Phân tích bài “Tây Tiến”- (P2) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

TÂY TIẾN

Quang Dũng

II. Nội dung tác phẩm.

DÀN Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾT.

1. Đoạn 1: Nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc.

– Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ trào dâng, cồn cào, da diết:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”

–  Trước hết, nhà thơ nhớ về dòng “Sông Mã” – dòng sông oai hùng, từng chứng kiến những kỉ niệm buồn vui của người lính, chứng kiến nhũng chiến thắng vẻ vang, oanh liệt cũng như sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Sông Mã không thuần túy là một địa danh vô hồn, là tên một dòng sông mà đã trở thành đất mẹ yêu thương, một miền nhớ sâu thăm trong tâm hồn Quang Dũng nói riêng và đoàn quân Tây Tiến nói chung. Ý thợ trong từ “Xa rồi” ấn giấu bao nhiêu luyến tiếc khi con sông Mã oai hùng dã rời xa trong cả không gian và thời gian, đã trở thành hoài niệm. Quang Dũng gọi “Tây Tiến ơi” – gọi đoàn quân như gọi người bạn thân của mình, gợi lên sự thân thiết mà thiêng liêng. Âm hưởng của vần “ơi” ngân dài dế gợi về một thời kỉ niệm xa vắng, thân thương. Sự xuất hiện của điệp từ “nhớ” vừa khắc sâu, vừa nhan mạnh, vừa khéo léo gợi ra vô vàn nỗi nhớ. Nhớ Tây Tiến – đó là nỗi nhớ một đoàn quân đã gắn bó như máu thịt, trở thành một mảnh tâm hồn của Quang Dũng.

– Nếu “nhớ về rừng núi” khẳng định đối tượng tác giả nhớ tới thì “nhớ chơi vơi” lại làm nổi bật mức độ và tính chất của nỗi nhớ. Hai chữ “chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng mênh mông, bao la, bát ngát, không biết bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thế hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm không có đầu, không có cuối, không có thứ tự thời gian, không theo không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. Nỗi nhớ bồng bềnh trong không gian, trải dài trong thời gian và đi sâu vào tiềm thức như một nỗi ám ảnh không nguôi, nó khiến cho kí ức hiện lên thành những hình ảnh lung linh, sống động. Nỗi nhớ ấy, tiếng gọi ấy đưa nhà thơ trở lại quá khứ với những kỉ niệm không quên về một thời gian khố. Nỗi nhớ không xác định mà mang màu sắc của vô thức. Nỗi nhớ vừa tha thiết, thường trực, vừa mênh mông, ám ảnh. Từ “ơi” kết họp từ láy “chơi vơi” là vần bằng tạo âm hưởng của tiếng gọi đồng vọng miên man không dút. Câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài từ trong lòng người.

– Hai câu thơ giống như một tiếng gọi – tiếng gọi của nhớ thương vòi vợi từ trong vô thức. Nó biến tên một địa danh, tên một đoàn quân trở thành hai miền mang linh hồn của nỗi nhớ thương. Nỗi nhớ làm hiến hiện bao nhiêu hình ảnh tươi đẹp, dù là hoài niệm mà sống động như mới hôm qua.

– Hai câu thơ đâu đã khái quát cảm hứng nối bật của cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt, nồng nàn về một thời Tây Tiến.

– Thơ ca Việt Nam có rất nhiều cách diễn đạt về nỗi nhớ, hay gặp nhất là nỗi nhớ trong ca dao dân ca:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”

(Ca dao)

Nỗi nhớ được so sánh với nỗi nhớ người yêu – đó là điều đặc biệt thú vị trong thơ  Tố Hữu:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.”

– Hay nỗi nhớ người thương được diễn tả qua biểu tượng chiếc khăn tay, chiếc đèn, đôi mắt:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên.”

(Ca dao)

– Hay nỗi nhớ của người chinh phụ khi tiễn phu quân ra chiến trận:

“Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.”

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

– Sau tiếng gọi dòng sông Mã, gọi Tây Tiến là hình ảnh núi rừng với các địa danh đặc trưng cho Tây Bắc:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

– Các địa danh “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu” lần lượt hiện ra gợi sự xa xôi, hoang vắng, mênh mông, mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Trong khung cảnh núi rừng, hình ảnh “sương lấp” gợi ra sự lạnh lùng, khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc. Quang Dũng dùng bút pháp tả thực “sương lấp” – sương vùng cao như chìm lấp và nuốt chửng đoàn binh. Tác giả đã nhìn thấy và miêu tả một mảng hiện thực chiến tranh vẫn bị khuất lấp trong thơ ca kháng chiến. Đằng sau hình ảnh những đoàn quân hùng dũng, hăm hở ra trận là những đoàn quân mệt mỏi, rã rời. Con người chứ  không phải thánh thần, có những lúc hào sảng, phấn chấn nhưng cũng có những lúc rệu rã. Đăng sau vinh quang chiến thắng còn có cả những đau khổ, hi sinh. Quang Dũng đã nhìn thắng vào sự thật, dám nhắc tới cái bi bến cạnh cái hùng.

– Hình ảnh sương không chỉ xuất hiện trong thơ Quang Dũng mà còn hiện lên trong thơ Chính Hữu như một nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc:

“Đêm nay rừng hoang sương muối.”

(Đồng Chí – Chính Hữu)

– Đọc câu thơ của Quang Dũng, Trần Lê Văn đã có lí khi cho rằng: “Câu thơ của Quang Dũng vừa mới đọc lên đã thấy mỏi gối, chùn chân.”

– Thiên nhiên Tây Bắc đâu chỉ có sương lạnh mà còn ấn hiện những cánh “hoa vê” gợi ra sự nhẹ nhõm, mát lạnh, thơ mộng. “Đêm hơi” – màn đêm có sương giăng mắc như một cõi mộng ảo lung linh. Quang Dũng rất tài hoa khi sử dụng bút pháp lãng mạn “Hoa về trong đêm hơi” gợi tả không gian huyền ảo. Có thể là hình ảnh những đoàn quân dù mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung tươi tắn, vẫn cầm trên tay những đóa hoa rừng thơm ngát, hé mở vẻ đẹp hào hoa, lạc quan, yêu đời của người lính. Thủ pháp tương phản được dùng rất hiệu quả trong hai câu thơ trên.

Câu thơ trên căng ra trong hiện thực khắc nghiệt với hình ảnh sương lấp lạnh lùng, dữ dội thì câu thơ dưới lại chìm vào cõi mộng ảo lung linh với hình ảnh hoa về thơ mộng, tươi mát.

– Hoa – vẻ đẹp của tự nhiên đi vào trong thơ ca nhẹ nhàng như những gì vốn có của nó:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai.”

(Viễn Gác)

– Hay Nguyễn Bính dã có câu thơ:

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh.”

(Nguyễn Bính)

– Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dùng ngòi bút tài hoa đổ khắc họa vẻ đẹp của bông hoa giữa thiên nhiên:

“Nhớ em ngọc ngà bên bờ suối

Tôi gọi em là hoa Thủy Tiên.”

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

– Tố Hữu cũng đồng điệu với nhiều thi nhân khi miêu tả vẻ đẹp của hai loài hoa đặc trưng cho hai mùa ở Tây Bắc:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,

Ngày xuân mơ nở trắng rừng.”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

– Sau cái nhìn toàn cảnh về núi rừng Tây Bắc, tác giả tái hiện con đường hành quân của người chiến sĩ:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.”

– Con đường bắt đầu hiện ra với sự gập ghềnh, khúc khuỷu, hiểm trở mang đặc trưng của địa hình vùng đồi núi. Các từ láy “khúc khuỷu” (quanh co khó đi), “thăm thẳm” (diễn tả độ cao, độ sâu), “heo hút” (xa cách với cuộc sống con người), kết hợp cách ngắt nhịp thơ 4/3 gợi về một hình thế quanh co, treo leo, nguy hiếm, sự gập ghềnh, ấn chứa bao bất trắc. Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thắm” có bảy chữ mà có đến năm thanh trắc phân bố từ đầu đến cuối câu góp phân khắc họa sự hiểm trở của dốc núi, gợi hình dung những bước chân khó nhọc, mệt mỏi của người lính trong các cuộc hành quân.

– Tưởng rằng khó khăn, thử thách ấy sẽ khiến đoàn quân nhụt chí nản lòng, nhưng không! Hình ảnh “súng ngửi trời” đã gợi ra biết bao điều mới mẻ về người chiên binh Tây Tiến. “Súng ngửi trời” – đặc tả độ cao chót vót của dốc núi, cao đến mức khi người lính hành quân tới đỉnh núi thì mũi súng gần như chạm trời. Đỉnh núi mù sương cao vút, mũi sũng của người lính được nhân hóa tạo nên một hình ảnh “súng ngửi trời” giàu chất thơ và mang vỏ đẹp của cảm hứng lãng mạn. Hai chữ “ngửi trời” đã nâng tầm các anh lên tầng cao ngạo nghễ khi hành quân trên núi cao, mũi súng của người lính như chạm tới mây trời thể hiện sự ngang tàng, ngạo nghễ, tinh nghịch, trẻ trung, yêu đời của các chàng lính trẻ. Đồng thời khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao mà đi tới “Khó khăn nào cũng vượt qua – Kẻ thù nào cũng đánh thắng.” Chính vì chất lính trẻ trung ấy mà trước thiên nhiên dữ dội thì nguời lính Tây Tiến không bị mờ đi mà nối lên đầy thách thức.

– Hình ảnh cây súng – biểu tượng cho chiến tranh không chỉ xuất hiện nối bật trong thơ Quang Dũng mà dã đi vào thơ ca Chính Hữu như một huyền thoại:

“Đầu súng trăng treo”

(Đồng chí – Chính Hữu)

-Tố Hữu đã có những vần thơ bay bổng khắc họa hình ảnh người lính trong bài thơ Lên Tây Bắc:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo”

(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)

– Vâng! Các anh đã vượt núi cao, dốc đèo để tỏa sáng phẩm chất hiên ngang của những người con yêu nước.

– Vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc được khắc sâu thêm qua câu thơ:

“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”

– Từ “ngàn thước” đặt ở đầu hai vế kết họp với từ chỉ hướng lên và xuống gợi ra một cung đường đang dựng đứng rồi gấp gãy giữa không gian. Đột ngột lên cao chót vót rồi bất ngờ đổ xuống vực xanh thẳm. Câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” thể hiện tài năng hội họa của Quang Dũng. Ẩn tượng về cái dốc đúng của núi đèo hiện lên như tranh vẽ qua bút pháp tương phản, điệp ngữ chỉ độ cao, độ sâu đến “ngàn thước”, hùng vĩ nhưng cũng hiếm trở vô cùng. Thiên nhiên xuất hiện như để thử thách lòng người. Het lên cao lại xuống thấp, đèo nối đèo không dứt. Hình tượng thơ cân xứng hài hòa với cảnh tượng núi rừng hùng vĩ được đặc tả thể hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ – chiến sĩ. Vì vậy, có người cho rằng: “Câu thơ của Quang Dũng như bắt người đọc chơi một trò bập bênh đến chóng mặt.”

– Thiên nhiên đồi núi không chỉ xuất,hiện trong thơ Quang Dũng mà còn có trong bài thơ Chinh phụ ngâm:

“Hình khe thế núi gần xa

Đứt thôi lại thấp, thấp đà lại cao.”

        (Chinh phụ ngâm)

– Giữa những âm điệu gập ghềnh, trăc trở, tác giả bất ngờ dùng nét vẽ mềm mại của những thanh bằng để bao quát vẻ đẹp thi vị, lãng mạn của thiên nhiên Tây Bắc:

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

– Nhịp thơ 2/2/3 gợi cảm giác thoáng đãng, êm ả, diễn tả không gian trải dài trưó’c mắt người lính. Câu thơ được dệt bởi những thanh bằng liên tiếp gợi tả sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ trong gian khố vẫn lạc quan, yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của những người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, nơi có những nhà dân với những con người đồng bào luôn yêu thương các anh, nơi mà các anh quyết đem sương máu và lòng dũng cảm để giữ gìn. Cụm từ “Mưa xa khơi” là sự sáng tạo từ tài hoa của một hồn thơ lãng mạn. Quang Dũng tưởng tượng ngôi nhà của đồng bào dân tộc đang bồng bềnh trôi giữa biến khơi. Vần “ơi” kết thúc câu thơ giúp câu thơ nhẹ bẫng như nhịp thở thư giãn của người lính. Các anh đứng trên đỉnh núi, nhìn ra xa, thấy làn mưa giăng mắc, tạm dừng chân sau chặng đường leo dốc mỏi mệt đế tận hưởng cảm giác bình yên, lãng mạn của núi rừng.

– Hình ảnh người lính trên đường hành quân được tái hiện cụ thế trên nền thiên nhiên miền Tây Bắc hoang vu, hùng vĩ, ấm áp, thơ mộng. Có cái bi tráng của nhửng cuộc hành quân mệt nhọc, vừa có chất lãng mạn, trẻ trung, yêu đời của những chàng trai tràn đầy nhiệt huyết.

– Cơn mưa là một hiện tượng của tự nhiên, mưa mẹ nhàng đi vào thơ ca và gợi ra bao cảm xúc:

“Mưa đêm gió lạnh bên ngoài

Đường lên quan ải có dài không anh.”

(Ca dao)

– Cơn mưa còn hiện ra trong những câu ca ngọt ngào, tình tứ về tình yêu đôi lứa:

“Mưa xuân lác đác vườn đào

Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa.

 Ai làm gió táp mưa sa

Cho cây anh đỏ, cho hoa anh tàn.”

(Ca dao)

– Bốn câu thơ được xem là tuyệt bút, hội tụ tài năng của Quang Dũng. Thơ có nhạc, có họa, Quang Dũng đã đặc tả được vẻ hùng vĩ, dữ dội của núi rừng miền Tây. Nếu nhìn ở một góc độ đó là những con đường hành quân thì thấy sự khốc liệt, gian khố. Nhưng nếu nhìn ở góc độ cảnh sắc thì thấy núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, mĩ lệ lạ lùng. Nhất là người lính trẻ Tây Tiến, dù mệt mỏi nhưng vẫn thích thú mê say khi có dịp được khám phá vẻ đẹp của những vùng đất lạ. Núi non cao ngút, quanh năm chìm lấp trong sương mù. Nét trẻ trung của người lính hiện lên qua cách nói dí dỏm, mới lạ. Người lính tự hào vì bản thân đang được nâng lên tầm cao vũ trụ khi họ có mặt trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.

– Trên nền thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt, xuất hiện hình ảnh người lính Tây Tiến dầu dãi gió sương:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

– Câu thơ “Anh bạn dãi dầu không bước nữa” gợi lên bao khó nhọc, gian lao, vất vả và sự hi sinh của người lính. Đọc câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”, ta có thế hiếu rằng vì mệt mỏi sau chặng đường hành quân gian khố nên người lính đã gục lên súng mũ, bỏ quên tất cả mọi sự đời để tranh thủ giấc ngủ quý báu, sau đó họ lại mạnh bước lên đường. Tuy nhiên, có người cho rằng là vì bệnh tật, khó khăn, thiếu thốn nên người chiến binh không thế tiếp bước, nhưng cụm từ “bỏ quên đời” khiến cái chết không nặng nề, đáng sợ mà các anh hi sinh nhẹ nhàng, thanh thản như đi vào giấc ngủ nồng say. Dù hiếu theo cách nào thì ta vẫn nhận thấy những nhọc nhăn, vất vả, mất mát, hi sinh cao cả của anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiên chông Pháp. Cái chết đậm chất bi hùng, chết trong lư thế người ôm cây súng trong tay sẵn sàng chiến đấu. Hiện thực chiến tranh xưa nay vẫn thế. Sự hi sinh của người lính là điều tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây dựng tượng đài tự do cho đất nước, cho dân tộc. vần thơ nói đến sự mất mạt, hi sinh nhưng không có một chút bi lụy, thảm thương.

  • Núi rừng Tây Bắc còn ấn tượng ở vẻ âm u, hoang dã, ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

Sự huyền bí càng làm tăng thêm tính bi tráng cho bài thơ:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

– Các từ “chiều chiều, đêm đêm” gợi ra thời điểm tiêu biểu trong ngày, các động từ “thác gầm thét, cọp trêu người” làm nổi bật bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp bí hiếm, rừng núi hoang sơ mang đầy vẻ đe dọa của chốn rừng thiêng nước độc.

– Chất hào sảng trong thơ Quang Dũng được lấy từ cảnh núi rừng miền Tây hiểm nguy đế tô đậm và khắc họa chí khí anh hùng của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi vần thơ đã đế lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng. Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người băng lên phía trước. Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và con người như được nâng lên cao hắn.

– Đoạn thơ thứ nhất khép lại bằng khung cảnh ấm áp thấm đẫm tình quân dân:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

– Thán từ “ nhớ ôi” thể hiện tình cảm, cảm xúc dạt dào, là tiếng lòng của các chiến sĩ Tây Tiến, khiến câu thơ đậm đà tình quân dân. Hai chữ “mùa em” là sáng tạo từ độc đáo, thú vị, tạo không gian huyền mộng, lãng mạn, gợi cảm giác êm dịu, ấm áp. Đó là mùa lúa chín, mùa xôi thơm hay mùa của những cô sơn nữ đang cùng người chiến sĩ quây quần bên bữa cơm đầu mùa. “Hương nếp thơm” phải chăng là những cảm giác tinh tể, những khoảnh khắc ngắn ngủi, hương thơm dịu ngọt mong manh đi vào nỗi nhớ của người lính mà vương vấn mãi không phôi phai. Có lẽ đó là tấm lòng thơm thảo của người con gái nơi biên cương đã làm vương vấn tâm hồn người chiến binh.

-Mùi hương cốm mới trong cơn gió thu se lạnh phải chăng đã dể lại trong hồn thơ Nguyễn Đình Thi một sắc hương man mác:

“Gió thổi mùa thu hương cốm mới.”

(Đất Nước – Nguyễn Đình Thi)

-Từ nỗi nhớ chơi vơi về con sông Mã oai hùng, về núi rừng Tây bắc hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội. Quang Dũng đã làm sống dậy một thời kháng chiến gian khố, hào hùng của dân tộc. Với nghệ thuật cường điệu, nói quá, tương phản và cách dùng từ láy gợi hình, gợi cảm, đoạn thơ mở đầu bài Tây Tiến giống như một bức tranh giàu màu sắc của âm nhạc, hội họa và điêu khắc.

Xem thêm: Phân tích bài “Tây Tiến”- (P3) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận