Phân tích-Bình giảng tác phẩm Ca dao hài hước, châm biếm – Ngữ Văn 10

Đang tải...

CA DAO HÀI HƯỚC, CHÂM BIÊM

Chùm ca dao hài hước, châm biếm được chọn trong sách giáo khoa gồm hai bộ phận : bốn bài đầu là những bài ca dao châm biếm những thói hư tật xấu của con người, bài thứ năm lại thuộc bộ phận ca dao hài hước.

Đối tượng bị châm biếm trong bốn bài ca dao đầu là kẻ hay nói dối và những người đàn ông vô tích sự, những thói tật không đáng có nhưng lại không hiếm trong mọi xã hội. Vì vậy không chỉ ca dao châm biếm mà truyện cười dân gian cũng đã dành một số lượng khá lớn cho chủ đề này.

Trong cuộc sống có những người rất hay nói dối. Thói xấu này đã được dân gian khái quát qua nhân vật Cuội trong truyện cười Thằng Cuội nằm gốc cây đu và đúc kết nên thành ngữ “Nói dối như Cuội” để phê phán, nhắc nhở nhau hằng ngày. Trong truyện cười, nhân vật Cuội tuy có tính xấu là hay nói dối nhưng lại khá láu lỉnh, thông minh. Cùng với truyện cười, bài ca dao số 1 cũng phê phán thói nói dối nhưng đã tái hiện nhân vật Cuội một cách dễ thương hơn bởi thái độ vui vẻ, láu lỉnh, nhận thấy tật xấu và chịu hình phạt ngồi gốc cây cả đời của mình. Nói dối là một thói tật xấu nhưng có thể dễ dàng sửa chữa khi nhận thức được nó. Vì thế bài ca dao chỉ như một lời nhắc nhở, khuyên răn nhẹ nhàng, nhưng rất thấm thìa đối với người đời.

Ba bài ca dao tiếp theo (2,3,4) đều tập trung phê phán một đối tượng là những kẻ nam nhi vô tích sự. Trong quan niệm của người xưa, làm trai phải có chí lập nghiệp, phải đi đây đi đó “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng” để học hỏi, hiểu biết nhiều, phải có khả năng “Xuống Đông, Đỏng tĩnh, lên Đoài, Đoài tan”,… Văn học cổ nước ta cũng đề cao chí làm trai : “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa – Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” (Chinh phụ ngâm). Với ý thức đó, trong nhiều bài ca dao, tác giả dân gian đã chế nhạo những “nam nhi” yếu hèn, vô tích sự, huênh hoang,… không đáng mặt làm trai : kẻ thì chỉ biết đi ăn cỗ, kẻ thì chỉ gánh nổi… hai hạt vừng, kẻ lại nhút nhát nhưng ra vẻ iêng hùng.

Trong những bài ca dao này, để chế nhạo đối tượng, tác giả dân gian đã tạo nên tiếng cười bằng cách sử dụng biện pháp ngoa dụ, phóng đại thông qua từ ngữ (“Một trăm đám cỗ…”) hoặc qua hình ảnh (“Khom lưng chống gối… gánh hai hạt vừng”).

Nhìn rộng ra một chút, chúng ta có thể thấy trong bộ phận ca dao (cũng như trong truyện cười) châm biếm có rất nhiều tác phẩm hướng tiếng cười đả kích vào những đối tượng thuộc tầng lớp thống trị. Những nhân cách bị đưa ra đả kích, phê phán trong bộ phận ca dao này mang tính xã hội, tức là những nhân cách xấu được hình thành hoặc tăng cường trong xã hội phân chia giai cấp. Trong những bài ca dao đó lời chỉ trích, châm biếm thường nặng nề, sâu cay hơn. Trái lại, những nhân cách thuộc bộ phận ca dao châm biếm trong những bài được chọn giảng trong sách giáo khoa là những nhân cách nhân bản, có thể có ở mọi tầng lớp người trong mọi xã hội. Chính vì thế lời châm biếm thường nhẹ nhàng hơn chủ yếu là sự nhắc nhở lẫn nhau để con người đoạn tuyệt với thói xấu một cách vui vẻ.

Bài ca dao số 5 lại thuộc ca dao hài hước, nhằm mục đích mua vui, giải trí. Biện pháp chủ yếu để gây cười ở đây là nói những điều ngược đời, vì vậy trước đây, khi đưa vào sách giáo khoa người ta đã đặt cho nó cái tên là Nói ngược. Tất cả những sự việc trong bài ca dao đều ngược lại với thực tế. Điều này đã khiến nhiều người xếp bài ca dao này vào loại hình đồng dao, một loại hình văn hoá dàn gian nặng tính ứng dụng, ít nội dung tư tưởng, loại hình những bài ca để trẻ con hát, trẻ con chơi.

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Tục ngữ về đạo đức, lối sống – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận