Phân tích bài “Đất nước”- (P3) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

ĐẤT NƯỚC

(Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Nguyễn Khoa Điềm

2. Tư tưởng ‘Đất Nước của Nhân dân”.

– Nếu ở phần mở đầu chương thơ Đất Nước, nhà thơ đã đem tới người dọc một cảm nhận gần gũi, thân thương về không gian Đất Nước đầy ắp kỉ niệm yêu thương của nhân dân thì phần sau của chương Đất Nước lại thế hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã góp cuộc đời, tên tuổi, số phận để hóa thân thành những danh lam, thắng cảnh:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho

Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp lên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.”

– Môt đoạn thơ ngắn nhưng đã khái quát khá toàn diện những địa danh tiêu biểu trên Đất Nước ta từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, núi Vọng Phu ở phía Bắc, hòn Trống Mái ở miền Trung, dòng Cửu Long xanh ở Nam Bộ,… Trí tuệ dân gian đã dùng hình thức hư cấu , kì ảo của nghệ thuật đế lí giải hình dáng sông núi. Tác giả cho rằng “Tôi nhắc tới các địa danh là để nhấn mạnh thành quả lao động của mồ hôi, nước mắt và khát vọng của các thế hệ nhân dân. Mỗi người một chút chắt chiu xây dựng đế làm nên non sông gấm vóc.” Nhân dân lam lũ, tảo tân đã dũng cảm mở rộng không gian sinh tồn của Đất Nước. Họ làm nên những cánh đồng màu mỡ, những xóm làng trù phú đông vui. Nhân dân không chỉ lao động, sáng tạo, dựng xây Đất Nước mà còn tạo nên một đời sống tinh thần cao đẹp. Đó là tình cảm thủy chung son sắt ghi dấu ở hình ảnh người vợ chờ chồng rồi hóa đá, ở tình nghĩa vợ chồng bất tử thách thức mọi khắc nghiệt của thời gian qua hình ảnh hòn Trống Mái. Đó còn là vẻ đẹp của người anh hùng làng Gióng với chúng tích “trăm ao đầm để lại”. Đó là quần thể núi non hùng vĩ với “chín mươi chín con voi” bao quanh ngọn núi nơi đền thờ Vua Hùng ngự trị… Tất cả nhằm nhắc nhở chúng ta về công cuộc xây dựng kiến thiết Đất Nước của cha ông.

– Không chỉ thể, Nguyễn Khoa Điềm còn đưa ta về với vùng đất Quảng Ngãi để chiêm ngưỡng “núi Bút, non Nghiên” do nhũng người học trò nghèo dựng nên. Đó là biểu tượng cho truyền thống hiếu học ngàn đời của nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà các con vật bình thường như con gà, con cóc, những cái tên dân dã như ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điếm lại trở thành tên núi, tên sông. Phải chăng Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn vào cảnh quan thiên nhiên Đất Nước đê nhận ra vai trò to lớn của người dân hay chính nhân dân đã ỷ thức được trách nhiệm của mình khi đặt tên cho từng dòng sông, ngọn núi?

– Những cụm từ “góp cho, góp nên, góp minh,..” là sự ghi nhận công lao của nhân dân đã tôn tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống để hôm nay và mai sau con cháu nhìn vào sẽ kính trọng, biết ơn.

– Khát quát lại bức tranh địa lí, nhà thơ dã nâng lên thành triết lí suy tưởng:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ước ao, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Nhũng cuộc đời đã hóa núi sông ta..

– Trong các truyền thuyết dân gian, mỗi ngọn núi, con sông đều là hóa thân của một con người, đều in dấu cuộc đời và tâm hồn cha ông. Chính bản thân Nguyễn Khoa Điềm từng viết về điều đó:

“Những địa danh trôi từ thuở xa xôi

Trôi bằng máu và trôi bằng nước mắt

Đã đọng lại thành tên người tên đất.”

– Phải chăng vì thế mà đi đến bất cứ nơi đâu trên đất nước mình, ta cũng lắng nghe được trong lời thầm thì của dòng sông, tấc đất, ngọn cỏ, lá cây một tiếng nói thân thương gần gũi “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”. Chính tiếng nói ấy đã xóa nhòa khoảng cách không gian, kết nối trái tim mọi người trong sự hiếu biết, yêu thương, chia sẻ. Như vậy, tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” đã được thể hiện thật thuyết phục ở không gian địa lí. Nhân dân đã góp tên, tuổi, góp cuộc đời, số phận đế tạo nên ruộng đồng, gò bãi, núi sông, rừng biển. Đây quả là sự ghi nhận sâu sắc ân nghĩa của nhân dân.

– Sau những phát hiện mới mẻ và độc đáo vè sự đóng góp của nhân dân để làm nên không gian Đất Nước, nhà thơ cất tiếng gọi thiết tha “em ơi em” để cùng hướng cái nhìn suy tư vào dòng chảy thời gian lịch sử de cảm nhận công sức của nhân dân trong việc dựng xây và bảo vệ Đất Nước:

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.”

– Bốn mươi thế kỉ dựng nước và giữ nước, nhân dân tần tảo và thông minh, anh hùng và sáng tạo đã dựng xây và bảo vệ Đất Nước trường tồn. Khi có chiến tranh, những chàng trai ưu tú sẵn sàng “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Trong số đó có những người đã anh dũng hi sinh đế “Tố quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Còn những người con gái thì sao? Họ lặng lẽ trở về “nuôi cái cùng con” để duy trì sự sống. Tuy nhiên, khi cần thiết người phụ nữ tưởng mảnh mai, yếu đuối vẫn sẵn sàng “Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”. Trải qua những cuộc chiến tranh cứu quốc trường kì, gian khố, những chàng trai, cô gái sống trên mảnh đất hình chữ s đã cần cù làm lụng, sẵn sàng hiến dâng sức trẻ, hiến dâng cả cuộc đời đế viết lên nhũng trang sử hào hùng cho dân tộc. Nhân dân trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm là những người vô danh, họ sống giản dị, chết bình tâm và xứng đáng là những anh hùng chiến trận.

– Không chỉ đố mồ hôi, sương máu đế làm ra Đất Nước, nhân dân còn giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ con cháu đời sau mọi giá trị văn hóa, tinh thần và vật chất của Đất Nước:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái.”

– Điệp từ “họ” lặp đi lặp lại cùng với cách nói họ giữ, họ chuyền, họ gánh, họ đắp đập be bờ nhằm nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của nhân dân với sự nghiệp xây dựng và phát triển Đất Nước. Chính nhân dân mang tới giá trị vật chất là hạt lúa ta trông qua bao đời nay, là ngọn lửa truyền qua bao năm tháng đế sưởi ấm gia đình, là ruộng vườn phong phú, dồi dào cho con cháu đời sau “trồng cây hái trái”. Không chỉ thế, nhân dân còn mang đến những giá trị tinh thần quý báu là giọng nói mang theo hồn thiêng sông núi. Giọng điệu ấy in hình bóng nhân dân để mang tới cảm giác thân thương như nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:

“Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối trong lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.”

(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)

– Tiếng nói lưu giữ và thể hiện đời sống tâm hồn tinh tế của nhân dân. Bên cạnh đó, những con người vô danh bình dị còn đế lại phong tục, tập quán và nét đẹp văn hóa quê hương trên mọi nẻo đường “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Động từ “gánh” càng làm cho tình yêu quê hương, đất nước trở nên trĩu nặng, đong đầy.

– Nhân dân là những người không tiếc máu sương, sẵn sàng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tồ quốc:

“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại.”

– Cấu trúc hô ứng “có… thì” lặp lại hai lần cũng các động từ chống, vùng lên, đánh bại khiến giọng thơ trở nên rắn rỏi, đanh thép màng tinh thần tự nguyện cao cả của nhân dân. Theo chiều dài đằng đẵng của thời gian, nhằn dân đã cầm trong tay ngọn đuốc sự sống để làm nên bản sắc Việt Nam. Họ không chỉ là anh hùng chiến trận mà còn là anh hùng văn hóa dân tộc.

– Một điều dễ nhận thấy trong chương thơ Đất Nước là màu sắc văn học dân gian đã trở thành bầu khí quyến bao bọc cả nội dung và nghệ thuật. Từ những câu chuyên cố tích với khát vọng về lẽ.công bằng, từ nhũng câu ca dao mặn nồng tình nghĩa. Từ những truyền thuyết đánh giặc cứu nước tới phong tục, tập quán và lối sống, nhân dân hiện diện khắp nơi và trở thành chủ nhân chính của Đất Nước.

– Bằng sự khái quát giản dị và giàu tính nhân văn, Nguyễn Khoa Điềm khắng định tư tưởng bao trùm tác phẩm:

“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.”

– Hơn ai hết, nhà thơ trẻ thời chống Mĩ hiểu rằng để có được Đất Nước trường tồn vĩnh cửu thì biết bao người vô danh đã không tiếc cuộc đòi đế làm nên hình hài Đất Nước. Vì thế Đất Nước không chỉ của riêng ai mà của chung nhân dân bình dị và vĩ đại. Cái mới trong cách nhìn của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước so với thơ ca chống Mĩ là tìm đến ngọn nguồn văn hóa dân tộc, đến với những câu ca dao, dân ca đong đầy cảm xúc của nhân dân đã đi vào huyền thoại lịch sử Đất Nước. Chính nhân dân đã sáng tạo và lưu truyền ca dao thần thoại. Tuy nhiên, trong kho tàng văn học dân gian phong phú, tác giả rât tinh tê khi lựa chọn ra ba câu đặc sắc nhất để nói về ba phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần nhân dân:

“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi

Biết quý công cầm vàng nhũng ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu.”

– Từ ý thơ trong câu ca dao thân thương:

“Yêu em từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc anh ngồi anh ru.”

(Ca dao)

– Nguyễn Khoa Điềm đã khắng định một tình yêu say đắm, thủy chung. Từ ý của câu ca dao:

“Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng.”(Ca dao)

-Tác giả Mặt đường khát vọng nhấn mạnh nhân dân gìn giữ và truyền lại cho đời sau nhũng quan niệm sống tốt đẹp, sống là phải biết trân trọng công lao tình nghĩa.

– Ở phương diện thứ ba, nhân dân dạy ta ý chí kiên cường, bất khuất, lòng căm thù và chiến đấu. Câu thơ của Nguyễn Khoa Diềm gợi tới câu ca dao thời kháng chiến:

“Thù này ắt hẳn còn lâu

Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què.”

(Ca dao)

– Từ thuở lập nước, dân tộc ta phải đương đâu với bao thế lực ngoại xâm,, hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm đô hộ của thực dân Pháp và đế quôc Mĩ,… Nếu không có sự kiên trì, bền bỉ và lòng quyết tâm cao độ của nhân dân thì làm sao Đất Nước ta có thể đi qua gian khổ, khó khăn đế toàn thắng. Ớ đây, Nguyễn Khoa Điềm không lặp lại nguyên văn những câu ca dao dân gian mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh đế nói nên phẩm chất đẹp đẽ, anh hùng của nhân dân.

– Từ đời này qua đời khác, Đất Nước luôn trường tồn trong những câu hát ru, từ điệu hò hùng tráng bên sông Mã đến những câu ca xứ Huế ngọt ngào trên sông Hương,… Vì thể ở những câu thơ cuối, hình ảnh người chèo đò trở thuyền vượt thác cất cao tiếng hát chính là một biếu tượng cho sức mạnh nhân dân:

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”

– Đất Nước có trăm núi ngàn sông diễm lệ, mỗi con sông khi chảy qua một vùng châu thổ bao giờ cũng tạo nên một bản sắc văn hóa riêng. Nước ta có nền nông nghiệp lâu đời, người dân cần mẫn chắt chiu từng giọt nhựa sống, kiên cường đấu tranh với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Không chỉ thế, sông nước còn đi vào tâm hồn nhân dân như biếu tượng của sự bồi đắp xây dựng, kết tinh của sự sống cần cù và bất diệt.

– Trước Nguyễn Khoa Điềm, Phan Bội Châu từng quan niệm “dân là dân nước, nước là nước dân”. Tuy nhiên, phải đên nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ, tư tưởng đó mới đươcj nâng lên thành cảm hứng nghệ thuật mãnh liệt và sâu sắc. Nhân dân lam lũ và binh dị, anh hùng và sáng tạo đã đi suốt thời gian lịch sử để xây dựng và phát triển Đất Nước muôn đời. Họ xứng đáng trở thành tên núi, tên sông và đi cùng năm tháng. Với thể thơ tự do, phỏng khoáng, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, màu sắc triết luận trữ tình và dân gian đặc sắc, đoạn thơ Đất Nước đã ngân lên một khúc ca lay động trái tim người – khúc ca “Đất Nước của Nhân dân.

MỎ BÀI THAM KHẢO (Sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu của Giáo Viên, Sinh Viên Đại Học)

Mở bài 1: 

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết họp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư lâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Nhắc đến Nguyễn Khoa Điềm, có lẽ không ai quên thi phẩm Đất Nước – bài thơ có chủ đề không quá mới lạ nhưng qua lăng kính đôi mắt và trái tim yêu quê hương đất nước nên tác phẩm của ông vẫn luôn có nét đặc biệt và mới lạ. Với thế thơ phóng khoáng, dòng thơ ngắn dài theo mạch cảm xúc của tác giả, Đất Nước dần dần hiện ra có hình dáng, đường nét với nhiều phương diện như văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục, tập quán và truyền tải thông điệp nhân văn cao đẹp: “Đất nước này là Đất Nước của Nhân dân.”

Mở bài 2: 

“Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Đã bao giờ bạn tự hỏi quẻ hương đất nước là gì chưa? Và không biết tự bao giờ, quê hương đất nước đã trở thành cảm hứng dạt dào trong tâm hồn các thi nhân Việt Nam. Nguyễn Đình Thi tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất “Rũ bùn đứng dậy chói lòa”, nhà thơ Thanh Tùng biết ơn một đất nước lam lũ, tảo tần: “Tổ quốc mang dáng hình chữ s – Mỗi nét cong mang bóng mẹ tảo tần.” Còn Nguyễn Khoa Điềm lại nhìn vào chiều sâu lịch sử bốn nghìn năm, sự mở rộng không gian địa lí qua thời gian, các truyền thống phong tục, tập quá, lối sống tình nghĩa thủy chung của nhân dân đê sáng tạo nên bài thơ Đất Nước giàu tình cảm và đậm chất triết lí nhân văn cao đẹp. Với thể thơ tự do, phóng khoáng, ngôn ngữ giản dị và trái tim yêu quê hương đất nước da diết, Nguyễn Khoa Điềm đã truyền đi thông điệp ý nghĩa: “Đất nước này là Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thuần thoại.”

Mở bài 3: 

“Đất Nước tôi thon thả giọt đàn bầu

Nghe dịu nỗi đau của mẹ

Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ

Các anh không về mình mẹ lặng im.”

(Đất Nước – Trọng Tấn)

Có một câu ca như thế đã cất lên từ trái tim để ngợi ca đất nước Việt Nam hiền hòa, nhân hậu mà đau thương, bất khuất. Đất nước đi vào thơ ca, nhạc họa như lời tâm tình, ngợi ca của tác giả về non sông gấm vóc, về những dáng hình đã góp công sức dựng xây nên Đất Nước – đó cũng là những gì Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải trong thi phẩm Đất Nước khiến vô vàn trái tim độc giả rung động. Với tình yêu quê hương đất nước, nhà thơ đã dựng xây nên Đất Nước với lịch sử, phong tục, văn hóa lâu đòi, không gian địa lí mở rộng theo quá trình tôn tạo và xây dựng của nhân dân. Đồng thòi gửi gắm thông điệp tới hàng triệu trái tim một câu thơ mang đậm chất triết lí: “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân.”

KẾT BÀI THAM KHẢO (Sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu của Giáo Viên, Sinh Viên Đại Học)

Kết bài 1: 

Bài thơ đã dừng lại nhưng dường như cảm xúc của người đọc lại dâng lên da diết hơn bởi những gì mà Nguyễn Khoa Diềm đã the hiện thành công trong tác phẩm đế đời. Với ngôn ngữ giản dị, cô đọng, kết họp với các chất liệu văn học dân gian quen thuộc, thế thơ tự do tuôn trào theo mạch cảm xúc, Nguyễn Khoa Điềm đã dẫn người đọc và một thế giới mới – thế giới của Đất Nước với lịch sử, địa lí, phong tục, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tất cả những khía cạnh ấy trong con mắt tài hoa của tác giả đều có bóng hình của Nhân dân – những người đã tạo ra, gây dựng và phát triển Đất nước để ngày nay Việt Nam tự hào sánh vai với các cường quốc năm châu. Không chỉ có cái nhìn mới mẻ về khái niệm Đất Nước, tác giả còn âm thầm truyền tải thông điệp nhân văn đến mọi người: “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân”, đồng thời gửi gắm tới thế hệ mai sau hấy biết gắn bó, san sẻ nghĩa vụ và sứ mệnh đe tiếp tục phát triến những tinh hoa do cha ông đã đánh đối sương máu, cuộc đời đế có được. Chính những giá trị cao đẹp của tác phẩm cùng với hồng thơ nồng nàn đậm chất triết lí của Nguyễn Khoa Điềm là cầu nối để Đất Nước đến gần hơn với đọc giả và tỏa sáng như những vì tinh tú. Thời gian càng lùi xa, Đất Nước vẫn luôn đứng vững trong khoa tàng văn học Việt Nam và chứng minh sức sống bất tử theo thời gian. Đọc tác phẩm, trong trái tim tôi lại vang lên những câu ca quen thuộc:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, non sông..

(Sao chiến thắng – Chế Lan Viên)

NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC PHẨM ĐẤT NƯỚC -NGUYỄN KHOA ĐIỀM.

1. .. Diều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của dân tộc đế hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn…” (Nguyễn Khoa Điềm)

2. . Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam… Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam.

3. . Một Đất Nước như thể không thế có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, đê dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ…” (Trần Dinh Sử, in trong Đọc văn học văn)

4. .. Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian – đó là một lực hút của đoạn thơ Đất Nước… để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm (Nguyễn Quang Trung, in trong Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12)

Xem thêm: Phân tích bài “Sóng”- (P1) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận