Phân tích bài “Người lái đò sông Đà”- (P1) Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Nguyễn Tuân

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU CHUNG.

I. Tác giả

1. Tiểu sử

– Nguyễn Tuân (1910 -1987), quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

– Ông xuất thân và trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Ilán học đã suy tàn, cha tài hoa bất đắc chí, sinh bất phùng thời. Hoàn cảnh gia đình, đặc biệt là người cha có ảnh hưởng sâu sắc đến cá tính con người và cá tính nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

2. Con người. 

– Nguyễn Tuân là con người trí thức, giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ý thức cá nhân phát triển rất cao, ông viết văn trước hết là đế khắng định cá tính độc đáo của mình. Ông là người rất mực tài hoa, uyên bác, tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu những môn nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Nguyễn Tuân là một nhà văn thực sự biết quý trọng nghề nghiệp văn chương.

3. Phong cách nghệ thuật

– Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc, gói gọn trong một chữ “ngông”. Ông quan niệm đã là nhà văn thì trước hết phải có một phong cách độc đáo, viết không giống ai, từ chủ đề, nhân vật, kết cấu, đến cách dặt câu dùng từ …

– Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

*Tài hoa: Quan niệm viết một tác phẩm cần có cái độc đáo, khác đời.

– Tiếp cận đối tượng ở phương diện văn hóa nghệ thuật thấm mĩ.

– Tiếp cận con người ở góc độ nghệ sĩ nhưng mở rộng phạm vi khái niệm. Không chỉ là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mà bất kể ai, làm nghề gì, nếu biết nâng công việc của mình lên một cách phi thường, siêu phàm, độc đáo đều là nghệ sĩ. Phát hiện chất “vàng mười” trong những con người, những công việc tưởng như rất bình thường, dung dị.

– Tiếp cận thiên nhiên như một tuyệt tác nghệ thuật của tạo hóa, vừa kì kĩ, vừa nên thơ quen thuộc.

– Đề cao những con người tài hoa, những con người biết trân trọng cái tài, cái đẹp.

*Uyên bác: Đọc văn của Nguyễn Tuân, người đọc luôn được cung cấp những tri thức phong phú về văn hóa trên nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, lịch sử, địa lí, hội họa, điêu khắc, điện ảnh…

– Vận dụng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật, nhiều lĩnh vực đời sống để miêu tả đối tượng.

– Giàu thông tin và giá trị tư liệu.

*Cảm quan sắc nhọn, phong phú, “chủ nghĩa xê dịch”: Quan niệm sống hay viết cũng không chấp nhận cái gì phang lặng, dễ dãi, chung chung, nhàn nhạt, đơn chiều mà luôn thèm khát những cảm giác mạnh, hứng thú với những cái đẹp tuyệt vời hoặc tuyệt đỉnh dữ dội.

– Hứng thú đặc biệt trước những cảnh gây ấn tượng mạnh với giác quan nghệ sĩ.

– Chữ nghĩa giàu có: Quan niệm viết văn là dốc cạn kho tàng chữ nghĩa để chạy đua cùng tạo hóa, để khoe chữ.

– Sáng tạo từ ngữ, hình ảnh trong văn mới lạ, ấn tượng, giàu sức biểu cảm nhờ liên tưởng chính xác, tài hoa: nước Hồ Gươm xanh màu xanh “canh rau muốn luộc nhừ”, nước sông Đà mùa thu “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”, “chuối ngự ngọt còn thơ Tú Xương rất chát”… tạo khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc.

– Biệt tài cá biệt hóa sắc độ của các sự vật, hiện tượng: trăng “vàng nẫu”, áo cà sa “vàng sư sãi”, “chuối vàng giẫy nẫy”…

* Tùy bút tài hoa.

– Đặc trưng thể loại:

– thể kí, dạng có tính chất trung gian, vừa có tính chất kí (ghi chép), vừa có chất thơ (trữ tình), vừa mang màu sắc triết học trong tư duy.

– Thế văn tự do, tùy hứng nhưng cũng không quá phóng túng.

– Nguyên tắc kết cấu: Vừa tán, vừa tụ.

– Bề mặt: Tản mạn, lắp ghép, chắp vá.

– Bề sâu: Nhất quán về ý nghĩa, tư tưởng: chủ đề => tạo trục xuyên suốt => người viết tùy bút tài hoa: liên tưởng phong phú, biến hóa, tán tụ như khối vuông ru bích.

– Tùy bút Nguyễn Tuân là đỉnh cao tùy bút Việt Nam:

– Viết một bài tùy bút hay không quá khó nhưng để viết như một sở trường thì chỉ có Nguyễn Tuân.

– Qua tùy bút, thấy được cái tôi tài hoa, uyên bác của tác giả.

– Viết nhiều tùy bút, nhưng mỗi tùy bút đều có nét riêng, với khả năng sáng tạo dồi dào

4. Những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân.

– Trước Cách mạng Tháng 8, các tác phẩm của Nguyễn Tuân viết chủ yếu xoay quanh ba đề tài:

+ “Chủ nghĩa xê dịch”: Ghi lại cảnh thiên nhiên, xã hội, những cảm nghĩ tài hoa, độc đáo của nhà văn trên đường “xê dịch” khắp đất nước mình “một chuyển đi”, “thiếu quê hương”.

+ “Vang bóng một thời”: Thời phong kiến đã qua, dư âm còn vọng lại. Ông viết về những phong tục đẹp, những thú vui tinh tế, tao nhã của người xưa.

+ “Đời sống trụy lạc”: Viết về tình trạng khủng hoảng tinh thần của một nhân vật “tôi” hoang mang, bế tắc, tìm cách thoát ly trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện.

=> Giá trị của các tác phẩm viết về ba đề tài trên là những trang viết đầy tài hoa và thấm nhuần lòng yêu nước, viết về phong cách thiên nhiên và những vùng đất khác nhau trên quê hương mình, viết về những thú vui tao nhã thế hiện một khía cạnh trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc và những con người tài hoa, nghĩa sĩ, tài năng và nhân cách kết hợp với nhau.

– Sau Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Tuân hăng hái dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ và trong công cuộc xây dựng đất nước. Ong sáng tác hàng loạt tác phẩm, tùy bút, bút ký có giá trị nghệ thuật với những trang viết đầy tự hào, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và lao động. Qua những trang viết ấy, người ta thấy dân tộc Việt Nam không chỉ cần cù, dũng cảm, có chính nghĩa mà còn rất mực tài hoa.

– Nguyễn Tuân có đóng góp rất lớn đối với lịch sử văn học dân tộc. Thể tùy bút, bút ký đạt tới trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho văn xuôi Việt Nam một phong cách viết đặc biệt tài hoa và độc đáo.

Xem thêm: Phân tích bài “Người lái đò sông Đà”- (P2) Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận