Phân tích, bình giảng tác phẩm Ba bài thơ Hai-cư của Ma-Su-Ô Ba-Sô – Ngữ Văn 10

Đang tải...

BA BÀI THƠ HAI-CƯCỦA MA-SU-Ô BA-SÔ

1.Ba-sô là bậc thầy thơ hai-cư. Trong thơ ông phần nhiều miêu tả thiên nhiên, đặc biệt thường nói đến bốn mùa : xuân – hạ – thu – đông, để phản ánh tâm trạng và tư tưởrm của mình.

Bài 1 và Bài 3 trong Ngữ văn 10 Nâng cao nói về mùa thu, Bài 2 nói về mùa xuân. Mỗi mùa được Ba-sô tạo ra một ấn tượng khá đậm nét và chọn lựa những từ mùa (quý ngữ) thật thích hợp. Qua đó, khiến người đọc cảm thụ bài thơ theo ý nghĩa của riêng mình.

Bài 1 hay gọi Bài thơ con quạ được Ba-sô viết năm 1679 lúc ông ba mươi lăm tuổi. Bài thơ ra đời đã gây một tiếng vang trên thi đàn và được xem là bài hai-cư kiểu mẫu. Tù đó Ba-sô mở ra một phong cách sáng tác mới gọi là Tiêu phong (Shofu). Nhiều người khắp nơi kéo nhau về xin làm đồ đệ Ba-sô. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bài thơ thành công là do ông đã có thời theo Thiền tông dưới sự hướng dãn của hai thiền sư nổi tiếng. Đồng thời vào năm 1792, Ba-sô mang một nỗi phiền muộn về mối tình uẩn khúc với nàng Giu-te-i (Jutei). Những nguyên nhân đó đã thúc đẩy ông dồn tinh lực để viết ra Bài thơ con quạ.

Bài thơ như một bức tranh thuỷ mặc đơn sơ mà sâu thẳm. Ba-sô chỉ phác hoạ vài nét về một cành khô trên đó con quạ đậu giữa màu sẫm tối của chiều thu.

Nhìn qua vài nét vẽ đơn sơ, vài từ ngữ ngắn gọn, một đặc trưng của thơ hai-cư, đã khiến người đọc nhận biết đó là một cảnh chiều thu tàn tịch lặng (sabi) mà u huyền (yu gen). Trong bài thơ, hình ảnh con quạ vốn tượng trung cho sự tang tóc, u ám, buồn bã càng gây thêm ấn tượng sâu đậm cho người đọc.

Nếu Bài thơ con quạ ta phải thông qua thị giác để cảm nhận chiều thu cô tịch thì Bài 2 hay gọi là bài Tiếng chuông, ta lại vận dụng thính giác để cảm nhận mùa xuân.

Âm thanh tiếng chuông vọng lại cho ta một cảm giác bâng khuâng không biết tiếng chuông từ đâu đến, từ đền U-e-nô hay A-sa-cư-sa . Chuông là biểu tượng của tiếng gọi thức tỉnh. Ở Ân Độ là biểu tượng của thính giác, từ thính giác mà tri giác (biết được).

Tiếng chuông vọng lại khiến cho Ba-sô bâng khuâng không biết nó từ đâu vọng đến, dù rằng hai ngôi chùa đó ở gần túp lều của ông. Nhưng rồi tiếng chuông cũng làm cho Ba-sô bừng tỉnh, khi nhìn rõ dãy hoa anh đào quanh túp lều của mình đang nở rộ mới biết đó là mùa xuân.

Mùa xuân ở Nhật Bản là mùa hoa anh đào (sakura) nở, loại hoa đặc trưng này thường nở trong một hai tuần. Hoa anh đào là biểu tượng tâm hồn và sinh hoạt văn hoá đầu xuân của người Nhật. Hoa nhỏ nhắn, không hương vị, màu hồng nhạt. Một cây đứng riêng rẽ thì không thấy rực rỡ, nhưng quần tụ lại từng hàng, từng dãy thì vô cùng rực rỡ. Hoa anh đào tượng trưng cho sức sống dồi dào và tinh thần đoàn kết hoà hợp của người Nhật Bản.

Bài thơ đã vẽ ra một cảnh tượng mơ hồ “Hoa đào như áng mây xa” lơ lửng bồng bềnh trước mắt, bên tai nghe vang vọng tiếng chuông tan ra trong không gian rộng lớn, không xác định được cụ thể từ hướng nào. Cảnh tượng đó khiến cho nhà thơ có cảm giác được thưởng ngoạn cái đẹp của mùa xuân và hoà tan tâm trạng cô đơn trống vắng của mình vào cái thế giới mênh mang vô tận đó.

Còn trong Bài 3 hay gọi là bài thơ Cây chuối tả về đêm thu. Ba-sô đã dùng những âm thanh gây ấn tượng sâu lắng như tiếng gió thu, tiếng mưa rơi, tiếng tí tách, để miêu tả một đêm thu hiu hắt quạnh hiu. Những âm thanh đó phát ra trong đêm rả rích, dội vào tai nhà thơ đang nằm cô đơn lẻ loi trong túp lều nhỏ cạnh cây chuối càng thêm não nuột.

Cây chuối được nói đến trong thơ là loại thân nhỏ, mềm mại, dễ héo tàn. Phật giáo coi cây chuối là biểu tượng của sự mỏng manh không ổn định của vạn vật, và cho rằng : “Mọi cấu tạo tinh thần chẳng khác nào cây chuối”.

Ba-sô chọn cây chuối để ví thân phận mình cũng từng bị cuộc sống xô đẩy tả. tơi chẳng khác nào thân phận cây chuối cũng bị gió mưa xô đẩy tả tơi, lay lắt trong đêm thu này.

2. Đọc ba bài thơ của Ba-sô, ta có cảm giác không khí trong thơ ông quá tĩnh lặng, êm đềm, ít xao động. Một chiều thu u tịch, một đêm thu hiu hắt, một mùa xuân bãng lãng. Tất cả đó là chất sa-bi (tịch lặng), một đặc trưng thẩm mĩ của thơ hai-cư đã thấm đẫm trong thơ ông. Sa-bi vốn là nguyên lí của Thiền học mà Ba-sô đã từng học hỏi. Thiền đòi hỏi tập trung cao độ để đưa tâm tưởng của bản ngã (cái tôi) hoà nhập vào cái tịch lặng vô biên, chốn hư không tâm trí, không bị ức chế một điều gì để giải thoát tâm linh, chất sa-bi trong thơ hai-cư là sự biểu hiện cái tĩnh lặng trầm lắng, đơn sơ, cô liêu,…

Dù chất sa-bi có gợi cho ta nỗi buồn cô quạnh, lẻ loi, trầm lắng nhưng không làm cho con người bi luỵ, chán chường, oán hận, thất vọng. Người Nhật xem những điều đó là tự nhiên, nó là vẻ đẹp của tâm hồn. Điều này Ta-go, nhà thơ lớn

lớn của Ấn Độ cũng từng nói : “Đau buồn cũng đẹp như một vòng hoa”. Câu thơ sau đây của Bu-son cũng nói lên ý nghĩa đó :

Hỡi cô đơn

ngươi cũng là niềm an lạc trong đêm thu

Ba-sô đã thả hồn vào trong ba bài thơ trên để nâng tâm hồn mình lên hoà điệu với thế giới bên ngoài. Chính Ba-sô đã nói : “Thơ ca chỉ sinh ra từ sự hoà diệu khi ta và sự vật trở thành một, khi ta đã lặn sâu vào lòng sự vật để nhìn thấy điều gì đó tựa như tia sáng mờ ảo đang ẩn giấu ở đấy. Nếu như cảm thức của ta không tự nhiên, nếu sự vật và ta còn li cách thì thơ lúc ấy không còn là thơ ca thật sự nữa mà chỉ còn là một thứ đồ vật giả mạo chủ quan của ta”[1].

[1]     Dẫn theo Nhật chiêu, Basho và thơ haiku, NXB Văn học – Khoa Ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hổ Chí Minh XB, 1994.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Cảm xúc mùa xuân trong ba bài thơ của Yô-Sa Bu-Son – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận