Phẩm giá người nhìn từ giác độ triết học Kitô giáo – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Triết học Kitô giáo

TS. Nguyễn Chí Hiếu

Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Phẩm giá người là một trong những giá trị thiêng liêng không thể bị chà đạp. Nó là bất khả xâm phạm, gắn liền với tự do và các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, không,dễ để có thể đưa ra được một định nghĩa “chuẩn” về phẩm giá người, vì đây là một khái niệm có nội hàm khó xác định. Mặc dù vậy, ngày nay phẩm giá người vẫn được thừa nhận là một giá trị cơ bản, mang tính bản thể của con người, là cội nguồn của các quyền con người, thể hiện giá trị người và được hầu hết các nước ghi nhận trong Hiến pháp của mình. Nó cũng được Liên Hiệp quốc trịnh trọng ghi trong Công ước về quyền con người. Theo đó, các quyền cơ bản của con người như: tự do, bình đẳng, có cuộc sống hòa bình… được nội suy ra từ phẩm giá người. Nói cách khác, phẩm giá người là cơ sở của các quyền con người gắn liền hữu cơ với các quyền của con người. Đây rõ ràng là một vấn đề quan trọng, phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu và lâu dài. Vì vậy, bài viết này mới chỉ bước đầu “động chạm” tới khái niệm này, tập trung xem xét phẩm giá người từ giác độ triết học Kitô giáo, qua đây, cũng cho thấy những đóng góp của triết học Kitô giáo về phẩm giá người cũng như ảnh hưởng của quan niệm này đến chính trị, văn hóa, xã hội nói chung.

Nhà triết học đầu tiên đưa ra khái niệm “phẩm giá người” thường được nhắc tới là Cicero vào khoảng thế kỷ I tr. CN. Trong quan niệm của Cicero, phẩm giá người liên quan mật thiết đến sự tôn trọng con người, đến vị thế

và uy thế của những người có uy tín trong cộng đồng. Đó là những cá nhân được coi là tấm gương, phấn đấu vì phúc lợi của con người, hay là những người cao tuổi, những người đứng đầu nhà nước hoặc giới tinh hoa (bao gồm cả những nhà phát minh và phát kiến nổi tiếng). Tuy nhiên, trước đó hàng thế kỷ, Do Thái giáo cổ đã bàn đến vấn đề này qua hình ảnh tương đồng giữa con người và Chúa. Kitô giáo kế thừa quan niệm này của Do Thái giáo và Giám mục đầu tiên sử dụng khái niệm “phẩm giá người” (dignitas humana) chính là Ambrosius ở Milan (khoảng 339 – 397).

Để hiểu rõ nội dung của quan niệm triết học Kitô giáo về phẩm giá người, ta cần điểm qua thời kỳ tiền Kitô giáo. Khi đó, nền tảng về con người nói chung và về phẩm giá người nói riêng chính là tri thức: tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Đây chính là di sản mà triết học Kitô giáo về phảm giá người đã kế thừa và tiếp tục phát triển, cho dù đôi khi trong Kinh thánh lại có những chỗ không hoàn toàn tuân thủ quan niệm này. Chúng tôi sẽ bàn kỹ hơn vấn đề này ở phần sau.

Trong Kinh thánh có nói: Chúa tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài. Lời khẳng định này cũng hàm ý rằng: con người sinh ra vốn là bình đẳng và tự do, bởi nếu mỗi người là sản phẩm thụ tạo, được tạo ra bởi Chúa theo hình mẫu của Chúa thì hiển nhiên sẽ không có bất cứ sự khác biệt, sự phân biệt nào về đẳng cấp và thân phận của mỗi người. Người nào cũng đều có một nhân cách, phẩm giá và do vậy, mỗi người đều phải có khả năng tự do và được tự do. Tuy nhiên, thực tế vẫn đang phản bác lại thuyết sáng thế ấy của Kinh thánh. Trên trái đất, hàng ngày hàng giờ vẫn xảy ra những áp bức, nô dịch, tra tấn, chiến tranh và bạo lực và không ít người bị làm nhục, phẩm giá người vẫn bị chà đạp.

Như chúng ta đều biết, ở thời kỳ tiên Kitô giáo, người đàn ông được coi trọng hơn (cả về thể chất lẫn tinh thần) so với người đàn bà. Người đàn ông được thừa nhận là những công dân tự do, được quyền tham gia vào đời sống chính trị và có thể thực hiện bất kỳ nghề nghiệp nào anh ta muốn. Trong khi phụ nữ và nô lệ thì ở vào tình cảnh ngược lại: họ bị cấm học một số nghê (chỉ dành riêng cho những đàn ông tự do) hoặc bị cấm tuyệt đối không được tham gia vào đời sống chính trị, vào hoạt động chính trị. Sự đê cao giá tri người đàn ông (với tư cách công dân tự do) cực đoan tới mức khai niệm “người đàn ông” là đồng nghĩa với khái niệm “người”. Do đó, tất cả những gì liên quan đến người đàn ông, được người đàn ông đề cao thì được coi là chuẩn mực và biến thành hệ giá trị ảnh hưởng mạnh mẽ, thống trị trong xã hội bấy giờ. Chẳng hạn, năng lực tư duy, lý tính, quyền lực, khả năng vượt qua khó khăn..v.v… đêu được hiểu là những giá trị thuộc vê phái mạnh. Ngược lại, tât ca những tính cách không được người đàn ông đánh giá cao thì bị gán cho phụ nữ, bị coi là “nữ tính”, ví như sự yếu đuối, tính mêm yêu, dễ mủi lòng… Như vậy, ngay ở thời kỳ tiền Kitô giáo đã có khác biệt trong quan niệm về bản tính, tính cách giữa người đàn ông và người đàn bà. Người đàn ông được coi là hiện thân của trí tuệ, sự thông minh và sinh ra là để cai trị, còn người đàn bà thì ngược lại, bị xem là những kẻ yếu đuối, sinh ra là đê nhăm phục vụ cho người đàn ông, là kẻ bị trị. Khi đó, khái niệm “phẩm giá” được đánh đông hay đông nghĩa với nam tính và là cơ sở, bản săc của phái may râu”. Điều này được coi là hiển nhiên, được xã hội thừa nhận như một cái hiển nhiên không bàn cãi. Quan niệm này đã đê lại dâu ân trong triết học Kitô giáo về con người nói chung, về phẩm giá người nói riêng, thể hiện rải rác trong Kinh thánh.

Trong triết học Kitô giáo, con người không chỉ được hiêu là hình ảnh của Chúa trên trần gian, mà quan trọng hơn, chỉ có con người mới là sinh vật duy nhất có thể giao cảm bằng lời với Chúa. Khả năng giao tiếp ngôn 

ngữ giữa con người với nhau cũng như giữa con người với Chúa chính là mối quan hệ thể hiện phẩm giá người. Năng lực ngôn ngữ mở ra khả năng thấu hiểu được ý chí Chúa của mỗi con người, khả năng lắng nghe và tuân theo lời Chúa.

Không chỉ thế, hình ảnh Chúa Giêsu (được các tín đồ Kitô giáo coi là hiện thân của Chúa trong hình hài con người), sự hy sinh cao cả của Ngài để cứu rỗi con người thể hiện tình yêu và sự ân sủng của Chúa, thể hiện phẩm giá người trong mối quan hệ; liên đới giữa con người trần tục và Chúa. Chỉ trong mối quan hệ ấy, họ IỊ1ỚÌ cảm nhận và thấu hiểu được một cách linh thiêng phẩm giá người. Hình ảnh Chúa Giêsu còn hàm ý rằng, con người có thể vượt qua được cái chết ở thế giới bên kia và con người chưa bao giờ thôi hy vọng vào sự siêu việt, vào một cuộc sống vĩnh cửu và vĩnh hằng.

Quan niệm triết học Kitô giáo về con người còn bao hàm cả những tri thức về sự không hoàn hảo, khả năng luôn phạm sai lầm của con người. Mỗi người đều có thể trải nghiệm được điều đó một cách trực tiếp trong cuộc đời mình. Vì vậy, lý luận này không hướng đến những con người hoàn hảo hay có khả năng họàn hảo, mà chú ý đến tính hủy diệt, đến nguy cơ xuất hiện thường trực của cái ác “trong tim” mỗi người. Sự phục sinh của Chúa Giêsu, cái chết của Ngài trên cây thánh giá mang một thông điệp, một ý nghĩa cảnh báo cao độ. Có thể khẳng định rằng, quan niệm về con người như một nhân cách, nhân vị (Person) chính là một trong những thành tựu quan trong của truyền thống Do Thái giáo, Kitô giáo. Chính vì sự tương đồng với Chúa mà con người có được một vị trí đặc biệt so với muôn loài và cùng với đó là phẩm giá đặc biệt mà không một loài nào có thể so sánh.

Thánh Augustino suy ngẫm về sự tương đồng giữa con người và Chúa. Với tư cách là hình ảnh tương tự với Chúa thì con người cho thấy nó có cấu trúc tương tự với Ba ngôi của Chúa. Trong các tác phẩm của mình, 

Augustino đã phát triển thuyết Ba ngôi (Tam vị nhất thể), luận chứng cho sự tương đồng ấy bằng cách mô tả ba năng lực quan trọng của linh hồn trên phương diện tâm lý học. Từ nội dung phong phú của ý thức trực tiếp, Augustino bóc tách ra trí nhớ, lý tính và ý chí (memoria, intelligentia, voluntas), đánh giá chúng như là những nhận thức, tri thức tương đồng với Ba ngôi của Chúa. Theo Augustino, cấu trúc Ba ngôi cũng có thể thấy ở các loài vật khác, nhưng khác biệt căn bản về cấp độ so với con người. Ông viết: “Chúa trao cho các linh hằn không có lý tỉnh (các năng lực) trí nhớ, tri giác và năng lực thích nghi, song trên hết, Chúa lại ban cho các linh hằn cỏ lý tính các phẩm chất như Tinh thần, nhận thức và ý chí“.Đây là một đoạn trích của tác phẩm Thành đô của Chúa (quyển V) và ở đây, Augustino đã phê phán triệt để quan niệm mang tính chiêm tinh học về tự do ý chí và về bản tính người. Con vật mới chỉ có được năng lực tri giác, thích nghi với hoàn cảnh, chưa có được các phẩm chất vốn chỉ được Chúa ban tặng riêng cho con người như trí tuệ và ý chí.

Cuộc đấu tranh kéo dài hàng thế kỷ của quan niệm Kitô giáo về con người chống lại chiêm tinh học đã bị thất bại sau thời Trung cổ, nhất là với sự xuất hiện của các quan niệm triết học Ảrập, cũng như của các nhà chú giải Ảrập đối với các tác phẩm của Arixtốt theo quan điểm quyết định luận về con người. Tuy nhiên, những quan điểm trên của triết học Ảrập đã bị các giáo phụ như Bônaventura, Thánh Albert, Thomas Aquino kịch liệt phê phán. Tiếp đó, chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục hưng cũng chống lại quan niệm của các nhà chú giải Ảrập.

Trên thực tế, có thể coi chủ nghĩa nhân văn Phục hưng là sự phản ứng lại với quan niệm quyết định luận chiêm tinh học có xuất xứ từ Ảrập khi nó đặc biệt đề cao vai trò của tự do ý chí cũng như trách nhiệm của con người đối với hành động của chính mình, chống lại số phận. Trong hàng thế kỷ, tác phẩm Diễn văn về phẩm giá người của nhà nhân văn người Ý, Pico Della Minandola, được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trình bày quan niệm mới về con người và về phẩm giá người. Đối với Pico, phẩm giá người gán liền với tự do ý chí, điều đó nghĩa là mỗi người đều khả năng tự quyết về việc phát triển các bản tính tự nhiên vốn có trong bản thân mình.

Như vậy, nền tảng hay ảnh hưởng của triết học Kitô giáo đối với chủ nghĩa nhân văn thời cận đại cần được khai thác thỏa đáng. Chủ nghĩa nhân văn này không chống lại tôn giáo, không chống lại triết học kinh viện của Thomas Aquino, mà chỉ chống lại triết học kinh viện được chú giải theo đường hướng Arixtốt. Theo chủ nghĩa nhân văn cổ điển này, con người Hđiông còn là “thước đo của vạn vật” nữa, mà là hình ảnh (tương đồng) với Chúa, thể hiện ra ở các phẩm chất và các năng lực xác định chỉ có ở con người.

Tiếp nối Augustino và các giáo phụ, các nhà nhân văn Phục hưng cũng tiếp tục đấu tranh chống lại chiêm tinh học về con người. Chính vì vậy, kết quả là chiêm tinh học ngày càng đánh mất vai trò và vị thế của mình. Quan niệm cốt lõi của nó cho rằng con người bị quy định bởi (vận động) của các hành tinh và các thiên thể (tức bởi các nguồn lực tự nhiên) giờ chỉ còn lại hạt nhân họp lý mà khoa học về sau đã chứng minh: con người bị quy định bởi các quá trình sinh học.

Nếu như phẩm giá người được coi là cơ sở của đạo đức, của hành động đạo đức và có trách nhiệm của con người và phải được coi là một hệ giá trị thì sự xâm hại đến phẩm giá của người khác lại là một hành vi đáng

phải bị lên án, phi đạo đức, theo đúng tinh thần mà Cantơ đã từng diễn đạt trong mệnh lệnh tuyệt đối nổi tiếng của ông: “Hãy hành động sao cho tính người không những nơi nhân cách của bạn mà cả trong nhân cách của bất cứ ai lúc nào cũng được bạn sử dụng như là mục đích chứ không bao giờ chỉ như là phương tiện” Như vậy, ảnh hưởng của phẩm giá người trong quan niệm Kitô giáo tới Cantơ là khá rõ ràng.

Giống như Vônphơ, Thomas Aquino hay Arixtốt, Cantơ quan niệm siêu hình học là “triết học đích thực, chân chính”. Nhưng, khác với siêu hình học thực thể (tồn tại) truyền thống, triết học siêu nghiệm là “phê phán lý tính” hay, nói chính xác hơn, là “nghiên cứu chủ thể”. Do vậy, cơ sở của nó là tư tưởng về sự tự trị và phẩm giá của cá nhân: 1. Tự do của mỗi thành viên xã hội là giá trị bất khả xâm phạm với tư cách con người; 2. Sự bình đẳng của nó như của một thần dân với mỗi người khác; 3) sự độc lập của mỗi thành viên xã hội với tư cách công dân. Cantơ nhấn mạnh rằng, trong hoạt động của con người nói chung, trong khoa khoa học và siêu hình học nói riêng, thực tiễn quyết định giá trị của lý luận và mục đích tồn tại trước phương tiện. Do vậy, giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của “triết học thứ nhất”, ông đi từ quan niệm về con người đến việc xác định khả năng, bản chất và sứ mệnh của siêu hình học. Cái quan trọng nhất ở trong con người là lý tính như cái siêu nhiên, như tự do, chứ không phải là thể chất. Từ đó xuất hiện hai nguyên tắc chủ yếu của toàn bộ siêu hình học – tính thực tại của khái niệm “tự do” và tính lý tưởng của không gian và thời gian. Những suy ngẫm của Cantơ về bản chất của nghĩa vụ đạo đức, của bổn phận như tự cưỡng chế, tức là tự do như năng lực xác định hành vi chỉ xuất phát từ quan niệm về luật hay mệnh lệnh tuyệt đối mà không viện dẫn vào một

nguyên nhân có trước và cưỡng chế bên ngoài nào. Nói cách khác, những suy ngẫm của Cantơ về khái niệm “cá nhân” như chủ thể đạo đức tự trị và khác biệt của nó so với vật, đã quyết định bước ngoặt “Côpécníc” trong quan niệm của ông về thực thể, cũng như về tư duy và nhận thức. Theo ông, đạo đức cho thấy rõ nhất giả trị tự thân của con người, pham giá tuyệt đoi của nó như “chủ thể của mọi mục đích“. Chính vì vậy và chỉ vì vậy mà trong triết học siêu nghiệm, bất kỳ thực tại nào cũng được xem xét “trên phương diện chủ thể”, trong mối liên hệ với mục đích tối hậu của tồn tại người, trong bối cảnh hoạt động của con người.

Tóm lại, quan niệm triết học Kitô giáo về phẩm giá người vừa có điểm khác biệt và vừa có điểm tương đồng với tư tưởng thế tục về phẩm giá người. Hai quan niệm này là không đồng nhất với nhau. Thậm chí, có những quan điểm còn phủ định sạch trơn những giá trị và đóng góp của quan niệm triết học Kitô giáo về phẩm giá người.

Dĩ nhiên, giữa hai quan niệm trên có một số tương đồng nhất định. Có lẽ điểm tương đồng lớn nhất là sự tôn trọng tuyệt đối phẩm giá người, coi nó là giá trị trung tâm của bản thể người. Mặt khác, theo triết học Kitô giáo, phẩm giá người không tách rời khỏi trái đất và các sinh vật khác (với tư cách là sản phẩm của Chúa, được thể hiện trong Sáng thế luận của Kinh thánh), cũng như không thể tách rời nó khỏi số phận của vũ trụ. Con người không thể trở thành người với tư cách chỉ là kẻ chiếm hữu và cai trị tự nhiên. Phẩm giá người sẽ bị xâm phạm chừng nào con người khai thác “hoang dã” quá mức trên trái đất, làm cho các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, khi con người vượt quá giới hạn sinh tồn của tự nhiên và qua đó, cũng là giới hạn sinh tồn của chính mình. Đây phải được coi là một điểm tương đồng nữa về tồn tại người và về phẩm giá người trong

hai quan niệm trên.

Đạo đức và chuẩn mực đạo đức của mỗi người, của một nhóm người hay của một cộng đồng, xã hội luôn được định hướng bởi một quan niệm về con người và về phẩm giá người tương ứng. Thực tế, có nhiều quan niệm khác nhau về con người và về bản tính, phẩm giá người. Hiển nhiên, ngay các tôn giáo khác nhau cũng có những quan niệm khác nhau về phẩm giá người. Giữa chúng có “cạnh tranh” với nhau, nhưng cũng có những điểm tương đồng và dị biệt nhất định.

Có thể thấy ảnh hưởng rõ nét của quan niệm triết học Kitô giáo về phẩm giá người trong các Cương lĩnh chính trị của các đảng chính trị tư sản phương Tây, đặc biệt là ở đường lối, chính sách chính trị của những đảng nào dựa trên nền tảng triết học Kitô giáo như đảng CDƯ ở CHLB Đức chẳng hạn. Nó được thừa nhận là cơ sở lý luận chủ đạo quy định các chính sách chính trị của đảng trên hàng loạt các lĩnh vực như: chính sách kinh tế – xã hội, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách về gia đình và giới, về đạo đức trong sinh học và nghiên cửu gien, về mối quan hệ giữa các tôn giáo và các nền văn hóa, về tự do tôn giáo và khoa học – công nghệ, việc làm và trợ cấp, phúc lợi xã hội.

Xem thêm Nhân sinh quan Phật giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận