Phân tích-Bình phẩm tác phẩm Ca dao than thân – Ngữ Văn 10

Đang tải...

CA DAO THAN THÂN

Bản chất của người lao động Việt Nam là yêu cuộc sống, lạc quan đến mức khi “Gánh cực mà đổ lên non – Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo” vẫn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng. Tinh thần đó đã được đúc kết thành một lời khuyên bất hủ “Đừng than phận khó ai ơi – Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Thế nhưng cũng không phải nhất nhất rằng trong mọi trường hợp cụ thể, người lao động đã hoàn toàn cam chịu mà không hề than thở về thân phận của mình. Có thể thấy để tài than thản chiếm số lượng khá lớn trong ca dao, nhất là trong cụm chủ đề lớn về tình yêu đôi lứa, hôn nhân và gia đình. Lí do cũng dễ nhận thấy bởi vì quan hệ này xảy ra đối với mọi người, mọi nơi, mọi lúc và nhất là trong xã hội không được tự do kết hôn như xưa kia. Bởi một bộ phận khá lớn ca dao truyền thống là phần lời của dân ca, mà trong dân ca, hát giao duyên là bộ phận chiếm số lượng lớn nhất thì số lượng ca dao than thân hiện ghi chép được nhiều là điều dễ hiểu. Còn một nguyên nhân nữa cũng cần được nói tới khiến những lời than thân có mặt nhiều trong hát giao duyên là : trong giao duyên, đôi khi “than thân” là cách để đôi lứa bộc ỉộ nỗi niềm, tình cảm với nhau, Ĩ1Ó có thể phản ánh thực trạng xã hội nhưng không phải lúc nào cũng chứa đựng hoàn toàn trun£ thực thái độ bi quan của chủ thể trữ tình.

Chùm ca dao than thân được chọn trong sách giáo khoa thuộc hai nhóm đề tài, nhóm nói về thân phận người con gái trong hôn nhân, gia đình và nhóm nói về khát vọng mưu sinh trong sạch của người ỉao động trong xã hội xưa.

*

* *

Nhóm bốn bài đầu là lời than của người phụ nữ về thân phận bấp bênh của mình trong quan hệ hôn nhân. Một khi trong xã hội, hôn nhân được vây bọc bởi bao lễ giáo, bao phong tục khắt khe : nào là môn đăng hộ đôi, là nam nữ thụ thụ bất thân, là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy,… một khi đôi lứa không được tự do tìm hiểu, tự do yêu đương và kết hôn thì chắc chắn thân phận người con gái hết sức bấp bênh, thường chỉ là sự rủi may khi gặp phải “người phàm” hay lấy được “người khôn”, mà trong xã hội nào thì “người phàm” cũng không hiếm. Trong hoàn cảnh như vậy, cứ đến tuổi yêu đương là người con gái thắc thỏm với bao nỗi lo sợ : khi chưa lấy chồng thi sợ gặp phải “người phàm”; khí có được tình yêu thì sợ cha, sợ

mẹ, sợ cả bác mẹ có bằng lòng không, còn sợ người mình yêu không bền chặt, chóng tan như vầng mây bạc trên trời, sợ thói được mới, nới cũ của người đàn ông, thậm chí khi đã về nhà chồng còn sợ “mụ o nỏ Trong xã hội cũ, phần đông con gái còn bị ép lấy chồng sớm, phải lo toan gánh nặng gia đình khi chưa đến tuổi trưởng thành, không có điều kiện học hành, phấn đấu và tham gia các hoạt động xã hội.

Người con gái như tấm lụa đào, mềm mại, xinh đẹp và yếu đuối vậy mà nó chỉ như một món hàng đặt giữa chợ đông. Trong xã hội xưa, khi cái nguyên tắc “chư mẹ đặt đâu con ngồi đấy” được áp đặt khắt khe thì với người con gái, gả chồng đồng nghĩa với bán. Điều đó đã hình thành trong tiếng Việt cụm từ gả bủn (“Con đù gả bán cho người – Cờ ai nấy phất chẳng chơi đâu ỉa’ – hát dặm xứ Nghệ).

Trong bài ca dao thứ tư, mở đầu lời tâm sự của mình cô gái đã ví sức chịu đựng của con người, mà ở đây là của chính cô, với đá. Đá cũng không thể nguyên vẹn trước sự tác động của bên ngoài, dù sự tác động đó chỉ là dòng nước chảy, là hạt sương sư,… ; trong khi đó cô phải đối mặt với bao nỗi sợ hãi lớn lao như trời, như biển. Hình ảnh hòn đá bạc đầu đã nói đầy đủ tâm sự và sức chịu đựng thầm kín của cô gái trước những nỗi sợ cho tình yêu, cho hạnh phúc lứa đôi của mình.

Rõ ràng trong xã hội cũ, người con gái phải đối mặt với bao nỗi sợ, sợ từ lễ giáo xã hội khắt khe đến những thói xấu nhân bản của người đời được hình thành từ quan niệm trọng nam khinh nữ,…

Điều đáng chú ý trong những bài ca dao trên là nỗi niềm người con gái được chuyển đạt trong những “thông điệp” chứa đầy hình ảnh, biểu tượng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Những tấm lụa đào và chợ ; nhũng giếng giữa đủng với người phàm, người khôn ; những bưóm vàng với ổọt mù tất cả đều có mặt trong cuộc sống hằng ngày, ở khắp mọi nơi, như những nhân chứng cho nỗi niềm của những người con gái.

Tóm lại, trong những bài ca dao trên, những hình ảnh ví von, so sánh, những ẩn dụ được mượn từ những sự vật quen thuộc trong cuộc sống ngày thường đã chuyển tải đầy đủ, sâu sắc nỗi niềm, tâm sự của những người con gái trong xã hội xưa trước hạnh phúc lứa đôi.

Một điều cần lun ý thêm là ở bài ca dao thứ ba, câu mở đầu có thể hiểu theo những cách khác nhau. Có người cho người con gái được ví với đọt mù u mềm mại,

(1) Tục ngữ xứ Nghệ : Lo gì không lo bằng  mụ o nỏ mồm (mụ o : cô em chồng), ý nói sợ cô em chồng lắm mồm, hay xúc xiểm để bố mẹ chồng ghét mình.

đang trẻ trung, non nớt vậy mà bị bướm vàng đến đậu, nhưng có người lại xem đó chỉ là câu bắt vần gợi ý, một đặc điểm khá phổ biến trong ca dao. Do tính chất ứng tác, nhiều bài ca dao có thể sử dụng một câu mở đầu đã có ở một bài ca dao khác rồi sáng tạo tiếp câu sau, ví dụ :

-Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông lên mủ mẹ mù đau đớn lòng.

– Chiều chiền ra đứng ngỗ sau,

Nhìn vé quê mẹ ruột đau chín chiều.

có bài lại mở đầu bằng một câu không có nghĩa hoặc nghĩa không liên quan tới câu sau, chỉ nhằm tạo vần cho câu sau mà thôi. Loại câu này có khá nhiều trong ca dao và được các nhà nghiên cứu gọi là những câu bắt vần gợi ỷ (hoặc gợi hứng), ví dụ :

– Trời mưa cho ướt lá khoai,

Công anh làm rể đã hai năm ròng.

-Trời mưa cho ướt lá nem,

Mua bút, mua giấy, mua nghiên học hành.

Bài số 5

Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” đã được nhiều người quan tâm, nhiều cách khai thác khá độc đáo và khác nhau nhằm chỉ ra những bài học nhân sinh sâu sắc. Điều đó càng khẳng định giá trị thực tiễn lớn lao của tác phẩm này. Ớ đây chỉ khai thác chủ đề theo cách hiểu truyền thống, được nhiều người quan tâm.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra một nghịch cảnh : “Con cò mà đi ủn đêm”, trong khi vạc mới là giống chim ăn đêm, cò chỉ đi ăn ban ngày. Vậy có thể nghĩ : cò phải đi ăn đêm là vì đói.

Trong ca dao, cò là hình tượng tượng trưng cho nhữne người lao động nghèo đói, vất vả, phải kiếm sống trong mọi hoàn cảnh. Trời mưa đến mức “Quả dưa vẹo vọ”, muôn vật nghỉ ngơi “Con ốc nằm co – Con tôm đánh đáo.” vậy mà “Con cò (vẫn phải) kiếm ăn”.

Ản đêm hay ngày đều là đi ăn, nhưng tạo dựng một hành động trái với thông

thường (mả đi ủ lì đêm), tác giả dân gian muốn đặt cò vào hoàn cảnh “tình ngay, lí

gian” và oái ăm thay cái “lí gian” ấy đã bị lộ ra vì cò lâm nạn : “lộn cổ xuống ao”. Dựng ra hoàn cảnh đó qua hai câu đầu, tác giả dân gian đã tạo dựng một cái nền, qua đó cò bộc bạch tâm sự của mình. Trong hoạn nạn, cò vẫn muốn sống và sống trong sạch. Lời kêu cứu của cò thể hiện khát khao sống mãnh liệt của nó cả trong khó khăn hoạn nạn. Điều đó cũng góp phần giải thích tại sao cò phải đi ăn đêm và khẳng định cái “tình ngay”, không hề vấn vương chút “lòng nào” của nó. Cò vẫn hiểu việc “đi ăn đêm” đã tạo nên cái “lí gian” để người đời buộc “tội” cho mình và bởi vậy nó phải chấp nhận hình phạt: xáo măng. Câu “Tôi có lòng nào” là một giả định, cũng là lời thanh minh, là sự chấp nhận hoàn cảnh của một người yếu thế nhưng là điều kiện cho một kết cục lựa chọn : “Có xáo thì xáo nước trong – Đừng xáo nước đục…”. Những hình ảnh “nước trong”, “nước đục” liên quan đến một triết lí sống dân gian : thà chết trong còn hơn sống đục. Dĩ nhiên đó là sự lựa chọn bất đắc đĩ, là sự lựa chọn đứt ruột. Sự lựa chọn đó một lần nữa khẳng định bản chất trong sạch của con cò. Nhưng chưa đủ, bản chất đó còn được bộc lộ qua lời giải thích của nó khi yêu cầu : “Đừng xáo nước đục” bởi sợ “đau lòng cò con”. Hai chữ “cò con” ở cuối bài mang tính lấp lửng nên có khi được hiểu là chính con cò trong bài được thể hiện ở dạng thân thương, có khi lại được hiểu là những con cò thuộc thế hệ con cháu của nó. Nhưng dù hiểu theo cách nào, bài ca dao cũng đều bộc lộ khát vọng sống trong sạch của cò khi không muốn để tiếng xấu với mình hay với thế hệ cháu con.

Trong cuộc sống muôn vàn khó khăn, lắm iúc người dân dễ rơi vào hoàn cảnh “tình ngay” mà lí lại không ngay. Ca dao nóỉ riêng, văn chương nói chung thường hay khai thác những hoàn cảnh éo le này để bộc lộ nhửng uẩn kliúc trong chiểu sâu của cuộc sống. Bài ca dao đưa ra hoàn cảnh con cò cũng là để nói về những mảnh đời đen bạc của cuộc sống con người. Trong ca dao, con cò thường được dùng để nói về thân phận người nông dân tần tảo trong cuộc sống :

Nước non lận đận một mình,

Thản cò lên thác xuống ghềnh bấy nay,

Đưa ra hoàn cảnh cá biệt của một con cò trong bài ca dao này, một lần nữa tác giả dân gian nhằm khẳng định bản chất tốt đẹp của mình đã được đúc kết thành câu tục ngữ “Chết trong hơn sống đục” để truyền lại cho đời đời con cháu như một triết lí nhân sinh bất biến.

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích-Bình giảng tác phẩm Ca dao hài hước, châm biếm – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận