Phân tích, bình giảng tác phẩm Tục ngữ về đạo đức, lối sống – Ngữ Văn 10

Đang tải...

TỤC NGỮ VỂ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

  1. Về nội dung

Mười hai câu tục ngữ trong sách giáo khoa đều nói về những phẩm chất của con người Việt Nam nhưng được lựa chọn theo ba nhóm chủ đề :

Nhóm ba câu đầu khuyên răn người ta lao động. Câu 1 là một triết luận : có làm có ăn, không làm không có ăn. Câu 2 lại là một kinh nghiệm về đầu tư trong sản xuất kinh doanh : muốn có thu nhập nhiều cần đầu tư lớn. Câu ba lại lấy thực tiễn từ hoạt động xây tổ của con kiến (một sinh vật nhỏ bé, nhưng với tính kiên trì vẫn xây được cái tổ lớn) để suy ra con người cũng có thể làm nên việc lớn nêu biết kiên trì. Câu tục ngữ này không chỉ là một triết lí mà còn là lời động viên đầy tính lạc quan.

Nhóm ba câu tiếp theo (4,5,6) nói về tình cảm con người. Câu 4 nói về tình máu mủ không có gì sánh bằng. Câu 5 nói về tình nghĩa con người không câu nệ giàu nghèo : có tình thương thì dù phải sống trong lều, trong quán cũng hơn sống trong toà ngói cao mà không tình, không nghĩa. Câu 6 lại nói về tình cảm hoà thuận giữa vợ và chồng : khi vợ chồng hoà thuận thì việc lớn đến mấy cũng xong.

Nhóm sáu câu còn lại (7,8,9,10,11,12) nói về những phẩm chất, những đức tính cần có của con người trong ứng xử xã hội. Câu 7 nói về năng lực của con người và lời nói : cần nói hay chứ không phải nói nhiều. Từ đó có thể suy ra : cần chất hơn lượng, cần làm giỏi, làm tốt chứ không phải làm nhiều mà kém. về một khía cạnh của vấn đề này Lê-nin đã từng nói : nhiệt tình cộng với dốt nát chính là sự phá hoại. Câu 8 nói về phẩm chất con người qua nội dung và hình thức biểu hiện. Câu 9 nói về phẩm chất kính già, yêu trẻ cần có của con người trong xã hội. Cũng khuyên răn con nơười đức tính này, người Việt Nam còn có truyện cười (ra nước mắt) kể rằng : Một người đàn ông đối xử tệ với bố mình. Một hôm hắn đuôi bô ra khỏi nhà và bảo thằng con lây củi chăn rách cho ông nội. Thằng bé chỉ cắt một nửa cái chăn cho ông. Ngườỉ bố thấy thế liền bảo : sao cái chân rách mà mày còn tiếc, giữ lấy một nửa làm gì ? Thằng bé trả lời : nửa còn lại con dành đê sau này cho bô”

Về một khía cạnh khác của vấn đề này, dân gian còn có câu tục ngữ : “Kính lão, đắc thọ” (kính trọng người già sẽ sống lâu). Người châu Âu lại có lời cảnh báo bất hủ : nếu chứng tư bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào tư bằng đại bác. Câu 10 lấy một đặc tính của loài ngựa để nói về tình cảm giữa con người với nhau, phải biết thương yêu, đùm bọc nhau khi hoạn nạn. Câu 11 nói về tình nghĩa của con người bất luận thời gian. Câu 12 lại nói về lòng vị tha cần có của con người trong cuộc sống.

  1. Nghệ thuật

Tuy tục ngữ được dùng để nói, nhưng trong đó đã hàm chứa nhiều yếu tố nghệ thuật.

Trước hết có thể thấy phần lớn tục ngữ đã có vần. Nói như vậy cũng có nghĩa rằng sẽ có những câu tục ngữ không sử dụng vần, cụ thể ở đây là các câu số

sô 7, số 11. Tục ngữ có hai loại vần là nội vần (vần trong một dòng câu) và ngoại vần (vần liên kết hai dòng câu). Trong số những câu tục ngữ có vần trên đây chỉ có câu số 5 sử dụng ngoại vần vì đó là một cặp lục bát. Nội vần cũng có hai loại : vần liền (chữ thả vần và chữ bắt vần liền nhau : Bồi ở / lở đi) và vần cách (giữa chữ thả vần và chữ bắt vần cách nhau một đến n chữ). Các câu tục ngữ có vần được chọn trên đây toàn sử dụng vần cách (hầu hết là cách một chữ, chỉ có câu số 6 cách hai chữ). Vần vừa có tác dụng làm cho người ta dễ nhớ để vận dụng trong cuộc sống hằng ngày, nhưng vần còn tạo nên nhịp, mà nhịp lại có tác dụng trong việc truyền đạt nội dung.

Tục ngữ là những kinh nghiệm được khái quát thành những triết lí. Chính vì vậy nhiều tục ngữ đã sử dụng cấu trúc đối xứng để tăng cường sức thuyết phục cho triết lí.

Đặc biệt nhất về nghệ thuật của những càu tục ngữ này là sử dụng những biện pháp tu từ như ẩn dụ, tỉ dụ (so sánh), hoán dụ,… Khi nói việc không lao động không có ăn, tục ngữ dùng hình tượng tay quai (tay khoanh lại, khống làm gì), miệng trễ (miệng trễ ra do không có ăn) ; khi nói về sự kiên trì lao động sẽ thành công, người ta dùng hình tượng con kiến tha mồi về tổ ; khi nói về tình máu mủ người ta so sánh giọt máu đào vói ao nước lã Những biện pháp tu từ này đã làm cho sức thuyết phục của triết lí cao hơn.

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Xúy Vân giả dại – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận