Những câu hát than thân – Đọc hiểu văn bản – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

BÀI 4

NHŨNG CÂU HÁT THAN THÂN

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, số phận của mình. Câu đầu giới thiệu về hoàn cảnh sinh sống của nhân vật :

Nước non lận đận một mình

Nước non là khái niệm rộng lớn, có thể nói là “rợn ngợp” đối với một cuộc đời một mình cụ thể. Câu thứ hai, hình ảnh con cò xuất hiện trong một tương quan đối lập không cân sức :

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Con cò thân hình mảnh mai, thác và ghềnh là khó khăn, trắc trở. Một loạt các từ đối lấp được thể hiện ở đây : lên (thác) – xuống (ghềnh), (bể) đầy- (ao) cạn,… diễn tả sự ngang trái, nhọc nhằn.

Ví mình với thân cò, người nông dân không chỉ than thân, trách phận mà còn phản kháng chế độ phong kiến bất công (hết lên thác rồi lại xuống ghềnh ; lúc thì bể đầy, khi ao cạn, làm cho gầy cò con).

2. Bài ca dao Thương thay thân phận con tằm… là một tập hợp bốn hình ảnh ẩn dụ, mỗi hình ảnh ám chỉ một cảnh ngộ đáng thương của người lao động, toàn bộ bài ca như muốn tìm cách nói bao trùm hết mọi phương diện khổ cực về vật chất, bị thiếu thốn và đè nén về tinh thần.

Con tằm sinh ra là để nhả tơ, người ta nuôi tằm nhằm rút tơ từ ruột nó, những sợi tơ thật đẹp, thật quý, tơ bị rút hết cũng là lúc tằm chỉ còn là xác nhộng lép kẹp. Tơ tằm quý thế nhưng không giúp tằm tồn tại lâu dài. Tơ tằm làm đẹp cho kẻ mặc áo tằm tơ nhưng lại chấm dứt mạng sống của chính con tằm. Cũng tương tự thế, người lao động nghèo khổ trong cuộc đời cũ, nai lưng làm quần quật suốt năm suốt tháng, nhưng thành quả lại làm giàu cho kẻ khác, một mai kia họ gục chết bên đường cũng chẳng ai thương. Bọn giàu có thống trị vẫn nắm trong tay biết bao con tằm khác – những người nghèo khổ khác đang làm cho chúng hưởng thụ. Núi của cải của giai cấp thống trị càng cao bao nhiêu thì tấm lưng người lao động nghèo khổ càng còng xuống bấy nhiêu. Từ ruột mỗi con tằm, người ta rút ra cả một kén tơ rất dài, rất quý, nhưng thứ tằm được ăn nào có quý gì (lá dâu thô ráp). Mượn hình ảnh con tằm bị hắt hủi, bị bòn rút tận gan ruột, bài ca dồn nén vào hình ảnh ẩn dụ với 14 chữ bao nỗi thảm thương của người lao động trong xã hội có sự phân hoá giai cấp.

Cũng gần như con tằm, còn đáng thương hơn cả con tằm là những con kiến : con kiến rất bé (bé li tí), bé như thế thì ăn cũng ít, thế mà vẫn phải đêm ngày mải miết kiếm ăn. ơ truyện ngụ ngôn Con ve và con kiến, hình ảnh con kiến, trong tương quan với con ve suốt mùa hè chỉ biết ca hát dông dài, để mùa đông rét mướt chịu chết rã bên đường, tượng trưng cho người chăm chỉ lao động. Nằm trong hệ thống hình ảnh ẩn dụ của bài ca dao này, hình ảnh lũ kiến li ti hàm chứa nội dung ám chỉ khác : về một phương diện nào đó, số kiếp người lao động trong chế độ cũ cũng tương tự thế, phần họ được hưởng thụ chẳng là bao (bởi phần lớn đã thuộc về bọn bóc lột), nhưng họ vẫn phải suốt đời nai lưng làm lụng.

Người lao động bị bóc lột đến cùng kiệt nhưng tiếng kêu cứu của họ nào ai nghe thấu ! Hình ảnh con cuốc kêu đến gầy rạc đi, đến bật máu ra mà tiếng kêu dường như tan loãng vào khoảng không rộng lớn gợi liên tưởng đến thân phận thấp cổ bé họng của người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ đầy bất công, độc ác ngày xưa. Còn hình ảnh con chim hạc gầy gò, cánh mỏi rồi vẫn cứ phải bay mãi không thôi vào vô định như là ẩn dụ cho thân kiếp những người nghèo cam phận khổ sở không biết đến tận bao giờ, họ cứ phải làm lụng liên miên mà tương lai vẫn mịt mù… .          t

Người dân lao động xưa, trong ca dao, đã mượn những con vật tầm thường bé nhỏ, tội nghiệp để tự nói về mình. Những câu ca dao thấm thìa niềm cay đắng như thế có khả năng tác động manh mẽ đến lòng thương cảm của những người lắng nghe câu hát than (thì cũng là những người cùng thuyền cùng hội cả thôi), và do đó, cũng có khả năng khơi dậy nơi họ niềm căm phẫn đối với những bất công của cuộc đời cũ.

Giá trị tố cáo, sức mạnh chiến đấu của bài ca tiềm ẩn ngay trong nội dung tình cảm của nó.

(Theo Lê Trường Phát, Bình giảng văn học lớp 7,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995)

3. Nếu như ca dao, dân ca Bắc Bộ thường mượn hình ảnh con cò để chỉ số phận người nông dân nghèo khổ thì ca dao, dân ca Nam Bộ thường mượn các hình ảnh cây (trái) bần, mù u, sầu riêng để gợi đến những cuộc đời đau khổ, đắng cay.

Chẳng hạn :

–       Cây bần soi bóng ghe nghèo

Qua sông gặp gió em chèo giùm anh.

–       Bướm vàng đậu ngọn cây bần

Tui với mình lân cận chẳng cần ông mai…

Câu ca : “Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” là một ví dụ trong số đó.

Hình ảnh nổi bật trong câu ca là sự đối lập giữa trái bần bé nhỏ với gió dập sóng dồi của sông nước mênh mông. Hình ảnh đó có ý nghĩa ẩn dụ về sự chìm nổi, âm thầm, lênh đênh vô định của người phụ nữ xưa.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận