Đối tượng và vai trò của triết học tôn giáo đối với sự phát triển xã hội – Triết học Tôn giáo: Một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Đang tải...

Đối tượng, vai trò của triết học tôn giáo

PGS.TS. Dương Văn Thịnh

Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Con người và thế giới trong quan niệm triết học

Triết học thể hiện ra trước hết là hệ thống những quan điểm chung của con người về con người, về thế giới và vị trí con người trong thế giới. Triết học nghiên cứu con người và thế giới trong chỉnh thể. Với cái nhìn triết học, thế giới là một chỉnh thế, trong đó gồm vô vàn các sự vật, hiện tượng, quá trình và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình đó với nhau.

Con người và xã hội loài người là một bộ phận cấu thành nên thế giới, có quan hệ chặt chẽ với toàn bộ thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng đưa ra câu trả lời như nhau đối với vấn đề con người quan hệ với xã hội và giới tự nhiên như thế nào. Bởi vì con người và hoạt động của con người là vô cùng phức tạp. Con người không phải là cái máy chỉ hoạt động theo sự điều khiển của người khác, cũng không phải là con vật chỉ hoạt động theo những nhu cầu có tính bản năng, sinh vật học, mà là một chủ thể hoạt động có ý thức, có mong muốn, tình cảm, sáng tạo. Chính nhờ cái ý thức sáng tạo, hoạt động của con người không đơn giản phụ thuộc một cách thụ động vào những điều kiện bên ngoài, không đơn giản chỉ chấp nhận những điều kiện hiện có. Con người luôn luôn mong muốn cải biến những điều kiện hiện có để tạo nên những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống của mình. Với khả năng ghi nhớ và ý thức sáng tạo, thành cồng và cả thất bại trong hoạt động cải tạo tự nhiên, con người đã tạo ra một thế giới riêng cho mình và của mình. Trong quan hệ với thế giới riêng do mình tạo ra đó, 

con người là chủ thể. Cái ý thức chủ thể đó được con người mở rộng, phóng chiếu vào cách nhìn toàn bộ thế giới, từ đó đi đến chỗ cho rằng con người là trung tâm thế giới, là chủ thể sáng tạo ra toàn bộ thế giới. Như vậy, quan niệm về thế giới của con người, dù dưới hình thức huyền thoại, nghệ thuật, tôn giáo, hay triết học vẫn có nguồn gốc từ hoạt động cải biến tự nhiên cộng với cái năng lực sáng tạo của ý thức con người. Điều đó cũng giải thích vì sao tư tưởng triết học về con người và thế giới đã thay đổi trong tiến trình lịch sử cùng với sự thay đổi trình độ nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

2.  Đối tượng của triết học tôn giáo

Để có một quan niệm rõ ràng về đối tượng của triết học tôn giáo, chúng ta điểm qua một số nhà triết học tiêu biểu trong lịch sử về vấn đề này. Hêghen quan niệm triết học tôn giáo là một trong các khoa học triết học. Những nghiên cứu của triết học tôn giáo không phải là giai đoạn khởi thủy của triết học. Do vậy, triết học tôn giáo đòi hỏi sự tồn tại của các khoa học triết học khác. Triết học tôn giáo có đối tượng là những biểu tượng về Chúa, về cái tuyệt đối, về đức tin tôn giáo. Nhưng biểu tượng Chúa không những là bản chất khép kín trong tư duy mà còn là bản chất hiện ra qua những hành vi của con người. Do vậy, đối tượng của triết học tôn giáo là cái tuyệt đối không những dưới hình thức tư tưởng mà còn trong các biểu hiện của nó. Theo đó triết học tôn giáo cần làm sáng tỏ ý nghĩa của biểu tượng về Chúa trên cả hai phương diện: vừa là cái biểu tượng trong tư duy vừa là cái tuyệt đối trong hoạt động, trong biểu hiện của nó. Từ đó triết học tôn giáo có nhiệm vụ: thứ nhất, nhận thức tính tất yếu lôgic trong quá trình phát triền những tính quy định của thực thể được quan niệm như cái tuyệt đối (Chúa); thứ hai, nhận thức những biểu hiện của cái tuyệt đối trong thế tục, làm sáng tỏ cái là sứ mệnh tối cao của con người trong con người. Hêghen còn cho rằng triết học tôn giáo là sự phát triển, sự nhận thức 

về Chúa và chỉ có nó mới cho phép nhận thức được Chúa là gì, mới làm sáng tỏ sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa. Như vậy, ở Hêghen triết học tôn giáo có vị trí hết sức quan trọng, nâng tầm nhận thức về biểu tượng tôn giáo (Chúa) từ trình độ niềm tin “có tính chất tự nhiên” lên lên trình độ lý luận.

Triết học tôn giáo của Phoibách có đối tượng là sự luận giải về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo. Ổng coi tôn giáo do con người sáng tạo ra, gắn cơ sở của tôn giáo với những nhu cầu, nguyện vọng, thói ích kỷ của con người. Theo Phoibách, triết học tôn giáo có nhiệm vụ “quy mọi cái siêu nhiên về con người”, đối tượng và nội dung của tôn giáo là con người, là nhân học, là bản chất trực tiếp của con người. Trong tác phẩm Bản chất của Kitô giáo, ông bắt đầu sự nghiên cứu của mình về Công giáo từ việc phân tích “bản chất chung của con người”. Hơn nữa, trong quan niệm về bản chất chung của con người, ông chú ý nhiều đến mặt tự nhiên, chưa chú ý đến mặt lịch sử-xã hội của con người. Do vậy, bản chất con người và bản chất của tôn giáo trong quan niệm của Phoibách còn trừu tượng, chưa phản ánh đầy đủ và đúng đắn thực chất nguồn gốc bản chất của tôn giáo.

Mác và Ảngghen, tuy không chuyên sâu về triết học tôn giáo, nhưng có bàn về nguồn gốc và bản chất tôn giáo. Các ônẹ cho ràng tôn giáo có nguồn gốc từ đời sống hiện thực, do đó phải rút các hình thức tôn giáo từ các quan hệ đời sống hiện thực. Tôn giáo không có lịch sử tách rời lịch sử xã hội. Không thế hiểu được tôn giáo nếu chỉ xuất phát đơn thuần từ bản thân nó, như một vương quốc không lệ thuộc các quan hệ xã hội.

Các quan niệm nêu trên cho thấy tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp. Sự ra đời và tồn tại của tôn giáo có nhiều nguyên nhân về xã hội, nhận thức, tâm lý. Nó khởi nguồn từ những nhu cầu, tình cảm rất đa dạng và 

chính đáng, nhu cầu tâm linh của con người. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gốc của tôn giáo. Trong bài viết này, tác giả không đi sâu phân tích các nguồn gốc của tôn giáo, mà chỉ nhấn mạnh rằng, không phải íôn giáo chỉ là biểu hiện sự bất lực của con người trước lực lượng tự nhiên và xã hội, không chỉ là ảo tưởng huyễn hoặc của con người, mà còn thể hiện những khao khát, hy vọng của con người về một thế giới tốt đẹp, một xã hội công bằng và văn minh. Tất nhiên, không phải niềm hy vọng nào cũng là tôn giáo, nhưng niềm hy vọng, nói chung, có ý hướng con người đến với cái thiện, thì cần được tôn trọng và nâng đỡ những niềm hy vọng đó, không nên xem thường, nhất là không nên phỉ báng hoặc đối xử một cách thô bạo với niềm tin nói chung và niềm tin tôn giao nói riêng.

Thừa nhận tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, đặc thù, là một phần của đời sống xã hội (đối với những người theo đạo, biểu tượng tôn giáo và hoạt động tôn giáo còn là một phần quan trọng trong đời sống của họ), thì triết học tôn giáo với tư cách một môn khoa học triết học nghiên cứu về tôn giáo cũng có đối tượng nghiên cứu đặc thù. Giống như triết học văn hóa, triết học chính trị, triết học của khoa học tự nhiên, nó có đối tượng nghiên cứu riêng. Đối tượng nghiên cứu của triết học tôn giáo là những vấn đề vừa mang nội dung triết học, vừa mang nội dung tôn giáo. Mang nội dung triết học, đối tượng nghiên cứu của triết học tôn giáo là những vấn đề có tính chất thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung. Mang nội dung tôn giáo, đối tượng nghiên cứu của triết học tôn giáo phải là những vấn đề của tôn giáo, nhưng không chỉ nói đến những vấn đề của tôn giáo như một sự kiện đơn thuần, mà sử dụng các sự kiện đó cho một mục đích khác sâu sắc hơn, tức là luận chứng, tìm ra ý nghĩa thế giới quan, nhân sinh quan và nhận thức luận đằng sau các 

biểu tượng và các hình thức sinh hoạt tôn giáo.

Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của triết học tôn giáo là sự phân tích dưới góc độ triết học về nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa của các biểu tượng tôn giáo đối với đời sống xã hội, là sự phân tích, đánh giá về vị trí, vai trò của các biểu tượng tôn giáo đối với đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Với đối tượng như vậy, triết học tôn giáo làm sâu sắc thêm tri thức triết học, đồng thời làm cho sự hiẻu biết về tôn giáo của con người đầy đủ và toàn diện hơn, khắc phục được quan niệm phiến diện về tôn giáo. Điều đó giúp con người có cách đối xử đúng đắn, hợp lý với tôn giáo, tránh những thái độ cực đoan như: xem thường hoặc quá đề cao các hoạt động tôn giáo đi đến những chính sách không thích hợp đối với việc quản lý các sinh hoạt tôn giáo, từ đó không khai thác được những tác động tích cực và không hạn chế được những tác động tiêu cực của tôn giáo.

3.  Vai trò của triết học tôn giáo đối với sự phát triển xã hội

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến, là bộ phận không thể bỏ qua của đời sống xã hội hiện đại. Tôn giáo có quan hệ mật thiết với toàn bộ đời sống xã hội, ảnh hưởng sâu đậm đến các mặt của đời sống xã hội, tác động mạnh mẽ đến các hoạt động của con người. Vì sao tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, có sức lôi cuốn con người như vậy? Cần nghiên cứu tôn giáo một cách có hệ thống mới có câu trả lời xác đáng. Không nên hiểu câu nói “tôn giáo là việc riêng của quần chúng nhân dân” một cách đơn giản theo nghĩa là không can thiệp, không quan tâm đến hoạt động tôn giáo dưới mọi hình thức, để cho những hoạt động tôn giáo mặc nhiên phát triển một cách tự phát. Quan niệm như vậy là sai lầm.

Trên thực tế, hoạt động tôn giáo quan hệ chặt chẽ với các quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo có ảnh hưởng cả tích cực cả tiêu cực đến các mặt đó của đời sống xã hội. Không kết hợp 

động tôn giáo với các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật một cách hài hòa, hợp lý sẽ làm cho xã hội mất ổn định, điều đó sẽ ngăn cản sự phát triển xã hội. Chẳng hạn đi lễ chùa với một ý thức thành tâm cầu mong sự bình an cho mọi người. Sự thành tâm đó thể hiện bằng những hành vi đối xử với các cảnh vật thiên nhiên và con người một cách có văn hóa, hài hòa, thanh thản trong tâm sẽ có tác động tích cực đến tinh thần và tình cảm con người, là nguồn động viên con người an tâm, hăng hái làm việc. Nhưng đi lễ chùa với mục đích cầu lợi cá nhân, dẫn đến bon chen, ghanh đua nhau sắm lễ vật, đồ cúng tế quá cầu kỳ. Điều đó gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Hoặc tổ chức các lễ hội tôn giáo quá linh đình gây lãng phí thì giờ và tiền bạc của bà con theo đạo cũng có ảnh hướng không tốt đến sự phát triển xã hội. Muốn kết hợp hài hòa hoạt động tôn giáo với các hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội cần phải có kiến thức khoa học về tôn giáo và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Triết học tôn giáo !à môn khoa học nghiên cứu về tôn giáo dưới góc độ triết học, nó phân tích những biểu tượng tôn giáo, những hình thức hoạt động tôn giáo dưới góc độ triết học, cung cấp những kiến thức chuyên sâu, khoa học về tôn giáo, cung cấp những phương pháp khoa học để phân tích và nhận thức tôn giáo, giúp con người hiêu sâu sắc và đúng đắn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội. Chăng hạn, phân tích biểu tượng về Chúa trong Kitô giáo, hay biêu tượng về Niết Bàn trong Phật giáo dưới góc độ triết học, làm sáng tỏ cơ sở hình thành, ý nghĩa của các biểu tượng đó đối với việc đáp ứng những nhu cầu của con người, những biểu hiện cụ thê của chúng trong họat động của con người, điêu đó giúp cho con người hiêu được vị trí vai trò cửa các biêu tượng tôn giáo, thấy được ý nghĩa tích cực, đồng thời thấy được cả những mặt hạn chế trong cáo quan niệm của tôn giáo. Từ đó con người có thái độ đúng đắn đối với tôn giáo. 
Sự hiểu biết sâu sắc và đúng đắn về tôn giáo nhờ những nghiên cứu của triết học tôn giáo có ý nghĩa thiết thực và tích cực đối với cầ người theo đạo, cả người không theo đạo và đặc biệt quan trọng đối với người làm công tác tôn giáo. Đối với người theo đạo những phân tích của triết học tôn giáo làm cho đức tin của họ được bổ sung bằng những lập luận lôgic, có cơ sở khoa học, trở nên sáng sủa, đúng đắn và vững chắc hơn, bớt đi những yếu tố mê tín, dễ dẫn đến cuồng tín có thể bộc lộ ra trong những hoàn cảnh nhất định nào đó. Họ chủ động vận dụng niềm tin vào việc ứng xử với con người trong cộng đồng xã hội, tránh những xung đột không đáng có với chính quyền địa phương, với cộng đồng không theo tôn giáo hoặc khác tôn giáo.

Đối với người không theo đạo, những hiểu biết về triết học tôn giáo giúp họ hiểu được nguồn gốc tạo nên những động lực cho hoạt động tôn giáo, từ đó có thái độ đúng đắn đối với tôn giáo, có thể chủ động lựa chọn con đường đi của mình theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó, ứng xử với người theo đạo cởi mở và bình đẳng.

Với người làm công tác tôn giáo sự hiểu biết sâu sắc và đúng đắn về tôn giáo nhờ nghiên cứu triết học tôn giáo, giúp họ tự tin tiếp xúc một cách cởi mở với các chức sắc và đồng bào theo đạo, xử lý các quan hệ tôn giáo một cách kịp thời và hợp lý, tôn trọng những đòi hỏi chính đáng, đồng thời giải thích rõ những đòi hỏi không phù hợp của đồng bào theo đạo, xây dựng được sự đồng thuận, đoàn kết trong cộng đồng dân cư trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau giữa tôn giáo và nhà nước, giữa người theo đạo và không theo đạo, không để những bất đồng nhỏ trong cộng đồng dân cư tích tụ dần thành những mâu thuẫn lớn. Những lực lượng thù 

địch lợi dụng tình hình đó, kích động tình cảm của đồng bào theo đạo, biến mâu thuẫn bùng thành các xung đột, gây mất ổn định xã hội, cản trở sự phát triển xã hội.

Ở nước ta, trình độ phát triển kinh tế chưa cao, trình độ dân trí còn nhiều mặt hạn chế, sự hiểu biết của người dân về tôn giáo chưa đầy đủ, nhiều khi chưa đúng. Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay tuy chưa có những xung đột nghiêm trọng, nhưng cũng đã có những vụ việc, những sự kiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro, phức tạp, làm cho xã hội xấu đi. Với điều kiện như vậy, triết học tôn giáo càng có ý nghĩa quan trọng trong việc trang bị những hiểu biết khoa học cần thiết về tôn giáo cho người dân. Nhưng điều đó đòi hỏi phải đầu tư thích đáng nguồn lực cho nghiên cứu, giảng dạy, phát triển triết học tôn giáo, đặc biệt là nguồn lực con người.

Tất nhiên triết học tôn giáo bao gồm rất nhiều nội dung từ những vấn đề lý luận chung như đối tượng, đặc điểm, phương pháp nghiên cửu triết học tôn giáo, đến những vấn đề triết học tôn giáo cụ thể như vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan của Phật giáo; vấn đề thế giới quan và nhân sinh quan của Kitô giáo; quan niệm về xã hội, con người của Kitô giáo v.v. Bên cạnh đó, triết học tôn giáo còn liên quan đến nhiều lĩnh vực tri thức khoa học khác như lịch sử triết học, lịch sử tôn giáo, xã hội học tôn giáo, tâm lý học tôn giáo v.v. nên sự phát triển triết học tôn giáo phải tiến hành đồng thời và kết họp với sự phát triển các môn khoa học khác mới có thể thành công được. Nhưng dù sao cũng phải bắt đầu sự nghiên cứu và giảng dạy môn khoa học này. Nếu không đặt ra vấn đề này ra và khồng thực thi việc nghiên cứu và giảng dạy thì không thể thúc đẩy sự phát triển triết học tôn giáo tương xứng với yêu cầu của thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay.

Xem thêm Tôn giáo hay là tín ngưỡng

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận