Triết học của tôn giáo thế kỷ XX: Những cách tiếp cận khác nhau với tồn tại người – Triết học Tôn giáo: Một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Đang tải...

Triết học tôn giáo thế kỷ XX

TS. Nguyễn Văn Sanh

Học viện Tài chính – Kế toán

Triết học chỉ quan tâm tới những gì có liên quan tới con người, tức chỉ đề cập tới những vấn đề trực tiếp can hệ với cái nhân tính ở con người. Nhưng, hiển nhiên tôn giáo là lĩnh vực tâm linh, can hệ với “phần hồn”, “phần siêu hình” (tức nhân tính) nơi con người, vì vậy tôn giáo nào cũng ẩn chứa trong mình một quan niệm xác định về nhân tính mà ta có thể gọi là “triết học của tôn giáo”. Bài viết này đề cập tới triết học của tôn giáo thế kỷ XX từ góc độ suy lý của nó về nhân tính (tồn tại người) được phản ánh trong các quan điểm thần học khác nhau. Vì vậy chúng tôi sẽ trình bày nội dung của các quan điểm thần học thế kỷ XX như các cách tiếp cận khác nhau với tồn tại người, như các phản ánh khác nhau về những giá trị tinh thần định hướng nếp sống và đóng vai trò thước đo nhân tính ở thời hiện đại.

Trước hết, cần khái quát nội hàm khái niệm “thần học” thông qua lịch sử của nó. Theo đúng nghĩa, “thần học” được hiểu là học thuyết về Đức Chúa (mà, nói theo ngôn ngữ triết học, !à tổng thể những giá trị tinh thần, nhân văn lý tưởng để con người hướng tới như mục đích sống của mình), về bản chất và hành vi của Đức Chúa, tổng thể những suy luận và chứng minh tính chân thực của học thuyết tôn giáo, sự luận chứng cho tính xác thực của nội dung và các phương thức tiến hành thờ cúng, các chuẩn mực và các quy tắc sống dựa trên các 

sách thánh và được trình bày dưới dạng suy lý logic. Đa số các nhà nghiên cửu đều cho rằng thần học theo đúng nghĩa của từ là tài sản của các tôn giáo hữu thần – Do Thái giáo, Kitô giáo, Islam. Thuật ngữ “thần học” xuất hiện tại Hy Lạp cổ và biểu thị các câu truyện thần thoại sơ khai về thần linh (hệ giá trị tinh thần). Danh từ này được áp dụng vào các trường ca về thần linh, còn các tác giả của chúng – Home, Hexiot – thì được gọi là các nhà thần học. Aristotes dùng thuật ngữ này đặt tên cho học thuyết về Thượng đế với tư cách “động cơ bất động đầu tiên”. Các giáo phụ học của giáo hội Kitô giáo lúc đầu đã coi thần học chỉ là Mặc khải, Kinh Thánh – lời nói bắt nguồn từ Chúa và nói về Chúa. Sau đó, ngoài Kinh Thánh và Mặc khải được đem lại cho con người một cách siêu duy lý, người ta bắt đầu coi thần học là học thuyết duy lý về các chân lý Kitô giáo. Đến thế kỷ XII- XIII, thuật ngữ này mới được ghi nhận đối với thần học lý thuyết. Song, truyền thống sử dụng trước kia của thuật ngữ vẫn được thể hiện qua hai loại thần học: “thần học Mặc khải của Chúa” và “thần học tự nhiên”. Sau đó người ta phân biệt “thần học tư biện” và “thần học thực tiễn”, hướng vào kinh nghiệm thần bí – khắc kỷ. Vì Chúa trong hữu thần luận thể hiện như là Cá nhân, nên trong mỗi tôn giáo hữu thần nội dung và cấu trúc của hữu thần luận đều biến đổi tùy thuộc vào tư cách thành viên trong một kjiuynh hướng, một giáo hội, một tín ngưỡng nào đó. Chẳng hạn, thần học Chính thống giáo bao hàm thẩn học cơ bản, hay biện giải luận, thần học giáo lý, thần học đạo đức, thần học so sánh, chú giải học, thần học tu viện, nghi ỉễ học, hùng biện luận, lịch sử giáo hội. Cùng với quá trình phát triển của thần học, cùng với sự thay thế các phong cách tư duy, thì tính chất của phương pháp thần học cũng thay đổi: bên cạnh chủ nghĩa tmyên thông đã xuất hiện chủ nghĩa hiện đại, sự bất mãn chủ nghĩa hiện đại thể hiện ở chủ nghĩa nguyên giáo. Các hữu thần luận mới đã được 
dựng ở thế kỷ XX, trong Kitô giáo là thần học biện chứng, thần học thế tục, thần học cấp tiến, thần học hậu vô thần chủ nghĩa, thần học các thực tại thế tục, thần học lao động, thần học chính trị, thần học nam nữ bình quyền, thần học “đen tối”.

Một phong trào lưu thần học phổ biến hiện đại là thần học lịch sử, tức quan điểm thần học về lịch sử. Theo thần học lịch sử, quá trình lịch sử diễn ra theo ý chí của Chúa nhưng được thực hiện thông qua con người. Với tư cách năng lực của con người tự do lựa chọn hành vi của mình phù hợp với các mục đích xác định, tự do ý chí trong một số tôn giáo được hiểu tương đối rộng và độc lập, còn trong một số tôn giáo khác thì thực sự bị phủ định. Mâu thuẫn giữa niềm tin vào sự tiền định của Chúa và việc thừa nhận ý chí tự do của con người bị loại bỏ theo con đường quy tự do ý chí về tự do lựa chọn giữa thiện và ác. Theo thần học lịch sử, sự bắt đầu và sự kết thúc của lịch sử nhân loại hoàn toàn thuộc về thẩm quyền của Chúa. Các nhà thần học khẳng định rằng, khi đạt tới lịch sử như một quá trình có định hướng xác định, nhân loại dần dần tự mình phát hiện ra chính kế hoạch về lịch sử của Chúa. Đưa Kinh thánh vào lĩnh vực lịch sử, các nhà lý luận theo Kitô giáo coi có thể lý giải đầy đủ và chân thực nhất về những sự kiện lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó thì lịch sử trong Kitô giáo còn có thể được phân chia ra thành lịch sử thế tục và lịch sử cứu rỗi.

Một quan điểm thần học phổ biến khác ở thời hiện đại là thần học phủ định, tức một trong hai con đường nhận thức Chúa, thể hiện ở việc đi lên dần dần từ thế giới phàm tục đến đấng Sáng thế, giả định, một mặt, xem xét những tạo phẩm và thuộc tính ngày một hoàn hảo hơn, mặt khác – ghi nhận tính không tương dung của chúng với Chúa, với bản chất của Chúa. Vì bất kỳ tri thức nào cũng là tri thức về những sự vật được tạo ra, nên việc sở hữu chúng sẽ ràng buộc con người với thế giới; việc giải phóng khỏi quyền lực của thế giới 

phàm tục và những hình ảnh của nó đòi hỏi phải loại bỏ tất cả những gì không phải là Chúa, khước từ việc áp dụng vào Chúa những khái niệm và những biểu tượng được rút ra từ việc xem xét những sự vật hữu hạn, vì chúng không cho phép đạt tới tri thức mang tính khẳng định về Chúa. Khi đó, nhằm mục đích nhận thức Chúa, thần học phủ định có thể sử dụng mọi khái niệm và biểu tượng, nhưng với điều kiện phải ý thức được sự khác biệt căn bản về nội dung của chúng so với bản chất của Chúa. Trong trường họp này, hình ảnh của những sự vật hữu hạn nhận thức được dường như tự chúng bắt nguồn từ cái nằm ở bên ngoài thế giới phàm tục và không đạt tới được đối với nhận thức duy lý – từ Chúa. Thần học phủ định bác bỏ khả năng gán ghép bất kỳ đặc tính nhận thức được nào đó cho Chúa, làm sáng tỏ tính không thích hợp của những hình ảnh cảm tính và của các khái niệm tối cao, như “hạnh phúc”, “tình yêu”, “thông thái”, đối với việc nhận thức bản chất của Chúa, thần học phủ định chứng minh tính siêu việt tuyệt đối của Chúa – đấng Sáng thế. Con đường phủ định trong nhận thức Chúa đòi hỏi con người phải có năng lực nhận thức duy lý, cũng như năng lực vượt ra khỏi giới hạn của nó. Lối thoát ra khỏi giới hạn của nhận thức duy lý không thể là kết quả của những nỗ lực trí tuệ thuần túy, cần phải có kinh nghiệm tâm linh, con đường thần học phủ định là con đường tu khổ hanh. Sự khu biệt rõ ràng giữa hai con đường nhận thức Chúa – khẳng định và phủ định – lần đầu tiên được Pseudo – Denys L’Aréopagite sử dụng, mặc dù những tư tưởng cơ bản của thần học phủ định đã được phái Kappadoki hình thành, còn những thành tố riêng biệt của nó đã có ở các giáo phụ học sơ kỳ. Con đường phủ định được Pseudo – Denys mô tả như con đường đòi hỏi phải tẩy rửa trí tuệ và trái tim: cần phải chấm dứt hoạt động cảm tính, cũng như hoạt động trí tuệ, nói chung là mọi cái cảm tính và mọi cái tư biện, mọi cái hiện hữu và không hiện hữu, nỗ lực hết sức để hợp nhất với Người đúng trên mọi bản chất và mọi nhận thức. Đây là con 
đường nhận được kinh nghiệm thần bí, kinh nghiêm dẫn tới việc vượt lên trên mọi suy lý. Theo Pseudo – Denys, Chúa được nhận thức trong đêm tối của sự ngu dốt; Chúa được mở ra cho những người tự mình đứng bên ngoài vạn vật, khước từ mọi tri thức, họp nhất với cái Vô hình, nhận thức cái siêu họp lý mà không có tri thức về một cái gì cả.

Triết học kinh viện Trung cổ tìm kiếm các phương thức phản ánh kinh nghiệm phủ định một cách duy lý. Nó dành một sự quan tâm đặc biệt cho việc phân tích cấu trúc logic của mệnh đề, trong đó Chúa được gán ghép cho những dấu hiệu nào đó. Bắt đầu từ Boethius, các nhà thần học – triết học kinh viện chỉ ra sự khác biệt mang tính nguyên tắc giữa các phán đoán về Chúa với các phán đoán về những sự vật được sáng tạo ra: tất cả mọi vị từ được gán ghép cho Chúa đều trùng hợp với nhau vì không một vị từ nào được gán ghép cho Chúa theo nghĩa khẳng định, có một nội dung đặc biệt, khác với nội dung của những vị từ khác. Như vậy, học thuyết phủ định về tính không mồ tả được của Chúa đã được tái hiện trên cấp độ khái niệm – logic. Thần học phủ định duy lý trong triết học kinh viện có được một ý nghĩa độc lập, về thực chất, được xem xét như giai đoạn đầu trong quá trình tìm kiếm kinh nghiệm thần bí. Trước khi phủ định tính hợp lý của việc gán ghép trình bày chính xác, các nhà triết học kinh viện cho rằng cần phải trình bày chính xác và luận chứng một cách có logic những cái cần bị phủ định.

Khác với truyền thống Kitô giáo, các yếu tố duy lý trong Chính thống giáo hoàn thành những chức năng thuần túy bổ trợ, phép phủ định Chính thống giáo bao giờ cũng phục tùng việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn tâm linh. Phủ định là điều kiện cho cuộc hội ngộ giữa con người với Chúa. Chúa được nhận thức trong kinh nghiệm thần bí không phải với tư cách Bản chất, mà với tư cách Nhân cách, chính xác hơn, với tư cách ba Ngôi không

phân chia được, không nhận thức được xét về mặt bản chất, Chúa đồng thời là Chúa mà mỗi tín đồ Công giáo đều xưng hô ở ngôi thứ hai mở ra cùng với những đặc tính mang tính khẳng định trong thần học khẳng định.

Cách tiếp cận phủ định đối với các thực tại của kinh nghiệm thần bí cũng đặc trưng cho các tôn giáo khác – cấm mô tả Chúa trong Do Thái giáo và Hồi giáo, quan niệm về bản nguyên tinh thần tối cao của vạn vật (Brahman) trong đạo Hindu. Chẳng hạn, Brahman nằm ngoài thời gian, không gian và quan hệ nhân quả, được giải phóng khỏi những phàm tục và những hành vi, nằm ngoài thế giới hiện tượng, không mô tả được bằng những thuật ngữ mang tính khẳng định và thường được xác định một cách phủ định thuần túy – không tư duy được, không nhìn thấy được, không nghe thấy được, không nhận thức được, không biến đổi, không biểu hiện, không sinh ra, khồng có hình ảnh, không có khởi điểm, không có kết thúc. Không nhận thức được bằng ý thức thông thường, bằng các kết cấu duy lý – trừu tượng khác nhau, Brahman chỉ được nhận thức bằng trực giác tâm linh tối cao với tư cách cơ sở của kinh nghiệm toàn vẹn.

Một quan điểm thần học mới lạ thời hiện đại là học thuyết của Giáo hội Công giáo lý giải về mặt thần học các vấn đề gia đình, hôn nhân, vai trò của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân – gia đình, sinh con. Những người sáng lập ra thần học sinh hoạt vợ chồng là Augustino và Thomas Aquinô, họ xác lập trật tự quan hệ trong gia đình, ừong đó phụ nữ theo truyền thống được dành cho vai trò thứ yếu, còn vợ chồng hoàn toàn không được điều chỉnh số lượng con cái. Vào thế kỷ XX, giáo hội quan phương đã luận chứng “sự bình đẳng thần học” giữa vợ và chồng, thứ nhất, bằng cách dựa vào hành vi sáng tạo thống nhất; thứ hai, hành vi chuộc tội thống nhất của Chúa Christ cho tội lỗi của nam giới và nữ giới; thứ ba, sự tồn tại của nhiều lời răn thống nhất của Chúa đối với

cả hai giới. Những tư tưởng chính thức của thần học sinh hoạt vợ chồng được trình bày trong thông cáo “Hôn nhân thần thánh”, (1930) của Pie XI, trong thông cáo “Cuộc sống con người” (1968) của Jean Paul II. Gia đình trong các văn kiện này được xem như là “giáo hội tại gia”, chúng đã đưa hệ thống những chuẩn tắc quan hệ hôn nhân – gia đình thể chế hóa quan hệ giữa các giới nhờ dựa vào Kinh thánh, hình thành quan điểm của con người về chế độ sinh nhiều con, cấm sử dụng mọi phương tiện phá thai. Nhấn mạnh ý nghĩa của gia đình và hôn nhân có làm phép cưới, của việc sinh con, thần học sinh hoạt vợ chồng đánh giá rất cao đời sống tu hành và cuộc sống độc thân của giới tăng lữ.

Một biến thể nữa của thần học hiện đại là thần học thể xác con người. Quan điểm thứ nhất là của Platon, đối lập thể xác với linh hồn: thể xác là nơi giam giữ linh hồn, hay: con người trước hết là linh hồn sở hữu thể xác, nó là thực thể, hình thức của thể xác. Cựu ước đưa ra quan điểm thứ hai, loại bỏ sự đối lập thể xác với linh hồn; con người trong Cựu ước đã không còn “sở hữu” thể xác như một cái gì đó ở bên ngoài đối với nó, con người cũng là thể xác. Trong Tân ước, thần học thể xác con người được phát triển trong các thông điệp của Phaolô. Đối với ông, thể xác là thành tố “hạ giới” và cả thành tố “thượng giới” của con người toàn vẹn; ở đây, trên thế gian, mặc dù thể xác mắc tội và phải chết, song nó có sứ mệnh vươn lên và có được tinh thần. Các nhà thần học nhận thấy nhiệm vụ của thần học Kitô giáo là tổng hợp nhân học Platon và nhân học Kinh Thánh. Thomas Aquinô cố gắng biểu thị tư tưởng Kitô giáo về thể xác nhờ các phạm trù về vật chất và hình thức của Aristotes: thể xác là sự biểu hiện về mặt thực thể của linh hồn. Chỉ trong thể xác, linh hồn mới có được thực tại cụ thể của minh; linh hồn không thể tự hiện thực hóa nếu thiếu sự mồi giới của vật chất.

Sự tự hiện thực hóa ấy càng đầy đủ, tức con người càng có nhiều tinh thần bao nhiêu, thì linh hồn càng thể hiện trong thể xác bấy nhiêu. Từ đó, suy ra, thể xác trở nên “mở cửa đối với cái khác” và, ngược lại, linh hồn hiện thực hóa ở chừng mực mà tồn tại chung của con người cùng với những con người có thể xác phát triển trong thế giới vật chất. Thần học thể xác hiện đại nhìn chung đã thừa nhận quan điểm như vậy.

Chính những vấn đề gay gắt của xã hội hiện đại đã xuất hiện thần học xã hội, “ thần học mới ”, “thần học hiện thực thế tục” là các định nghĩa khác nhau về những xu hướng mới trong thần học Kitô giáo hiện đại, trước hết là trong thần học Công giáo và Tin Lành. Các bộ môn thần học mới được phát triển như là thử nghiệm của giáo hội nhằm khắc phục sự đối lập truyền thống giữa “trời” và “đất”, nhằm biện thần học với tư cách học thuyết về Chúa cũng thành học thuyết về con người và công việc thế tục nó. Thần học xã hội tuyên bố mục đích cơ bản của mình là tách biệt các phương tiện tôn giáo trong mọi hiện tượng của thế giới hữu hình. Kết quả của cách tiếp cận như vậy là việc làm xuất hiện các bộ môn thần học mới – thần học lao động, thần học kỹ thuật, thần học chính trị, thần học cách mạng, thần học giải phóng, v.v… Cơ sở lý luận của thần học xã hội là chủ nghĩa nhân cách của J. Mariten, là chủ nghĩa hiện đại Kitô giáo đầu thế kỷ XX, là các tư tưởng của Teilhard de Chardin, là thần học tư do chủ nghĩa Tin lành giáo. Sự phát triển của các thần học xã hội cho thấy bản chất của Kitô giáo là ở việc “phục vụ người khác”, khi đó tôn giáo được xem không phải là công việc riêng tư mà là một nhiệm vụ xã hội. Chẳng hạn, thần học lao động xem con người là “cộng sự” của Chúa, bằng những nỗ lực của mình góp phần thực hiện những dự án của Đấng tối cao nhằm cải tạo thế gian; thân học cách mạng quan niệm Kitô giáo là sự truyền cảm cho hoạt động (đấu tranh) vì sự tự do và công bằng; thần học giải phóng tách biệt hai phương

diện của giải phóng: 1) giải phóng các dân tộc khỏi chủ nghĩa thực dân và các giai cấp bị áp bức khỏi bóc lột; 2) giải phóng con người khỏi tội lỗi. Thần học chính trị, thần học cách mạng và thần học giải phóng bị các chức sắc giáo hội lên án, song họ lại ủng hộ thần học lao động, thần học văn hóa, thần học thời gian rỗi.

Chính vị trí quan trọng của con người và giá trị tự thân của con người đã dẫn tới sự ra đời của thần nhân giáo, tồn giáo thờ người – thuật ngữ được các nhà triết học tôn giáo Nga (S.Bulgacov. N.Berdyaev, V.Em) sử dụng để đánh giá thế giới quan của giới trí thức đứng trên lập trường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa vô thần, họ đã tạo ra “tôn giáo thờ người thần”. Theo Bulgacov, bất kỳ người nào, kể cả những người đã đánh mất niềm tin vào Chúa, đều là người hữu thần, do vậy chỉ có thể tạo ra thế phẩm của tôn giáo: các đặc điểm của Chúa được gán cho loài người. Các nhà triết học tôn giáo coi tiền bối của thần nhân giáo là L.Feuerbach vì ông ta đã đưa ra luận điểm “người với người là Chúa”. Quan điểm thần nhân giáo thực ra đã được M.Stemer và F.Nietzsche truyền bá khi đưa ra tư tưởng về cá nhân mạnh mẽ, đứng ở bên ngoài cái thiện và cái ác – siêu nhân, có nhiệm vụ kết thúc số phận của loài người. Tư tưởng thần nhân giáo không phải là mới mẻ: các cội nguồn của nó – từ thời cổ xa xưa, trong thờ cúng tổ tiên nguyên thủy. Tại Hy Lạp cổ, từ các thực thể nửa thần thánh, đứng giữa thần và người. Những anh hùng được quan niệm không những là những nhân vật thần thoại mà còn cả là những cá nhân hiện thực – những người sáng lập ra các thành phố, các nhà lập pháp (Solon), các nhà thơ (Sophole), những người hy sinh trong chiến tranh (các chiến binh Maraphon). Theo quan niệm của người Hy Lạp, có thể cầu cứu các anh hùng giống như thần linh. Cơ sở của tư tưởng thần nhân giáo là sự phóng đại và sư thần bí hóa những khả năng cá thể và xã hội của cá nhân.

Quá trình xuất hiện thần nhân giáo gắn liền với việc chuyển dịch các quan niệm thần linh đã hình thành trong ý thức con người sang những con người cụ thể hay sang một khái niệm trừu tượng về con người. Truyền thống thần thánh hóa các cá nhân lịch sử cụ thể đã tồn tại từ lâu ở Trung Quốc; danh dự của thần linh đã được gán cho các hoàng đế Ai Cập. Quan niệm về vua – thần linh đã hình thành tại Syria giai đoạn Hy Lạp hóa. Tại Đế chế Roma đã xuất hiện tục thờ cúng hoàng đế – từ việc thần thánh hóa khi còn sống đối với Octavian. Tư tưởng thần nhân giáo đã đóng vai trò trong việc làm xuất hiện tư tưởng Kitô giáo về Người – Chúa. Vào thời kỳ Phục hưng, việc thần thánh hóa con người tự thân nó đã trở thành một thủ thuật đặc biệt cho phép các nhà nhân văn đưa tư tưởng về bản chất sáng tạo, tự do của con người nhằm chống lại học thuyết Kitô giáo về con người. Theo Nicolaus Cuzánus, con người là Chúa, dù không theo nghĩa tuyệt đối.

Một trào lưu thần học gần gũi với quan điểm tên là thuyết thần nhân hiệp đồng – quan điểm thần học Kitô giáo về sự hiệp đồng. Theo quan điểm này, con người có khả năng tác động đến đấng Cứu thế của mình, cùng tham gia vào sự cứu thế: cứu thế – đó là công việc của con người và Chúa, đòi hỏi sự tham gia của bản nguyên người và bản nguyên Chúa. Con người được cứu rỗi nhờ ân sủng – tác động của Chúa ở trong nó; Chúa Jesus Christ bằng máu và ân sủng đã chuộc tội cho con người và đã tha thứ tội lỗi cho họ, nhưng con người có khả năng bỏ ra những nỗ lực (trong niềm tin và công việc, trong ăn năn, cầu nguyện, v.v…) để tự mở mình ra cho việc tiếp nhận ân sủng, ân sủng cứu rỗi, nếu bản thân con người tư làm cho mình trở nên xứng đáng với nó. về vấn đề khả năng và không có khả năng hiệp đồng, về các phương thức hiệp đồng của con người trong công việc cứu rỗi, các cuộc tranh luận đã và đang diễn ra trong lịch sử thần học Kitô giáo. Vào cuối thế kỷ IV – đầu thế kỷ V, 

Pelagi (khoảng 360 – 418) đã phái triển học thuyết (sau đó mang tên ông) trong đó ông khẳng định ràng tội tổ tông không làm hư hỏng hoàn toàn bản tính con người, rằng không có tội lỗi nào mà con người không khắc phục được. Xét về ý chí tự do, con người có thể khước từ cái thiện nhưng cũng có thể đấu tranh thành công chống lại tội lỗi, hoàn thành những lời răn của Chúa là những lời răn ngăn cấm cái ác5 truyền bá cái thiện, đi theo con đường hoàn thiện đạo đức, qua đó đạt được sự mộ đạo. Con người được cứu rỗi nhờ thực hiện trên thực tế học thuyết của Chúa Christ, mặc dù không phải là không có sự trợ giúp của Chúa. Học thuyết này đã đưa tới tư tưởng cho rằng việc đạt tới sự cứu rỗi gắn liền với những nỗ lực đạo đức của bản thân con người, với “quyền tự do lựa chọn” của nó nhiều hơn là với ân sủng của Chúa. Nhà thần học và nhà triết học theo Kitô giáo, Aureli Augustino (345-430) đã tích cực chống lại thuyết Pelagi dựa trên cơ sở quan điểm thiên hữu luận được ông hệ thống hóa. Tư tưởng về tự do ý chí, “tự do lựa chọn” bị đem đối lập với học thuyết về sự tiền định cứu rỗi của những người được chọn, về sự cứu rỗi chỉ thông qua ân sủng. Từ đó các môn đệ của ông đã rút ra kết ỉuận rằng Chúa tác động trong con người không có sự nhất trí của lý tính con người, thiếu sự tham gia nội tâm của con người, về thực chất, cả thuyết Pelagi, lẫn thuyết Augustino đều khước từ nguyên tắc hiệp đồng – đồng tham gia, đồng tác động. Các cuộc tranh luận về mối tương quan giữa ân sủng của Chúa và tự do ý chí của con người trong công việc cứu rỗi đã xuất hiện cả trong các thế kỷ sau đó. Đạo Tin Lành đã phục hồi các tư tưởng của Augustino. Phái Luther, giáo phái Rửa tội lại, v.v… đã tiếp nhận biến thể mềm mỏng hơn của quan điểm tiền định, chủ nghĩa Calvin phát triển học thuyết về sự tiền định nghiêm ngặt đối với sự cứu rỗi hay diệt vong của cá nhân trước khi ra đời.

Xem thêm Đối tượng, vai trò của triết học tôn giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận