Phân tích, bình giảng tác phẩm Tỏ Lòng (“Thuật hoài” – Phạm Ngũ Lão) – Ngữ Văn 10

Đang tải...

TỎ LÒNG

(Thuật hoài – PHẠM NGŨ LÃO)

Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) xuất thân bình dân nhưng là một tướng giỏi, lập nhiều công trạng trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên và vùng biên giới phía Nam, được Trần Hưng Đạo tin dùng. Ông sớm ham thích thơ văn, được coi là người “văn võ toàn tài”. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ : Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương) và Thuật hoài (Tỏ lòng).

Bài thơ Tỏ lòng (có người dịch Thuật nỗi lòng) từng được chép trong các sách như Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446), Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn (1726 – 1784), riêng sách Trần triều thế phả hành trạng chép nhan đề bài thơ Tự ngâm. Nói về cuộc đời và xuất xứ bài thơ, Hồ Nguyên Trừng có phác thảo chân dung ngắn gọn Thi chí công danh (Bài thơ nói về chí công danh) trong sách Nam ông mộng lục : “Phạm Ngũ Lão phụng sự Trần Nhân Vương, giữ chức Điện suý Thượng tướng quân. Ông vốn xuất thân từ quân ngũ nhưng ham đọc sách, tính tình phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ. Đối với việc võ bị, ông dường như có vẻ không quan tâm, song cai quản quân bằng tình cha con, vì thế mỗi khi ra trận đều thắng. Ông làm quan thị vệ cần mẫn, cẩn thận, là một bề tôi nanh vuốt đứng đầu và có bài thơ như sau…”.

Đó chính là bài thơ mà người đời thường, gọi Thuật hoài (Tỏ lòng) :

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch thơ :

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luốngthẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Bài thơ Tó lòng thuộc lối thơ ngôn chí, bày tỏ chí hướng, nguyện ước và lí tưởng sống của con người cá nhân in đậm cảm quan nhà nho. Cảm hứng về con người và ý thức làm người tài giỏi, hữu dụng được kết tinh trên nền tảng đời sống văn hoá và khí thế, sức mạnh thời Trần – hào khí Đông A. Đó cũng là tiếng thơ hoà chung khí thế một thời đại hào hùng, bên cạnh những Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Nguyễn Sĩ Cố,…

Mở đầu bài thơ là hình ảnh một võ tướng – người lính nhưng đã được cách điệu, khoa trương, huyền thoại hoá thành hình tượng người anh hùng chiến trận manơ tầm vóc quốc huy, tầm vóc vũ trụ, đo đếm bằng chiều kích giang sơn, núi rộng sông dài. Con người “Cầm ngang ngọn giáo…” trải khắp núi sông ấy là sự tiếp nối biểu tượng Thánh Gións kì vĩ trong tâm thức dân gian (chú bé ba tuổi vụt cao lớn, cưỡi ngựa sắt đánh tan giặc rồi bay về trời) và chuyển hoá thành mẫu hình người võ tướng tràn đầy khí phách và sức mạnh.

Tiếp sau câu thơ trên là sự thể hiện khí thế của ba quân, qua đó là ý thức về sức mạnh của cả một thời đại, một dân tộc. Xét trên phương diện ngôn từ nghệ thuật cũng như ý nghĩa biểu trưng, điển phạm thì câu thơ có thể được hiểu theo hai nét nghĩa cụ thể khác nhau. Thứ nhất, theo cách hiểu truyền thống, ba quân sức mạnh như hổ báo, khí thế như át cả sao Ngưu. Thứ hai, ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt trôi trâu. Những người theo cách hiểu sau còn dẫn chứng cả cách sử dụng hình ảnh này trong thơ cổ Trung Hoa ở các tác giả như Hàn Tín, Đỗ Phủ. Tuy nhiên cách hiểu theo truyền thống các cụ xưa cũng vẫn được nhiều học giả chấp nhận. Một mặt, tì hổ khí thôn ngưu  ngụ ý nói khí thế ba quân át sao Ngưu trên trời thì hình ảnh hùng tráng, giàu chất thơ và tương hợp với chân dung người võ tướng ở câu thơ trên hơn là hình ảnh so sánh cụ thể với loài hổ báo nuốt trôi con trâu. Mặt khác, ngav trong thơ Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) cũng có câu sử dụng hình ảnh này để nói về chí hướng, năng lực người tài:

Giới Hiên tiên sinh miếu lang khí,

Mậu linh dĩ hữu thôn iìgiùi chí…

(Tiên sinh Giới Hiên là nhân tài của triều đình,

Thuở thiếu niên đã có chí nuốt trôi trâu…)

Điều quan trọng nhất, dù hiểu theo cách nào thì hình ảnh người võ tướng trong thơ Phạm Ngũ Lão cũng gắn với sức mạnh ba quân và thể hiện tầm vóc một đất nước vừa ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. Đó là ý thức một con người nhưng cũng chính là niềm tin và niềm tự hào về hào khí, sức mạnh của cả dân tộc.

Trong hai câu thơ sau, Phạm Ngũ Lão nhấn mạnh hoài bão, ý thức của bậc nam nhi với việc lập công danh để đời. Nên nhớ rằng, theo quan niệm Nho giáo thì con đường công danh chỉ có thể đến với bậc nam nhi và đã là nam nhi thì phải hướng đến công danh, mong đạt tới “công thành danh toại” để bản thân được thoả nguyện chí làm trai và làm vẻ vang cho mẹ cha, gia tộc. Theo sách Kinh lễ, nhà quý tộc khi sinh con trai thì lấy cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát tên ra bốn phương, ngụ ý làm trai có chí khí tung hoành ngang dọc bốn phương trời đất. Nguyện ước lập công danh còn trở đi trở lại trong thơ nhiều trí thức nho sĩ đời sau như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, đặc biệt trong thơ Nguyễn Công Trứ : “Làm trai chi sợ áng công danh” ; “Thân đã có ắt danh âu phải có” ; “Đã mang tiếng ở trong trời đất – Phải có danh gì với núi sông” ; “Trong vũ trụ đã đành phận sự – Phải có danh gì với núi sông” ; “Vũ trụ giai ngô phận sự – Chẳng công danh chi đứng giữa trần gian”,… Theo một cách hình dung khác, việc đề cao bậc nam nhi có khi ăn sâu trong tiềm thức và đi đến phủ định, coi thường, mất lòng tin vào giới nữ. Chẳng hạn, ở bài thơ Đê đền Sẩm Nghi Đống vốn được coi là tiếng nói ngang tàng đầy bản lĩnh của nhà thơ phái đẹp Hồ Xuân Hương thì tiền đề của tinh thần khinh mạn viên tướng họ Sầm và ước vọng lưu danh công nghiệp “Thì sự anh hừng há bấv nhiêu” lại vẫn cần một điều kiện giả định giả thiết “Ví đây đổi phận làm trai được” – một tiếng nói trong tiềm thức phủ nhận khả năng của cả giới mình. So sánh như thế để thấy rõ hơn đặc điểm lịch sử và cơ sở văn hoá thời đại nhà Trần đã quy định nội dung tiếng thơ Phạm Ngũ Lão.

Nhấn mạnh chí hướng lập công danh, Phạm Ngũ Lão tạo nên một phản đề trong câu kết : “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” (Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu). Dẫn giải đầy đủ cả điển tích thì câu thơ có nghĩa : Mình cũng là bậc nam nhi nên khi nghe chuyện phải biết xấu hổ với ông Gia Cát Lượng, tức Khổng Minh, người nổi tiếng nhân đức, mưu lược, tài dùng binh, từng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, sau được phong tước Vũ Lượng hầu, còn gọi tắt là Vu hầu. Câu thơ kết có ý nghĩa đánh động, kê kích tâm lí, thức tỉnh ý thức làm người và chí hướng lập công danh của bậc nam nhi, rộng hơn là khả năng tự ý thức về cuộc sống và vị trí, vai trò, sự nghiệp, giá trị của mỗi cá nhân trong xã hội.

Bài thơ Tỏ lòng thuộc lối thơ tứ tuyệt nên hết sức ngắn gọn, hàm súc, cô đúc và thể hiện sâu sắc hình ảnh bậc võ tướng. Đó là nguyên ước và cũng là sự khẳng định bản lĩnh con người cá nhân, biểu hiện tiếng nói của một người nhưng cũng là chí hướng của mọi con người, xác định tầm vóc và khí thế con người Đại Việt một thời một thuở nhưng cũng là biểu tượng sức mạnh dân tộc ở mọi thời đại.

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Nỗi Lòng (“Cảm hoài” – Đặng Dung) – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận