Phân tích bài “Sóng”- (P3) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

SÓNG

Xuân Quỳnh

2. 4 khổ thơ giữa: Suy tư về nguồn gốc của tình yêu, lòng thủy chung và nỗi nhớ.

– Chính vì không thể biết tình yêu nông , sâu, rộng, hẹp như nào nên con người ta càng khao khát khám phá. Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã đứng bên bờ đại dương rồi trăn trở với những câu hỏi có tự bao giờ:

“Trước muôn trùng sóng bế

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?”

– Đến khổ thớ thứ ba, nhân vật “em” đã trực tiếp xuất hiện để thể hiện cảm xúc, sự băn khoăn, trăn trở. Không gian “muôn trùng sóng bê” rộng lớn, mênh mông gợi liên tưởng đến sự trùng điệp, chất chồng khó khăn, xa cách. Câu thơ của Xuân Quỳnh giúp ta nhớ tới bài thơ Quạ đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiểu vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

(Qua đèo Ngang – Huyện Thanh Quan)

– Điệp ngữ “em nghĩ’ lặp lại hai lần để nhấn mạnh nhũng ưu tư trong tâm hồn người con gái. Những câu hỏi về nguồn gốc bí ấn của sóng, gió, về sự bí ấn của thiên thiên còn có thể cắt nghĩa. Sóng bắt đầu từ những ngọn gió xa xôi nhung tĩnh yêu thì ai có thể hiểu hết được ngọn nguồn? Chính ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã tự nhận mình là “uống tình yêu dập cả môi” cũng phải thừa nhận rằng “làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, “đố ai định nghĩa được tình yêu”. Tình yêu là câu chuyện của trái tim, của những cảm xúc mong manh tinh tế nên không thể dùng lí trí đế xác định chính xác thời điếm bắt đầu một mối tình. Điều đó đã góp phần thi vị hóa tình yêu. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng thành thật khi lắc đầu nhẹ nhàng:

“Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau.”

– Cấu trúc đảo ngữ trong hai câu: đáp trước, hỏi sau khiến câu trả lòi duyên dáng, nữ tính như một nụ cười vừa bối rối vừa hạnh phúc. Bối rối vì sự bất lực của lí trí, hạnh phúc khi nhận ra tình yêu đích thực không cần bất cứ một lời lí giải nào. Nó như một giai điệu miên man không có nốt nhạc kết thúc, một bài toán không có đáp số.

– Xuân Quỳnh đã mượn sóng đế cắt nghĩa tình yêu nhưng chị cũng có thể lí giải sóng bắt đầu từ gió, còn gió bắt đầu từ đâu thì Xuân Quỳnh lại không tự trả lời được. Chị chỉ còn biết thú nhận sự bất lực của mình một cách dễ thương và rất đáng yêu của người con gái. Tuy nhiên, chính trong cái thất bại của Xuân Quỳnh khi không truy tìm được nguồn gốc bản chất đích thực của tình yêu, người ta lại thấy một định nghĩa rất riêng của chị, một định nghĩa rất Xuân Quỳnh. Tình yêu cũng giống như sóng biển, cơn gió thì làm sao mà hiểu hết được. Nó rộng lớn, sâu thắm như thiên nhiên và cũng khó hiếu như thiên nhiên.

– Tình yêu là một trạng thái tâm lí đặc biệt trong tình cảm của mỗi con người.

Trong tình yêu cũng có lí trí nhưng chủ yếu nó là thế giới của những tình cảm, cảm xúc phong phú, phức tạp mà nhiều khi một trí tuệ tỉnh táo không thố nào cắt nghĩa được.

Có một nhà phê bình đã đưa ra hình ảnh so sánh thú vị: “Nếu sóng là sự sống của biến thì nỗi nhớ là sự sống của tình yêu”. Phải chăng vì thế mà ca dao có câu:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”

(Ca dao)

– Hay:

“Đêm nằm lưng chẳng dính dường

Chỉ mong trời sáng ra đường gặp anh.”

(Ca dao)

– Trong thơ hiện đại, Xuân Diệu cũng bày tỏ nỗi nhớ thương mãnh liệt:

“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh. Anh nhớ em. Anh nhớ lắm, em ơi!” Nỗi nhớ là giai điệu chính trong bản tình ca tình yêu và Xuân Quỳnh cũng bày tỏ nỗi nhớ theo cách riêng của mình:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.”

– Sóng nhớ bờ bao trùm lên mọi không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước, trùm lên mọi thời gian ngày đêm không ngủ được để khao khát hướng vào bờ. Bởi mang trong mình sóng nối sóng chìm nên biến thao thức suốt ngày đêm không ngủ. Từ hình tượng sóng, tác giả liên tưởng tới trái tim người phụ nữ khi yêu. Nỗi nhớ trong tình yêu của Xuân Quỳnh không phải là một nôi nhớ thoáng qua, nhẹ nhàng mà là một nỗi nhớ mãnh liệt. Sóng trong lòng biển đã cồn cào, sóng trong lòng em còn muốn ngàn lần da diết hơn. Nếu sóng nhớ bờ cả ngày lẫn đêm thì em nhớ anh nên thức cả trong mơ. Không ngủ ở cõi thực, thao thức ở cõi mơ, nỗi nhớ như vắt qua hai bến bờ thực – ảo, choán lấy không gian và thời gian, thường trực trong ý thức và tiềm thức. Đúng là một nỗi nhớ cồn cào, da diết không thế nào yên. Nó cuồn cuộn, dạt dào như những con sóng biển triền miên vô hồi, vô tận. Một nỗi nhớ sâu sắc, mãnh liệt đến nhường ấy chỉ có ở tình yêu lớn lao, cao đẹp mà thôi.

Và phải chăng, nhờ rung động mãnh liệt của trái tim yêu đã buộc lời thơ phải dài thêm ra đế diễn tỏa cho thỏa cái ngút ngàn của nỗi nhớ và nhịp thơ hơn bao giờ hết vẫn là nhịp sóng, nhịp lòng dào dạt của trái tim đang khao khát yêu thương?

-Nỗi nhớ ấy từng được Xuân Quỳnh nhắc tới trong bài thơ Thuyền và biển:

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi

Biến chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố”

(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)

– Thế mới biết rằng chẳng có không gian nào sâu rộng hơn nỗi nhớ, chẳng có thời gian nào dài hơn nỗi nhớ. Vì thế không ai có thể đo đếm được nỗi nhớ trong những trái tim yêu. Có nhà phê bình đã tinh tế nhận ra nét đặc sắc của khổ thơ này. “Ở những đoạn thơ trên chỉ có bốn dòng, đến đoạn thơ này kéo ra sáu dòng bởi cảm xúc dồn dập, sôi nối quá khiến câu chữ không thể đi theo đường viền có sẵn, ý thơ xô đẩy khiến khuôn khổ câu chữ phải lung lay.”

– Thơ Xuân Quỳnh nồng cháy đam mê nhưng vẫn vẹn nguyên lòng thủy chung son sắt

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”.

Các cặp từ tương phản “xuôi – ngược’/“bắc – nam” gợi tới sự xa xôi, cách trở, vất vả, gian nan trong tình yêu và trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu có tình yêu say đắm, cao đẹp thì sẽ xóa đi một khoảng cách. Khổ thơ có cách diễn đạt rất mới mẻ. Xuôi bắc ngược nam – có phải khi tình yêu lên tiếng thì người con gái không phân biệt được chiều hướng? Nếu không gian của đất trời có phương bắc, phương nam thì không gian của tình yêu chỉ có một phương duy nhất để em hướng về – đó là phương anh. Nỗi nhó’ của người con gái khiến vũ trụ không còn nam, bắc, đông, tây mà như được chia đôi – phương em hướng về phương anh. Nếu một ngày nào đó mọi phương trời không còn có anh thì cuộc đời lạnh lẽo, vô nghĩa biết bao?

“Dầu em biết chắc rằng anh trở lại

Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.”

(Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại – Xuân Quỳnh)

– Nếu ở khố thơ đầu, người con gái chủ động cùng con sóng nhỏ hướng ra biển lớn bao la đế đến với tình yêu đích thực thì ở khố thơ này, nữ sĩ lại trở về với tình yêu truyền thống của người phụ nữ Việt – đó là lòng thủy chung. Nét đẹp này từng được Xuân Quỳnh khắng định:

“Trái tim em nằm trong lồng ngực

Giây phút nào em chẳng đập vì anh.”

(Chỉ có sóng và em – Xuân Quỳnh)

Xem thêm: Phân tích bài “Sóng”- (P3) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận