Phân tích bài “Đất nước” Nguyễn Khoa Điềm – (P1) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

ĐẤT NƯỚC

(Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Nguyễn Khoa Điềm

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả.

– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên – Huế trong một gia đình tri thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.

– Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông về hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phổ Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.

– Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế.

– Ông tham gia Ban Chấp hành hội Nhà văn Việt Nam khóa III, là Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Bộ trưởng Bộ Văn hóa — Thông tin, từng là Uy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương. Sau Đại hội X của Đảng, ông về nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.

2. Tác phẩm.

a. Đề tài.

– Đất Nước là đề tài quen thuộc, phổ biến, trong thơ ca, nhạc họa…

– Đối với các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ, đề tài Đất Nước được cảm nhận theo cách riêng mang dấu ấn của sự trải nghiệm bằng cuộc sống của chính mình.

– Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một tiếng nói rất riêng về đề tài quen thuộc này.

b. Trường ca Mặt đường khát vọng.

– Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu tiên năm 1974.

– Khác với hoàng loạt trường ca nở rộ cùng thời như Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân, Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Theo chân Bác của Tố Hữu triến khai cảm xúc xoay quanh câu chuyện về cuộc đời của một nhân vật anh hùng, trường ca của Nguyễn khoa Điềm triển khai cảm xúc theo quá trình vận động ý thức của một tầng lóp tuổi trẻ thành thị miền Nam thức tỉnh trước hiện tại của đất nước, nhìn rõ kẻ thù, ý thức về nhân dân, đất nước và trách nhiệm của thế hệ mình, đứng dậy đấu tranh.

c. Đoạn trích Đất Nước.

– Sáng tác vào mùa đông năm 1971, tại chiến trường Trị – Thiên. Đây là thời điểm mà cuộc chiến tranh chống Mĩ đang hồi quyết liệt.

– Là phần đầu của Chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng (Bản trường ca có 9 chương). Đoạn thơ viết theo thề tự do, các dòng thơ cũng như mạch cảm xúc triển khai khá tự do, thoải mái những vẫn có một suy luận ngầm. Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận, định nghĩa đất nước về nhiều phương diện nhưng vẫn quy về cốt lõi tư tưởng “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân” từ đó thức tỉnh nhận thức của tuổi trẻ đi đến sự lựa chọn quyết định đứng về phía nhân dân, Tổ quốc, chia sẻ vận mệnh và trách nhiệm đấu tranh giải phóng dân tộc. Đoạn thơ sử dụng phong phú các yếu tố của văn hóa, văn học dân gian phù hợp với tư tưởng của tác phẩm.

d. Bố cục: 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên Đất Nước muôn đời.” => Đất Nước được cảm nhận từ nhiều phương diện: văn hóa, phong tục, truyền thống, lịch sử,.. .Đất Nước hóa thân trong cuộc sống bình dị của mỗi con người.

– Phần 2: Còn lại => Tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân, chính nhân dân là người sáng tạo ra Đất Nước, lưu truyền và gìn giữ các giá trị của Đất Nước.”

e. Nội dung.

– Định nghĩa về Đất Nước vừa nhỏ bé, thân thương, bình dị, vừa lớn lao cao đẹp, thiêng liêng.

– Khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân trên ba phương diện:

+ Chiều dài thời gian lịch sử là do nhân dân bảo vệ, giữ gìn.

+ Chiều rộng của không gian địa lí do nhân dân mở mang, xây dựng.

+ Chiều sâu của phong tục, văn hóa, lối sống mang nét đẹp của nhân dân.

f. Nghệ thuật.

– Thể thơ tự do.

– Hình ảnh ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc.

– Màu sắc văn hóa dân gian đậm nét.

– Kết cấu theo lối trò truyện tâm tình để truyền tải nội dung tâm lí.

– Chất trữ tình thiết tha, chất chính luận sâu sắc.

Xem thêm: Phân tích bài “Đất nước”- (P2) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận