Phân tích bài “Việt Bắc”- (P8) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

VIỆT BẮC

Tố Hữu

6. 16 câu thơ cuối.

– Đoạn thơ cuối là hoài niệm về cuộc họp của Chính phủ trong hang núi:

“Ai về ai có nhớ không

Ngọn cờ tắm gió lồng cửa hang

Nắng trưa rực rỡ sao vàng

Trung ương, Chính Phủ luận bàn việc công

Điều quân chiến dịch Thu – Đông

Nông thôn phát động, giao thông mở đường

Giữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu.”

Ở đâu ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Mười lăm năm ấy, ai quên

Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa.

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.”

– Không gian là hang núi chật hẹp mà vẫn lồng lộng gió lùa, rực rỡ ánh sao vàng, chan hòa ánh nắng. Cảnh đẹp và sự trang nghiêm thế hiện sự thay đổi từ đêm tối gian lao sang ngày mai tươi sáng. Tính chất diễn ca lịch sử nhằm the hiện những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng: từ điều quân, chiến dịch tới phòng hạn, thu lương… Khép lại đoạn thơ là hình ảnh Việt Bắc quy tụ niềm tin, hi vọng của mọi người dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc. Dù người về xuôi đã bước chân ra đi nhưng lòng vẫn gửi lại chiến khu Việt Bắc với bao nhớ nhung ân nghĩa, ân tình.

MỞ BÀI THAM KHẢO (Sưu tầm từ nhiều nguồn của Giáo Viên, Sinh Viên Đại Học)

Mở bài 1: (Sưu tầm)

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là cánh chim đầu đàn cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông mang tính trữ tình, chính trị sâu sắc, giàu khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn lại đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung cảm xúc và hình thức thế hiện. Bài thơ Việt Bắc – tác phẩm để đời của Tố Hữu ra đời nhân sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử của dân tộc: Tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Việt Bắc là khúc hát tâm tình của những con người kháng chiến. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi sáng, là bản hùng ca về chiến thắng vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn thể nhân dân.

Mở bài 2: 

“Một nhà thơ thời sự nhất nhưng lại sáng tạo được nhiều giá trị bền vững với thời gian” – đó là nhận xét của giáo sư Hà Minh Đức về Tố Hữu – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Ra đời nhân một sự kiện lịch sử trọng đại: Tháng 10/1954, cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Bài thơ Việt Bắc như khúc hát ru sâu lắng, lay động trái tim về tình cảm cội nguồn, đạo lí thủy chung của dân tộc. Đồng thời tô đẹp bức tranh thiên nhiên Việt Bắc – bức tranh của vùng đất kháng chiến.

Mở bài 3: 

“Thơ Tố Hữu tràn đi tha thiết, mênh mang. Thơ ông nặng tình hơn là suy nghĩ’ – nhận xét đó của giáo sư Nguyễn Văn Hạnh và cũng là cảm nhận của không ít người khi đọc bài thơ Việt Bắc. Với tình cảm tha thiết, mặn nồng, đậm đà tính dân tộc, Việt Bắc được coi là một trong những khúc ca đạo lí thủy chung đằm thắm nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Ra đời vào tháng 10/1954 trong cuộc chia tay với cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc, bài thơ đã cất lên khúc ca ân tình, ân nghĩa về một thời kháng chiến không thể nào quên.

Mở bài 4: (Sưu tầm)

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ tố Hữu nói riêng và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Tác phẩm ra đời nhân sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc: Tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc để về xuôi. Từ thời điểm xuất phát ấy, bài thơ đưa độc giả về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ anh hùng, qua đó nói lên nghĩa tình gẳn bó và thân thiết với Việt Bẳc và kháng chiến, với đất nước và nhân dân – tất cả là nguồn sức mạnh to lớn đế dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thế hiện qua những câu thơ ca dao đậm chất trữ tình chính trị, giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết và mang hơi thở của dân tộc.

Mở  bài 5: (Sưu tầm)

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

Đã từ lâu mảnh đất Tây Bắc – Điện Biên được coi là quê hương của kháng chiến, quê hương của những anh hùng, đây là mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng ân tình khiến ai đã đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi, xuyến xao. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ cho những ai đã từng đên rồi lại phải đi. Có người đã từng nói: “Thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy.”, chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ Tố Hữu – một người lính đã từng gắn bó với mảnh đất này viết lên tác phẩm “Việt Bắc” – tuyệt tác của đòi mình. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình – chính trị, đậm tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân.

Mở bài 6:

Xuân Diệu từng viết rằng:

“Làm sao sống được mà không yêu,

Không nhớ, không thương một kẻ nào?”

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng trọn cho riêng mình một nơi để yêu thương, một kỉ niệm để gửi tặng vào nỗi nhớ. Và phải chăng Tố Hữu — lá cờ đầu của thơ ca Việt Nam cũng là một người như thế? Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca kháng chiến nói chung. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc: Tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về tiếp quản thủ đô Hà Nội ấy. Trong cuộc chia tay lịch sử giữa những người cán bộ cách mạng và nhân dân, bao nhiêu những kỉ niệm được gợi lại từ mười lăm năm chiến đấu gian khổ nhưng đầy ắp niềm vui và hạnh phúc. Bài thơ là trái tim, tâm hồn thứ hai của Tố Hữu, là bản hùng ca về những chiến công vĩ đại của quân dân, đồng thời là khúc tình ca giữa người ra đi và người ở lại.

Mở bài 7: 

Có những tác phẩm văn học ra đời rồi rơi vào quên lãng, không ai nhớ mặt đặt tên. Có nhũng tác phẩm lại vang lên như một nốt nhạc diệu kì, ghi dấu ấn sâu đậm không thể mờ phai trong tâm hồn người đọc – bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu là một trường hợp như thế. Việt Bắc là kết tinh của những rung động sâu sắc của Tố Hữu khi nhớ về mười lăm năm lịch sử vẻ vang của cả dân tộc. Trải qua bao khó khăn, gian khố, người dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng dã dành cho nhau những tình cảm sâu nặng, thủy chung nghĩa tình. Để giờ đây, trong thời khắc chia tay ấy, bao kỉ niệm tươi đẹp cứ dần dần hiện ra dưới ngòi bút tài qua và tâm hồn của Tố Hữu. Việt Bắc là bản hùng ca không quên về chặng đường kháng chiến, là khúc tình ca lưu luyến giữa hai mảnh tình – người ra đi và người ở lại.

Mở bài 8: 

Nhà văn An – đéc – xen đã tùng nói: “Không có câu chuyện cố tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. Và khi cuộc sống đi vào thơ ca, Tố Hữu – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam cũng đồng điệu với nhà văn Đan Mạch khi sáng tác thi phẩm Việt Bắc – kết tinh của mười lăm năm lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trên phông nền thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, mang những nét đặc trưng của xứ sở Tây Bắc, cuộc chia tay lịch sử diễn ra giữa người ra đi và người ở lại đã để lại bao nhiêu lưu luyến trong lòng người. Bài thơ là bức tranh tâm tình sâu nặng, tha thiết, là những kỉ niệm mãi mãi không quen về một thời kháng chiến gian khố, hào hùng của dân tộc được thế hiện qua hồn thơ Tố Hữu đậm chất chữ tình chính trị và dạt dào tính dân tộc.

KẾT BÀI THAM KHẢO. (Sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu của Giáo Viên, Sinh Viên Đại Học)

Kết bài 1: 

Với thể thơ lục bát uyển chuyên, linh hoạt, khi sâu lắng, thiết tha, khi sôi nổi, dồn dập, với cách xưng hô mình – ta ngọt ngào thương mến, bài thơ Việt Bắc đã tái hiện lại những năm tháng kháng chiến gian lao mà anh dũng của dân tộc. Việt Bắc vừa là bản tình ca, vừa là khúc tình ca kháng chiến. Bài thơ xứng đáng là một đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca Tố Hữu và là tác phẩm xuất sắc của thư ca kháng chiến chống Pháp.

Kết bài 2: (Sưu tầm)

Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng kết hợp với kết cấu xưng hô “ta – mình”, bài thơ ôm chứa niềm lạc quan, vui sống và tin tưởng vào con người Việt Bắc. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêu nước của Tố Hữu, cuối bài thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Kỉ niệm ấy mãi trong lòng người đi và quấn quýt trong dấu chân của người ở lại. Lời thơ giản dị mà trong sáng thế hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ của Tố Hữu đã đi vào trong lòng người đọc như khúc dân ca dịu dàng để lại bao say đắm về một mảnh đất gắn bó với biết bao con người mà có lần Chế Lan Viên đã từng viết:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC PHẨM VIỆT BẮC – TỐ HỮU.

1. “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tưởng, nhà thơ khác sử dụng bốc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần.” (Chế Lan Viên)

2. Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình..(Xuân Diệu)

3.“Với Việt Bắc, hồn thơ cũng là nghề thơ Tố Hữu chín rộ, ..không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc…” (Xuân Diệu)

4. “Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình – chính trị… Bài thơ là một khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thắm, lâu bền của bài thơ..(Trần Đình Sử)

5. “Bài thơ Việt Bắc là kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca các mạng, thơ ca kháng chiến. Đài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Thế thơ lục bát, lối hát đối đáp, ..nhiều biện pháp tu từ, ..được tác giả vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, thuần nhị và có nhiều nét cách tân, nhất là hai đại từ Mình — Ta. Và cả tiếng nói yêu thương – nét nổi bật trong phong cách Tố Hữu. Tư tưởng thì mới mẻ với nhũng dự báo sáng suốt được thế hiện bằng hình ảnh phong phú và tấu lên bằng âm nhạc làm say mê lòng người..(Nguyễn Đức Quyền, in trong Phân tích thơ văn 12)

Xem thêm: Phân tích bài “Đất nước”- (P1) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận