Phân tích, bình giảng tác phẩm Cảm xúc mùa xuân trong ba bài thơ của Yô-Sa Bu-Son – Ngữ Văn 10

Đang tải...

CẢM XÚC MÙA XUÂN TRONG BA BÀI THƠ CỦA YỒ-SA BU-SON

1.Ba-sô và Bu-son là hai nhà thơ nổi tiếng về thơ hai-cư, nêu Ba-sô là viên ngọc thì Bu-son là kim cương của thơ ca Nhật Bản.

Thơ Ba-sô thiên về tả bốn mùa thiên nhiên, còn Bu-son lại thích nói nhiều về mùa xuân. Mùa xuân đối với Bu-son như là người bạn tình. Trong cuộc đời, ông đã dành một khoảng thời gian mười năm để du ngoạn lên phía bắc Ê-đô và vùng đông bắc đất nước. Đến đâu ông cũng mang theo rượu để ngồi uống thưởng hoa xuân. Có lần đi dọc đường, ông gặp một vườn mận nớ hoa, ông trải chiếu xuống đường ngồi uống rượu ngắm hoa mận nở :

Trải chiếu trên cánh đồng

Ta ngồi ngắm

Vườn mận nở hoa[1]

Bu-son đã viết trên hai nghìn bài thơ hai-cư, phần nhiều nói về mùa xuân, nhiều bài đạt đến độ tuyệt diệu. Ông được mệnh danh là thi sĩ của mùa xuân.

2.Nhiều bài thơ của Bu-sôn truyền đến người đọc một cảm xúc về sự kì diệu và u huyền của mùa xuân. Trong chủ đề mùa xuân, Bu-sôn thường miêu tả nhiều đề tài khác nhau : mùa xuân của tình yêu, mùa xuân của hi vọng, mùa xuân của con người, mùa xuân của tuổi trẻ,… Những đề tài ‘đó luỏn gắn bó với đời sống trần tục.

Trong Bài 1, Bu-sôn miêu tả sức sống của mùa xuân như dòng thác đang chảy, kêu gọi con người hãy hoà mình vào sức sống đó. Mùa xuân đang hiển hiện trước mắt ta với lá non đang tràn đầy. Một mùa xuân sinh sôi nảy nở, cãy cối đâm chồi nảy lộc, một sức sống mới, sức sống đó đã được biểu hiện qua hình tượng dòng thác chảy. Thác luôn luôn chuyển động, nước từ trên vách núi cao tràn xuống, nước len lỏi qua các phiến đá tràn ra sông, chảy ra biển. Thác cũng như cuộc sống đời người luôn luôn biến động. Thác còn là biểu tượng tiếng gọi mùa xuân, thúc giục ta hoà vào tiếng reo vui của dòng thác chảy, hoà vào màu xanh cây cối, hoa lá để cảm nhận “cây đời luôn luôn tươi xanh”, cuộc sống như mùa xuân bất tận.

Trong Bài 2, Bu-sôn lại miêu tả mùa xuân với tình yêu. Bài thơ dịch ra tiếng Việt chỉ có 11 từ, nhưng hàm súc.

Trong thơ xuân, Bu-sôn hay tả mưa xuân, thường dùng các từ ngữ như mưa xuân gieo cải, mưa xuân rắc hạt, bụi mưa xuân, xuân vũ,… Trong bài này, Bu-sôn tả cảnh mưa xuân lất phất, mưa không nặng hạt, không đủ thấm áo, không rét mướt. Dưới mưa xuân có hai người cùng đi, một mặc áo tơi, một che ô. Áo tơi và ô là biểu tượng đáng chú ý. Loại áo tơi hay áo mưa này làm bằng tranh hoặc rạ, người đàn ông dùng để khoác lúc mưa bão, trên đầu đội thêm chiếc nón rơm hình nấm. Ô là vật dụng mà phụ nữ Nhật Bản thường dùng đi đường để che mưa nắng. Áo tơi trong bài là biểu tượng chỉ người con trai, ô chỉ người con gái. Đôi tinh nhân này đang sánh vai cùng đi trong mưa xuân. Không phải nói thêm điều gì nữa khi hình ảnh họ đang đi dưới mưa xuân. Đó là bức tranh xuân miêu tả con người đang hoà trong mưa xuân, nói lên mùa xuân của tình yêu, mùa xuân của tuổi trẻ. Nhìn bức tranh đó ai mà không rạo rực.

Bài 3 là bức tranh miêu tả mối quan hệ giữa mùa xuân và con người. Ở Nhật Bản, cứ mỗi lần xuân đến là dịp người ta đi du lịch, tham quan các nơi danh lam thắng cảnh, thưởng ngoạn hoa đào nở, đến thăm viếng đền chùa, dự lễ hội và đi mua sắm, đặc biệt đó là cơ hội cho các thiếu nữ đi mua đồ trang sức làm đẹp cho mình.

Hình ảnh du nữ trong bài thơ là nói đến các kĩ nữ (gheisa) – những cô gái biết múa hát, rót rượu, dâng trà, cắm hoa, tiếp khách, có lúc làm gái làng chơi. Nếu là gái làng chơi hạng sang thường được sống trong các ngôi lầu sang trọng, ít được ra ngoài, chí loanh quanh trong lầu mình ở.

3. Bu-son vừa là nhà thơ, vừa là danh hoạ cho nên ông rất coi trọng sự kiệm lời, khi đã đủ ý rồi thì không cần nói gì thêm. Thơ ông rất thích hợp với câu nói của Trang Tử : “Có lời là vì ý, được ý rồi thì hãy quên lời.”(!)

Ngôn từ trong thơ Bu-son chỉ có ý nghĩa khơi gợi giống như những đường nét và hình khối mang màu sắc đậm nhạt trong các bức hoạ thuỷ mặc. Đặc trưng một bài thơ hai-cư thường tiềm ẩn trong khoảng không vô ngôn giữa các từ và ở cuối bài.

Bu-son thường chú ý đến hình ảnh tượng trưng, từ hình ảnh mà người đọc đoán xét ý nghĩa của bài thơ.

Trong Bài 2 tác giả không nhiều lời, không tả người con trai, con gái, chỉ dùng hình ảnh áo tơi và chiếc ô cùng đi cũng đủ cho người đọc suy đoán ra ý nghĩa của nó.

Ba bài thơ của Bu-son trên đây thực sự là ba bức tranh xuân vô giá.

[1]    Thanh Châu dịch.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (“Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu) – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận