thuyết chính trị, xã hội , triết học từ Trung Quốc, Nhật Bản, phương Tây đã được người Việt Nam yêu nước tiếp biến, dung thông với các giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, sự thành công không nhanh chóng và dễ dàng, mà phụ thuộc vào điều kiện khách quan, chủ quan của nhà tư tưởng và giá trị tư tưởng giá trị thời đại của chính các học thuyết. Nguyễn Ái Quốc và các nhà cách mạng đã đặt dấu son trong lịch sử tiếp biến, dung thông, phát triển các hệ tư

tưởng ở Vỉệt Nam vì mục đích tốt đẹp cho dân tộc. Chủ nghĩa Mác – Lênin và các giá trị thời đại được tiếp thu, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo trên nền tảng tư tưởng truyền thống, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, trong quá trình tiếp biến chủ nghĩa Mác – Lênin, các nhà tư tưởng Việt Nam còn bổ sung các luận điểm giá trị cho hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo sức sống mới cùng sự phát triển của nhân loại.

Hiện nay, giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia, dân tộc trên mọi lĩnh vực là xu thế chủ đạo, tư tưởng Việt Nam tiếp tục vận động và phát triển trong quá trình tiếp biến, dung thông, tác động mạnh mẽ đến phát triển xã hội. Với vai trò đó, nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, lịch sử tư tưởng tôn giáo Việt Nam hay nói rộng ra Ịà lịch sử tư tưởng Việt Nam cần chú trọng đến đặc điểm này.

Xem thêm Triết học Kitô giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận