Phân tích bài “Việt Bắc”- (P7) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

VIỆT BẮC

Tố Hữu

5. 22 câu thơ tiếp theo: Đoàn quân kháng chiến.

– Sau những hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc, đoạn thơ tiếp theo dẫn người đọc vào khung cảnh kháng chiến với những cảnh tượng rộng lớn, những chiến thắng hào hùng. Đoạn thơ có nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ của bản anh hùng ca. Mở đầu đoạn thơ là nỗi nhớ về nhũng kỉ niệm của cuộc kháng chiến anh hùng với hình ảnh của núi rừng, đất trời và con người cùng đánh giặc:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.”

– Sự trùng điệp của ngôn từ đã tái hiện sinh động địa hình rừng núi hiếm trở. Từ “rừng cây” đến “núi giăng”, “rừng tre”, “rừng vây” … tất cả được bao phủ trong mênh mông bốn mặt sương mù nhằm tạo ấn tượng về sự bí ẩn của núi rừng Việt Bắc. Có lúc thiên nhiên nơi đây thật dịu dàng, thơ mộng nhưng khi kẻ thù tràn tới thì núi rừng đã được nhân hóa để trở thành sức mạnh ngăn bước quân thù. Ở vùng đất chiến khu, tình quân dân và sự kết hợp sức mạnh của thiên nhiên, con người đã tạo nên những chiến công lừng lẫy.

– Sau câu hỏi gợi nhớ gợi thương:

“Ai về ai có nhớ không?”

– Là lời khẳng định quen thuộc:

“Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà.”

– “Ai về ai có nhớ không?” — Cầu hỏi phiếm chỉ với đại từ “ai”. Tố Hữu không nhắc chính xác đến một dối tượng nào cả mà hỏi tất cả những người đã từng gắn bó với Việt Bắc. Một câu hỏi gợi nhiều lưu luyến, bâng khuâng, đậm đà tình nghĩa.

– Điệp từ “nhớ” lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ hòa cùng niềm vui, niềm tự hào trước những chiến công. Đây “Phủ Thông”, kia “đèo Giàng” rồi những trận thủy chiến trên sông Lô oai hùng… tất cả đều gợi về những mốc son lịch sử. Nhịp thơ dồn dập như mô phỏng khí thế thần tốc, hào hùng của quân dân ta trong các chiến thắng vang dội của Việt Bắc anh hùng.

– Nhớ trận Phủ Thông, đèo Giàng cùng những lưỡi mác, anh bộ đội cụ Hồ trong tư thể dũng sĩ lẫm liệt đã làm cho giặc Pháp bạt vía kinh hồn những năm đầu kháng chiến. Nhớ sông Lô là nhớ đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947:

“Tàu giặc tăm sông Lô

Tha hồ mà uống nước

Máu tanh đến bây giờ

Chưa tan mùi bữa trước.”

(Cá nước)

– Nhớ phố Ràng là nhớ tới trận công kiên chiến có pháo binh tham gia vào cuối năm 1949, đánh dấu bước trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp của quân dân ta. Từ đó tiến lên đánh lớn và thắng lớn trong chiến dịch Biên Giới giải phóng Cao Băng, Lạng Sơn.

– Đoạn thơ như một nỗi nhớ bao trùm, trải dài với những địa danh tiêu biếu cho những trang kí sự chiến trường, để lại bao tự hào trong lòng người đọc về bước đi lên của lịch sử dân tộc. Có biết bao chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, hừng ngã xuống nơi chiến trường để đưa ra những tên núi, tên sông, tên đèo vào những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc.

– Nếu như ở những đoạn thơ trước, Tố Hữu mang đên cho người đọc vẻ đẹp của tình nghĩa quân dân qua những kỉ niệm ngọt ngào, gắn bó thì ở đoạn thơ này, nhà thơ đã đột ngột chuyển dòng. Không còn nhũng dòng thơ ngọt ngào như ca dao nữa mà đoạn thơ này đã mang âm hưởng của cảm hứng sử thi hùng tráng. Đó là những hình ảnh của những đoàn quân ra trận vô tận điệp điệp trùng trùng. Là hình ảnh hùng vĩ của cuộc chiến tranh nhân dân từ những đoàn dân công, đoàn xe cơ giới trên đường ra trận làm bừng sáng những đêm kháng chiến:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất nung

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm tham sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui v

ề Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

– Đoạn thơ tràn đầy âm hưởng hùng ca, mang dáng vẻ của sử thi hiện đại. Chỉ cần phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ, hào hùng của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:

“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung.”

– Đọc câu thơ, ta nhận ra rằng “Những đường Việt Bắc” ở đây là nhiều con đường do dân và quân Việt Bắc mở để phục vụ sản xuất và kháng chiến. Đó là những con đường có thực như tác giả từng viết: “Đường ta rộng thênh thang tám thước.” Đường Bắc Sơn, đường Đình Cả, Thái Nguyên, đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên… nhũng con đường mở ra cùng với chiến thắng của quân dân ta. Và hơn hết, đó là những con đường đầy ý nghĩa tượng trưng, khái quát cho cả quá trình đi lên của kháng chiến và cách mạng. Hai chữ “của ta” vang lên chắc nịch, hùng hồn. Đó là niềm tự hào về những con đường Việt Bắc đã và đang được giải phóng.

– Đọc câu thơ ta thấy ngay âm hưởng hùng tráng của bài ca kháng chiến vang lên từ những từ láy “đêm đêm”, “rầm rập” và từ gợi hình ảnh “đất rung”. Từ láy “rầm rập” diễn tả bước chân mạnh mẽ tràn đầy dũng khí của một đoàn quân vừa đông đảo, vừa hào hùng. Hình ảnh so sánh kết hợp với những phụ âm rung trong các từ rầm rập, rung càng làm rõ khí thế đoàn quân ra trận với sức mạnh rung trời, chuyển đất.

– Hình ảnh thơ khiến ta hình dung tới một cuộc diễu binh hùng tráng của cả dân tộc:

“Xuân hãy xem cuộc diễu binh hùng vĩ

Ba mươi mốt triệu nhân dân

Tất cả hành quân

Tất cả thành chiến sĩ.”

– Bước chân của đoàn quân chính nghĩa mang đậm sắc màu huyền thoại khiến tầm vóc của con người Việt Bắc, con người Việt Nam được nâng lên ngang tầm vũ trụ. Trong hoài niệm của người về xuôi, Việt Bắc không chỉ hiện ra với sức mạnh hùng tráng của đoàn quân ra trận mà còn lưu lại ân tượng không quên vê sức mạnh của quân đội nhân dân:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.”

– Đoàn quân tiến ra mặt trận đông đảo người, lớp lớp nối dài vô tận trên những con đường Việt Bắc như những dãy núi hùng vĩ kế tiếp nhau. Điệp ngữ “điệp điệp trùng trùng” gợi lên sự đông đảo, lớn mạnh. Đó là sức mạnh vô địch chứng tỏ sự trưởng thành của quân dân ta, đồng thời cũng cho thấy quân đội Việt Nam đã thực sự lớn mạnh cả về chất và lượng, có thế đương dầu với mọi kẻ thù to lớn. Câu thơ được viết bằng bút pháp cường điệu mang đậm cảm hứng anh hùng ca, thê hiện niềm phơi phới về sức mạnh của một dân tộc đứng lên chiến đấu vĩ độc lập, tự do.

– Giống như hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu, “Ánh sao đầu súng” trước hết là hình ảnh thực khi người lính hành quân trong đêm đi dưới bầu trời đầy sao và ngôi sao trên mũ các anh như cũng lấp lánh ánh sáng. Neu ánh trăng trong thơ Chính Hữu tượng trưng cho hòa hình thì ánh sao của Tố Hữu biếu tượng cho lí tưởng cao đẹp mà người chiến sĩ hướng tới trên đường ra trận.

– Câu thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn khi tác giả nhận ra ánh sao lấp lánh làm bạn cùng vành mũ quen thuộc của anh bộ đội cụ Hồ. Ba hình ảnh súng – sao – mũ như đi cùng nhau. Khâu súng tượng trưng cho ý chí đánh giặc của người lính, chiếc mũ là cách nói hoán dụ đế nói về người lính nhưng đồng thời lại để chỉ tầm vóc vươn tới sao trời của người lính.

– Vành mũ của người lính từng xuất hiện trong thơ Chính Hữu:

“Vẫn đôi dép lội chiến trường

Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy.”

(Tố Hữu)

– Người lính ra chiến trận mang theo cả Tố quốc bên mình:

“Anh vào bộ đội sao trên mũ

Vẫn mãi là sao sáng dẫn đường

Em mãi là hoa thơm trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.” (Vũ Cao)

– Nhà thơ đã dùng thước đo của vũ trụ để đo tầm vóc của người chiến sĩ cách mạng. Những người chiến sĩ đang hành quân ra trận, đó là âm hưởng của những chữ “đi”, “điệp điệp”, “trùng trùng”. Từ hình ảnh ấy Tố Hữu như dựng lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của những đoàn binh ra trận mà như một rải ngân hà lấp lánh đang cuồn cuộn đổ về phía trước.

– Bên cạnh người chiến sĩ hiên ngang anh dũng đứng mũi chịu sào là đoàn dân công xung phong ra hỏa tuyến phục vụ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”

– Câu thơ không hề có một chữ “điệp điệp”, “trùng trùng” nào mà ta vẫn cảm giác thấy sự điệp trùng ấy. Đó là cảm giác có được bởi cấu trúc hết sức độc đáo của câu thơ. Tổ Hữu không viết “Từng đoàn dân công đỏ đuốc” mà mở đâu câu thơ là hai chữ “dân công”, cuối câu thơ là hai chữ “từng đoàn” – cấu trúc ấy gợi ra sự điệp trùng vô tận của những đoàn dân công. Vậy họ là ai? Họ là những người đi mở đường, xẻ núi, quang gánh xe thồ vận chuyến lương thực, thuốc men, đạn dược ra tuyền tuyến. Nghệ thuật đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong cụm từ “đỏ đuốc”, “nát đá” nhằm tô đậm thêm khí thế, sức mạnh của đoàn dân công. Những ánh đuốc soi đường, đỏ rực trong đêm tối tối tiếp nhau gợi không khí vui tươi, náo nức. Hình ảnh “Bước chân nát đá” là cách nói quá ca ngơi sức mạnh phi thường của các anh chị dân công. Bàn chân của họ là bàn chân của những người đội đá vá trời, đạp bằng gian lao đế làm nên chiến thắng. Nhũng bước chân ấy vừa thần thoại hóa sức mạnh của con người, vừa tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Hình ảnh “muôn tàn lửa bay” thật giàu sức gợi hình, gợi cảm. Đó là lửa bay lên từ ngọn đuốc trong đêm tối hay là ngọn lửa cháy trong trái tim yêu nước của đoàn dân công.

– Hình ảnh “bàn chân” là hình tượng biểu trưng cho sức mạnh con người gắn liền với những chặng đường đấu tranh cách mạng. Sức mạnh của bàn chân ấy đã từng được nhắc tới trong bài thơ Ta đi tới:

“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng

Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu

Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!”

(Ta đi tới – Tố Hữu)

– Tiếp theo đoàn dân công là những chiếc xe vận tải kéo nhau ra mặt trận:

“Nghìn đêm thăm thắm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

– Những chiếc xe nối tiếp nhau với ánh đèn bật sáng phá tan lớp sương dày đặc để đấy lùi mọi thiếu thốn, khó khăn đã diễn tả niềm lạc quan, niêm tin tươi sáng vào tương lai huy hoàng. Đáng chú ý ở câu thơ này là sự tương phản giữa quá khứ “thăm thẳm sương dày” với “ánh sáng của ngày mai lên” nhằm làm nổi bật giá trị của cuộc kháng chiến. Hai chữ “bật sáng” diễn tả khoảnh khắc chói lòa, cuộc kháng chiến chuyến sang thời kì mới, thời kì chiến thẳng huy hoàng.

– Nhắc tới Việt Bắc là nhớ tới căn cứ địa kháng chiến, nói tới những tên đất, tên làng, tên sông, tên suối vang dội chiến công. Bởi thế, những câu thơ tiếp theo cất lên khúc khải hoàn náo nức, say mê:

“Tin vui thắng trận trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vềì

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

– Niềm vui chiến thắng tràn ngập khắp mọi miền Tổ quốc từ Bắc vào Nam, từ Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên tới Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc. Những địa danh ấy trở thành điếm nhớ thiêng liêng rất đỗi tự hào trong lòng người về xuôi. Tố Hữu sử dụng bốn câu thơ để miêu tả không khí chiến thắng dang dồn dập trên khắp đất nước. Cũng là một thủ pháp liệt kê những những địa danh ở đây không gắn với chữ “nhớ” như ở những dòng thơ đầu mà gắn với chữ “vui” để thấy tin vui như đang bay lên trên cao từ khắp mọi miền Việt Nam. Điệp từ “vui” lặp đi lặp lại bốn lần: tin vui, vui về, vui từ, vui lên nhằm thể hiện sự lan tỏa của những tin vui khắp mọi miền Tố quốc đế làm náo nức muôn triệu trái tim người dân Việt. Đọc đoạn thơ này, Chế Lan Viên đã nhận ra sự thú vị trong cách gọi tên địa danh: “Hãy đọc to lên, hãy để hồn thơ và nhạc điệu lỗi cuốn ta đi, ta sẽ thấy rằng nhạc điệu trong những địa danh đó đã tạo nên một tình cảm rất sâu. Đó là lòng yêu đắm say đất nước, yêu như tát mãi không cạn, yêu như muốn mãi gọi tên lên – chỉ một cái tên thôi cũng đủ làm chấn động cả trái tim rồi.”

– Đoạn thơ viết về Việt Bắc kháng chiến đã khái quát bức tranh sử thi hùng tráng, ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và nhân dân anh hùng. The thơ lục bát được sử dụng sáng tạo, giọng điệu sôi nổi, phấn chấn tạo nên khúc anh hùng ca tràn đầy lòng tự hào về niềm vui, niềm tin chiến thắng.

Xem thêm: Phân tích bài “Việt Bắc”- (P8) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận