Phân tích bài “Sóng”- (P4) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

SÓNG

Xuân Quỳnh

3. 3 khổ thơ cuối: Mượn quy luật của tự nhiên để nói lên quy luật của tình yêu.

– Là người phụ nữ thông minh, tinh tế, Xuân Quỳnh ý thức được nỗi nhọc nhằn, vất vả trên dường hành trình đến với trái ngọt tình yêu. Mặc dù vậy chị vẫn luôn hi vọng và tin tưởng:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng nhớ bờ

Dù muôn vàn cách trở.”

– Nếu sóng là em, bờ là anh thì khát vọng của sóng là luôn hướng vào bờ, dù có gặp bao nhiêu khó khăn, trắc trở. Đây là hình ảnh ấn dụ nghệ thuật chỉ tình yêu mãnh liệt của người con gái. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm về nguồn cội yêu thương, con sóng nào cũng tới bờ. Cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến bên nhau. Trước dây ca dao từng có câu:

“Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.”

(Ca dao)

– Đúng vậy! Khi người ta yêu nhau thì không có một thế lực nào ngăn cản nổi và Xuân Quỳnh đã nhận ra điều đó khi chị viết:

“ Tay ta nắm lấy tay người

Dẫu qua trăm suối ngàn đồi cũng qua.”

(Hát ru – Xuân Quỳnh)

-Tuy nhiên, trái tim nhạy cảm của nhà thơ lại nhận ra sựu trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của cuộc đời con người:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biến kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.”

– Khổ thơ sử dụng tất nhiều từ mang nghĩa biểu trưng. “Cuộc đời” — chỉ quỹ thời gian ngắn ngủi của mỗi kiếp người. “Năm tháng” là hoán dụ cho dòng thòi gian vô thủy, vô chung. Giữa không gian “biến” mênh mông, bao la những cũng có giới hạn, mây trời nhẹ trôi gợi sự trôi chảy, bất định. Từ những suy nghĩ về tình yêu, nhà thơ mở rộng hơn khi nói về mối quan hệ giữa cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của thiên thiên. Cảm giác hữu hạn thường khiến con người có cảm giác bất lực, từ đó nảy sinh dự cảm lo âu về những điều dễ đổ vỡ, phai nhạt, chia lìa.

– Xuân Quỳnh lấy không gian để nói thời gian và bộc bạch về những dự cảm cũng như băn khoăn của chị. Cuộc đời tuy dài nhưng tuối trẻ của mỗi người là hữu hạn. Cho nên không thế ngăn nổi ‘năm tháng vẫn đi qua” giống như biển khơi kia dẫu rộng vẫn chang thế ngăn nổi một đám mây bay về phía chân trời. Có thể nói tình yêu trong Xuân Quỳnh chưa bao giờ vơi nguội, niềm tin ở Xuân Quỳnh chưa bao giờ phai mờ nhưng chị vẫn luôn lo âu, khắc khoải về sự ngắn ngủi, nhỏ bé, mong manh của tình yêu. Đỗ Trung Quân từng nhận ra rằng:

“Anh đã biết một điều mong manh nhất

Là tình yêu, tình yêu ngát hương.”

– Xuân Quỳnh cùng hiếu ra một sự thật:

“Lời yêu mỏng manh như màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay?”

(Hoa cỏ may – Xuân Quỳnh)

– Biển vẫn dài rộng, bát ngát, mây vẫn mải miết bay về xa, thiên nhiên vẫn động theo quy luật vĩnh hằng nhưng có ai trên đời này dám chắc chắn rằng tình yêu luôn bền vững?

– Tuy thế, nhà thơ vẫn tin tưởng tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua thử thách để đến với hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng vẫn đi qua, thời gian dài đằng đẵng và đám mây nhỏ sẽ vượt qua biến rộng đế bay về xa. Những hình ảnh thơ tạo thành hệ thống tương phản đế nói lên dự cảm tỉnh táo và niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu. Xuân Quỳnh đã từng viết về điều đó:

“Thời gian như là gió

Mùa đi theo tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi

Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em.”

– Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm cũng gửi gắm hình ảnh người phụ nữ truân chuyên trong tình yêu vào sắc thắm của miếng trẩu:

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”

(Mời ăn trầu — Hồ Xuân Hương)

– Đọc khố thơ trên của Xuân Quỳnh, ta chợt nhớ Xuân Diệu từng viết:

“Mau đi chứ, vội vàng lên mấy chứ

Em, em ơi, tình non sắp già rồi.”

– Khi không thể chiếm được quyền năng của tự nhiên để có thể “tắt nắng”, “buộc gió” đồng nghĩa với việc không níu kéo được năm tháng, không giữ gìn được hương hoa cuộc đời, Xuân Diệu đã tìm tới một giải pháp mãnh liệt – đó là vội vàng tận hưởng cuộc đời một cách say sưa, ham hố nhất khi còn có thế. Còn Xuân Quỳnh, vì đã trải qua nhiều đắng cay, đau khố nên thi sĩ sớm nhận ra sự hữu hạn của cuộc đời, của lòng người. Nhưng khác với Xuân Diệu – luôn khát khao chiếm lĩnh và tận hưởng thi đến khố thơ kết thúc, khát vọng của Xuân Quỳnh cháy bùng cùng trái tim rộng mở, khao khát hòa tình yêu nhỏ bé của cá nhân vào tình yêu lớn lao của nhân loại đế sống hết mình cho tình yêu:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.”

– Câu thơ “Làm sao được tan ra” mang cấu trúc của câu nghi vấn – cầu khiến để thấy hết nỗi trăn trở và niềm mong ước hóa thân của người phụ nữ thật da diết và thành thực. Động từ “tan” thề hiện sự hi sinh, dâng hiến cả cuộc đời, người con gái muốn được tan ra thành trăm con sóng nhỏ. số từ “trăm” gợi ra niềm mong ước hóa thân để có thể đi đến hết mọi nơi, đến chỗ tận cùng của thế giới. Giữa không gian biển lớn rộng mênh mông, bao la không biết đâu là bờ cùng với sự vĩnh hằng của thời gian “ngàn năm”, người phụ nữ muốn hòa tan tấm thân vào sự vô biên của trời đất, vũ trụ. Khát vọng hóa thân, dâng hiến và bất tử tình yêu chính là khao khát cháy bỏng nhất, táo bạo nhất nhưng cũng chân thành và vị tha nhất. Mọi suy tư, trăn trở, lo âu trước cuộc sống không làm người phụ nữ đang yêu nản chí, thất vọng. Trái lại, người con gái lại sống hết mình, mãnh liệt hơn. Vượt lên trên tất cả là sự hiến dâng – đó là khao khát dâng hiến, đồng thời cũng là ước muốn vĩnh viễn hóa tình yêu để sống mãi với thời gian, sống hết mình,-yêu hết mình để tình yêu lớn lao, cao đẹp tới mức hòa vào cái vô biên của tời đất thì lúc ấy tình yêu cũng được nhập vào dòng thời gian của vũ trụ, cũng trường tồn cùng đất trời. Khi ấy, con người đã làm được điều kì diệu, chiến thẳng được cái hữu hạn của thời gian và không gian, sẽ bất tử hóa tình yêu ngay trong cái ngắn ngủi, thoáng qua của cuộc đời nếu họ biết dâng hiến và hi sinh trọn vẹn cho tình yêu. Đó cũng là tâm nguyện cao đẹp thường xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh.

– Xuân Quỳnh mong ước hóa thân và hòa tan vinh viễn thành trăm con sóng nhỏ để hát mãi khúc ca tình yêu. Ta chợt liên tưởng đến những vần thơ cuồng nhiệt si mê

“Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi.

Đã hôn rôi hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đen tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt..

(Biên – Xuân Diệu)

-Nếu người đàn ông Xuân Diệu tham lam hưởng thụ, muốn chiếm lĩnh trọn vẹn tình yêu thì người phụ nữ Xuân Quỳnh lại tự nguyện dâng hiến, hi sinh hết mình cho tĩnh yêu. Khát vọng muốn được sống, được yêu mãi mãi là lớn lao, cao đẹp như Xuân Quỳnh đã từng khắng định:

“Em trở về đũng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.”

(Tự hát – Xuân Quỳnh)

– Đây là vẻ dẹp trong sáng, thánh thiện trong tâm hồn người phụ nữ giàu yêu thương. Cuộc đời là biển lớn tình yêu, là kết tinh của vị mặn ân tình được tạo nên từ trăm ngàn con sóng nhỏ. Bởi vậy mọi cảm xúc suy tư của nữ sĩ đều khao khát được tan hòa vào từng con sóng đe ngân vang mãi khúc tình ca. Sóng vĩnh cửu với thời gian nên tình yêu của Xuân Quỳnh cũng trở nên vĩnh hàng với muôn diệu yêu thương.

MỞ BÀI THAM KHẢO (Sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu của Giáo Viên, Sinh Viên Đại Học)

Mở bài 1: 

Tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca nhân loại. Ta từng biết đến vẫn thơ cao thượng của Puskin, những vần thơ triết lí của Ta – go hay những câu thơ nồng nàn, mãnh liệt của Xuân Diệu, mộc mạc, chân quê của Nguyễn Bính … Mỗi nhà thơ đều đế lại những vần thơ tuyệt tác về tình yêu. Tuy vậy, đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – cây bút tiêu biểu của thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ, ta vẫn thấy vẹn nguyên sự hấp dẫn, say mê bởi tiếng lòng chân thành, đằm thắm của người phụ nữ trong tình yêu.

Mở bài 2: 

Sóng là một trong hai bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và của thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. Ra đời trong thời gian cam go, ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ năm 1967 nhưng bài thơ vẫn như đóa hoa tình yêu thật đẹp tươi nở dọc chiến hào nóng bỏng. Kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và tinh thần hiện đại, đóa hoa ấy tỏa hương từ tấm lòng hồn hậu, đằm thắm, chân thành của người phụ nữ khi yêu.

Mở bài 3: 

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”

(Vì sao – Xuân Diệu)

Đã mấy thập kỉ trôi qua, những vần thơ tình cảm của Xuân Diệu vẫn vang lên như những nốt nhạc huyên ảo, vấn vương mãi trong tâm hồn độc giả. Thử hỏi tình yêu là gì? Tại sao tình yêu lại có sức sống mãnh liệt đến vậy? Tình yêu không chỉ xuất hiện trong cuộc sống mà đi vào thơ ca như một huyền thoại cùng năm tháng. Thơ ca Việt Nam luôn dành một cho đứng nhất định cho đề tài tình yêu, các nhà thơ hòa mình vào dòng cảm xúc lắng đọng để cất lên những tiếng ca vang cho tình yêu tươi đẹp. Cùng với Xuân Diệu, nền văn học Việt Nam tự hào chào dón thi sĩ Xuân Quỳnh – nữ hoàng thơ tình đã thêu dệt nên bài thơ Sóng – một kiệt tác bất hủ của cuộc đời. Sóng – bản tình ca của “sóng” và “em”, là những trạng thái cảm xúc “dữ dội, dịu êm, ồn  ào, lặng lẽ”. Ân sau bài thơ là một quan niệm mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh: chủ động đi tìm kiểm tình yêu và hóa        thân vào cuộc đời để tình yêu trường tồn, vĩnh cửu.

Mở bài 4:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”

(Mời ăn trầu – Hồ Xuân Hương)

Đó là những lời thơ tình tứ của Bà chúa thơ Nôm khi nhắc về tình yêu đôi lứa – tình cảm mà ai cũng khao khát có được, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Mặc dù chưa có một định nghĩa nào hoàn hảo nhất về hai chữ tình yêu, nhưng không thế phủ định tình yêu luôn là cây cầu huyền thoại nối những tầm hồn đồng điệu đến với một nửa còn lại. Tình yêu xuất hiện ở mọi nơi, nó phát huy hết những sức mạnh tiềm ấn khi xuất hiện trong cuộc sống và len lỏi vào thơ ca như nhũng bản nhạc diều kì, lưu luyến trong lòng người đọc. Bởi vậy, nếu Bà chúa thơ Nôm gửi hình ảnh người con gái trong tình yêu vào sẳc thẳm của miếng trầu xanh thì Xuân Quỳnh diễn tả nỗi khao khát, bồi hồi của trái tim yêu khi đi tìm bến đỗ cuộc đời qua thi phẩm Sóng – bài thơ dặc sắc góp phần làm nên tên tuôi của Xuân Quỳnh. Sóng là hiện tượng tự nhiên, luôn dao động không ngừng và trên hết là sóng luôn bất tử với thời gian – đó cũng chính là niềm khao khát mà Xuân Ọuỳnh hướng tới qua hình tượng ‘em” trong tác phẩm của mình. Bài thơ thể hiện qua niệm mới mẻ, hiện đại của thi sĩ: chủ động tìm kiếm tình yêu rồi hòa tan để trường tồn muôn đời với thời đại.

KẾT BÀI THAM KHẢO (Sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu của Giáo Viên, Sinh Viên Đại Học)

Kết bài 1: 

Sóng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và của thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. “ Ở sóng có sự kết hợp hài hòa giữa xôn xao và lắng đọng, thiết tha và rộng mở, sóng dẫn dắt người ta đi qua nhiều cách trở, mất còn, nhớ thương, chờ đợi, dài như tháng năm, rộng như biến lớn, cuối cùng quy gọn về một mối là tình yêu mãnh liệt, say đắm, thủy chung”. Nhận xét đó của nhà phê bình Phạm Đình An cũng là ấn tượng chung của nhiều người về bài thơ Sóng. Với thế thơ năm chữ cùng những dòng thơ không ngắt nhịp, những từ ngữ trùng trùng, điệp diệp và cặp từ sóng đôi “sóng và em” gợi ra nhũng nhịp điệu của sóng biển và sóng lòng cứ miên man vô tận. Bài thơ của Xuân Quỳnh giống như một truyền thuyết về tình yêu nên nó cứ vỗ nhịp trong tâm hồn những ai đó đã, đang và sẽ yêu.

Kết bài 2: 

Bài thơ đã kết thúc nội dung cách đây mấy thập kỉ nhưng những giá trị để lại khiến người đọc luôn thốn thức, say mê mà tưởng rằng thi phẩm mới có từ hôm qua. Xuân Quỳnh đã dùng ngòi bút và trái tim chân thành đế dệt nên bài thơ Sóng vang danh cùng năm tháng. Sóng có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp truyền thống của người con gái hồn hậu, thủy chung, dịu dàng, đàm thắm và tinh thần hiện đại của người phụ nữ đang yêu chủ động đứng lên đi tìm kiếm một nửa của cuộc đời. Với thế thơ năm chữ cùng những dòng không ngẳt nhịp, Xuân Quỳnh đã thổi vào trái tim độc giả một quan niệm mới mẻ, táo bạo về tình yêu. Bằng tài năng và tâm hồn nhiệt huyết, Xuân Quỳnh đã gửi tặng vào kho tàng văn học Việt Nam một bài thơ tình có sức mạnh vượt thời gian để sống mãi trong lòng người đọc.

NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC PHẨM SÓNG – XUÂN QUỲNH.

1. Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng..(Nguyễn Đăng Mạnh)

2.. Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ thơ của tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình… Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm… “ (Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn)

Xem thêm: Phân tích bài “Người lái đò sông Đà”- (P1) Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận