Phân tích bài “Việt Bắc”- (P5) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

VIỆT BẮC

Tố Hữu

3. 22 câu thơ tiếp theo: Tâm tình của người ra đi.

– Sau những câu hỏi trăn trở của người ở lại là nỗi nhớ, niềm thương về những kỉ niệm kháng chiến của người cán bộ về xuôi:

“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình”

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa, bờ tre

Ngòi Thia, sống Đáy,s uối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lóp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

– Nếu người Việt Bắc từng băn khoăn hỏi:

“Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông còn nhớ bản làng

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”

– Thì người ra đi khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt:

“ Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”

– Điệp ngữ “mình – ta” đảo vị trí cho nhau gợi ấn tượng về sự quấn quýt hòa quyện giữa người đi và kẻ ở. “Lòng ta sau trước” nhằm khẳng định khoảng thời gian từ trước đến sau, từ quá khứ đến hiện tại, ta luôn sống trong truyền thống đạo lí thủy chung. Từng gắn bó chia sẻ ngọt bùi nên tình cảm của người đi kẻ ở không the nhạt phai. Lời thề nguyền của cán bộ về xuôi vang lên rắn rỏi, cương quyết: “Mình đi mình lại nhớ mình”, vẫn là cách dùng đại từ “mình” tinh tế với nét nghĩa “Mình là ta và ta cũng là mình”.

– Câu thơ tám chữ xuất hiện hình ảnh so sánh mang phong vị ca dao:

“Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.”

– Nỗi nhớ vốn là khái niệm trừu tượng vô hình đã được nhà thơ cụ thế hóa như nước trong nguồn vô cùng vô tận. Dù ta có trợ về nơi phồn hoa đô thị nhưng một mảnh đời ta đã gửi lại nơi núi rừng Việt Bắc. Vì thế, Việt Bắc cũng là quê hương, là tâm hồn ta đó.

– Mối quan hệ gắn bó ấy đã được Chế Lan Viên khái quát qua câu thơ nổi tiếng:

“ Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

– Nỗi nhớ của người ra đi dành cho Việt Bắc được thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc thiết tha:

“ Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều nưng lương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.”

– Câu thơ thứ nhất diễn tả nỗi nhớ Việt Bắc qua phép so sánh quen thuộc trong ca dao, dân ca:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

– Nguyễn Bính có câu:

“Trời còn có bữa sao quên mọc

Sao chẳng đêm nào chẳng nhớ em.”

– Xuân Diệu thì viết:

“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh. Anh nhớ em. Anh nhớ lắm, em ơi.”

– Từ đó có thể thấy người cán bộ về xuôi mang theo nỗi nhớ Việt Bắc cồn cào, da diết, khắc khoải. Nét độc đáo ở đây là từ nỗi nhớ một miền quê, một vùng đất được tác giả so sánh với nỗi nhớ một con người cụ thể. Tình cảm mang màu sắc chính trị được ví với tình yêu đôi lứa.

– Dường như nỗi nhớ da diết của nhà văn về vùng đất và con người Việt Bắc đã tràn ngập khắp không gian, thời gian và thấm đẫm vào thiên nhiên, cảnh vật. Thiên nhiên đó được Tố Hữu gợi nhắc đến trong những khoảng thời gian, không gian khác nhau nhưng đều mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Bình dị nên thơ trữ tình và gần gũi thân quen với người dân. Cả đoạn thơ là nỗi nhớ người, nhớ cảnh Việt Bắc – mảnh đất đồng hành cùng người cách mạng, là một khúc ca êm ái, ngọt ngào, chứa chan tinh cảm với lời thơ mở đầu:

“Nhớ gì như nhớ người yêu”

– Nỗi nhớ người yêu là nỗi nhớ như thế nào? Đó là nỗi nhớ mà chỉ có những người từng trải qua cảm giác yêu rồi mới có thể hiểu rõ được. Tố Hữu đã từng tâm sự rằng ông đã phải lòng đất nước mình, vậy cho nên ông yêu đất nước như yêu hai người đàn bà trong trái tim ông. Có lẽ chính vì thế mà Tố Hữu mới có thể viết ra một câu thơ lãng mạn như vậy để miêu tả về nỗi nhớ về Việt Bắc như “nhớ người yêu”. Câu thơ mở đầu với thủ pháp nghệ thuật so sánh tạo ra nhiều sức gợi cảm.

– Từ xưa đến nay, chưa có nỗi nhớ nào đong đầy cảm xúc như nỗi nhớ người yêu. Tố Hữu đã mượn tình cảm này đế cắt nghĩa, lí giải cho tình cám của cán bộ đối với nhân dân. Đây không phải nỗi nhớ của ý thức mà là nỗi nhớ bằng cả trái tim yêu thương chân thành và sâu nặng. Không chỉ nhớ người, cán bộ về xuôi còn nhớ cảnh. Đó là khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc bình dị, tươi đẹp, gần gũi mà thơ mộng, trữ tình:

“Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.”

– Nỗi nhớ như có đường nét, hình khối và hiện hiện trực tiếp trong không gian, thời gian.

– “Trăng” là hình ảnh không còn xa lạ trong kho tàng văn học Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Mình có hai câu thơ rất hay nói về ánh trăng:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Và:

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

(Rằm tháng riêng – Hồ Chí Minh)

– Thế nhưng khi hình ảnh xuất hiện trong không gian đặc trưng của Việt bắc lại mang vẻ đẹp rất riêng, gợi ra sự thơ mộng cũng vẻ hoang dã của rừng núi. Ánh trăng xuất hiện cũng là thời gian lí tưởng cho các buổi hẹn hò đôi lứa. Bóng dáng các chàng trai thanh lịch, năng động và những cô gái duyên dáng, e ấp trong bộ y phục dân tộc ngồi bên nhau trò chuyện tâm tình từ lâu đã trở thành một mảnh tạo nên bức tranh Việt Bắc. Đó là kí ức không bao giờ phai mờ trong người ra đi và kẻ ở lại. Dấu phẩy xuất hiện ở giữa câu thơ một cách tinh tế, chia câu thơ ra làm hai nửa không gian và thời gian. “Trăng lên đầu núi” – ánh trăng tỏa sáng bao phủ khắp núi rừng, lúc ấn lúc hiện bởi ngọn núi hùng vĩ, hiên ngang đứng vững trong không gian. Cảnh vật ban đêm dường như được chiếu sáng bởi ánh trăng rừng. Không gian yên bình, thơ mộng, lãng mạn ấy là cầu nối đế kết duyên cho bao đôi trai gái, cho hai trái tim hòa vào một nhịp đập. Nếu ánh trăng là hình ảnh tượng trưng cho ban đêm thì khi nhắc đến ban ngày chắc chắn ánh nắng mặt trời sẽ là màu sắc nổi bật nhất. “Nắng chiều” có một chú dư vị nhạt nhòa, dần dần phai mờ đi theo bước nhây của thời gian. Không gian “ nưng lương” mệnh mông, bát ngát ấy gợi nhớ tới dáng hình những con người đang lao động chăm chỉ, miệt mài trên nương rẫy. Tình yêu gắn liền với lao động, yêu thiên nhiên gắn liền với yêu Tố quốc. Câu thơ chỉ có tám chữ nhưng đã vẽ ra hai không gian tươi đẹp: không gian của tình yêu và không gian lao động của người dẫn Việt Bắc, tạo nên sự hài hòa giữa nhiệm vụ và tình cảm. Càng gắn bó sâu đậm với Việt Bắc bao nhiêu thì tình cảm dành cho thiên nhiên và con người Việt Bắc càng đong đầy thêm bấy nhiêu.

– Tình yêu dành cho Việt Bắc không chỉ có trong không gian “Trăng lên đầu núi, nắng chiều nưng lương” mà còn thu nhỏ và cụ thế hơn trong câu thơ:

“Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

– Nỗi nhớ xuất hiện trong các bản làng, những căn nhà nhỏ của đồng bào dân tộc đang ẩn hiện trong làn sương hư ảo bao phủ không gian. “Khói sương” là một hình ảnh đặc trưng cho núi rừng Việt Bắc, vừa là khói sương của thiên nhiên nhưng cũng là khói sương của tình người. Không chỉ vậy, đó còn là khói của bếp lửa đang rực cháy làm xua tan đi cái lạnh của núi rừng. “Bếp lửa” là hình ảnh bình dị, quen thuộc với đồng bào Việt Bắc. Ánh lửa bừng lên chính là khoảng thời gian người dân cùng với những cán bộ cách mạng đang ngồi quây quần bên bếp lửa. Họ chia sẻ những khó khăn, tâm tư, tình cảm và cùng nhau hi vọng về một ngày mai tươi sáng.

– Nếu hình ảnh “bếp lửa” trong bài Việt Bắc của Tố Hữu gợi nhớ đến sự đầm ấm, sum vầy giữa cán bộ cách mạng và đồng bào dân tộc thì hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt lại khơi gợi là cuộc sống nghèo khố nhưng chan chứa tình yêu thương của hai bà cháu dành cho nhau. Tố Hữu rất tinh tế khi đan cài vào câu thơ hình ảnh “bếp lửa” để gợi nhớ lại những kỉ niệm gần gũi, thân thương trong những tháng ngày kháng chiến.

– Hai câu cuối khép lại đoạn thơ đã mở ra không gian nỗi nhớ:

“Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.”

– Nỗi nhớ bao trùm lên không gian, thời gian. Ở đây, nhà thơ nhớ từ cái nhỏ đến cái lớn và cuối cùng dàn trải đều, tỏa rộng ra khắp Việt Bắc, phủ lên những địa danh quen thuộc như “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê”. Tất cả đều thơ mộng, trữ tình mà da diết, lắng sâu. Việt Bắc có những vùng bạt ngàn tre nứa, mang đầy sức sống và cũng mang bóng dáng của con người nơi đây. “Rừng nứa bờ tre” mang nét đẹp mộc mạc, giản dị, ngay thắng mà kiên cường, bất khuất. Những cảnh vật dù có tên hay không tên đều gần gũi, thân quen, đó là nơi đã lưu giữ kỉ niệm và in đậm trong trái tim, trở thành nỗi nhớ trong lòng người ra đi.

– Không chỉ nhớ cảnh, người về xuôi còn nhớ hình ảnh con người Việt Bắc:

“Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.”

– Qua hai câu đầu, người đi khẳng định “ta đi ta nhớ” những tháng ngày kháng chiến chống Pháp, tá và mình cùng chung vai sát cánh chia sẻ gian khố, khó khăn. Ta và mình cũng đã viết lên những trang sử hào hùng nơi Tân Trào, Hồng Thái, cùng nhau trải qua niềm vui, nỗi buồn. Hai câu thơ tiếp gợi ra một hiện thực giản dị mà đong đầy tình nghĩa. Người Việt Bắc luôn chia sẻ khó khăn, thiếu thốn cùng cán bộ cách mạng:

“Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.”

– Họ chia cho nhau từng miếng ăn trong ngày đói đến hơi ấm trong đêm lạnh – đó là tinh thần đồng đội cao cả, cùng nhau đồng cam cộng khố đế hướng tới ngày vui chung.

– Theo dòng hoài niệm về Việt Bắc, người ra đi đã dành cho bà mẹ nơi đây một tình cảm đậm sâu tha thiết. Người mẹ hiện lên với bao lam lũ, tảo tần, vất vả, không quản nắng gắt chói chang, không quản gian lao, khó nhọc. Mẹ vẫn địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô để nuôi gia đình và nuôi cán bộ kháng chiến. Hình ảnh thơ gợi lên sự chắt chiu, chịu thương chịu khó của bà mẹ Việt Bắc.

Câu thơ gợi ta nhớ tới bà mẹ dân tộc Tà Ôi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:

“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

– Những em nhỏ và bà mẹ Việt Nam đã dành cho cách mạng tình thương và sự hi sinh cao đẹp vô cùng. Nhũng hình ảnh dó càng làm tăng thêm nỗi xót thương và niềm cảm phục trong lòng người ra đi.

– Từ nỗi nhớ về người người mẹ ở vùng đất chiến khu, cán bộ về xuôi còn in đậm bao kỉ niệm đẹp đẽ thân thương về Việt Bắc:

“Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đồi vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

– Lớp học i tờ của phong trào “bình dân học vụ” gợi tới những tiếng đánh vần ngọng nghịu, những nét chữ vụng về và niềm say mê háo hức của người dân miền núi khi được học chữ của cách mạng, của Bác Hồ. Nỗi nhớ của người ra đi còn hướng tới cảnh “đồng khuya đuốc sáng” lung linh, náo nức, nỗi nhớ đặc biệt hơn cả tập trung qua âm thanh “tiếng mõ rừng chiều, “tiếng chày đêm nện cối” – đó là âm thanh đặc trưng của Việt Bắc, gợi vẻ đẹp thanh bình, yên ả.

– Từ cảnh vật thân thương tới những sinh hoạt thường nhật hay địa danh quen thuộc đều thế hiện tình cảm thắm thiết, nối nhớ thương xao xuyến của người ra đi với cảnh và người Việt Bắc. Điệp từ “nhớ” với cách kết hợp từ linh hoạt: nhớ gi, nhớ từng, ta nhớ, nhớ người, nhớ sao… góp phần thế hiện sâu sắc nỗi nhớ đong đầy dành cho Việt Bắc.

Xem thêm: Phân tích bài “Việt Bắc”- (P6) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận