Phân tích bài “Sóng”- (P1) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

SÓNG

Xuân Quỳnh

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả.

– Xuân Quỳnh (1942 – 1948), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội).

– Xuất thân từ một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, phải xa cha, sống với bà nội. Xuân Quỳnh thực sự thiếu thốn tình cảm và khát khao tình yêu thương. Xuân Quỳnh phải trải qua bao vất vả, đau đớn để tìm một tình yêu như mình hằng khao khát: ,

“Tôi đã đi đến tận cùng xứ sớ

Đen tận cùng đau đớn tình yêu.”

– Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình:dị đời thường. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa nồng nhiệt, táo bạo, vừa tha thiết, dịu dàng, có khi trực cảm, có khi suy tư nhưng nhìn chung rất nữ tính ở sự nhân hậu, chân thành, khao khát được yêu thương, gan bó, chở che.

– Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phố nhạc thành những khúc tình ca say đắm như: ‘Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, “Sóng”…

2. Tác phẩm.

a. Hoàn cảnh sáng tác.

– Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) ngày 29 tháng 12 năm 1967, lúc đó Xuân Quỳnh 25 tuổi. “Sóng” là bài thơ tình của tuổi trẻ, được in trong tập Hoa dọc chiến hào.

b. Ý nghĩa nhan đề bài thơ.

– “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình.

– “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”, hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau đe tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.

c. Nét đặc sắc của bài thơ.

– Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh có thể song hành cùng bài thơ “Biển” của Xuân Diệu. Đó là những bài thơ xuất sắc về thơ tình sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cho thấy tình yêu riêng tư là một đời sống tình cảm không thế thiếu bên cạnh những tình yêu chung lớn lao như tình yêu đất nước, yêu cộng đồng, yêu cách mạng…

– Ở bài thơ, Xuân Quỳnh không ca tụng tình yêu tình yêu một chiều mà diễn đạt khát vọng tình yêu như một như cầu tự nhận thức khám phá để hiểu tình yêu, để bồi đắp một tình yêu thật đẹp.

d. Nhận xét âm điệu của bài thơ.

– Toàn bộ bài thơ mang một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi ra nhịp các con sóng lên tiếp nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu lắng sâu. Từ nhịp sóng mà liên tưởng đến nhịp đập của trái tim, những đợt sóng tình yêu muôn màu, muôn vẻ. Âm điệu đó được tạo bởi các yếu tố:

+ Thể thơ năm chữ vốn có khả năng gợi cái nhịp nhàng của sóng kết hợp sự linh hoạt, phóng khoáng của Xuân Quỳnh trong phối âm, phối thanh tạo nhịp sóng.

+ Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp.

+ Hình lượng “sóng” trở đi trở lại nhiều cung bậc.

+ Âm điệu của những con sóng hòa trộn với những trăn trở, khát khao, nhớ thương… trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

e. Hình tượng Sóng.

– Hình tượng bao trùm bài thơ là hình tượng “Sóng” với nhiều tầng nghĩa:

+ Nghĩa tả thực: Sóng được miêu tả với nhiều trạng thái, trong nhiều thời gian, không gian.

+ Nghĩa biểu tượng : tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu với nhiều cung bậc – những cảm xúc, sắc thái trong tình cảm phong phú, đa dạng, thiết tha, sôi nối của một trái tim đang rạo rực yêu thương.

– Hình tượng “Sóng” được khắc họa cụ thể, sinh động và toàn vẹn qua mạch kết nối các khổ thơ gắn với tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Ở mỗi khổ thơ, sóng hiện lên với một diện mạo, một ý nghĩa. Các khố thơ là những khám phá liên tục về sóng với tính cách đa dạng: khi mạnh mẽ, cuồng nhiệt, có khi sâu lắng dịu dàng. Sóng có tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải lúc nào cũng nhơ bờ, sóng muôn đời bất tử… Ở lớp nghĩa tả thực, hình tượng sóng được diễn tả sinh động, chân thực. Nó như có tâm hồn, tính cách, tâm trạng. Bởi vì người nhìn sóng đang thấy nó có nhiều điểm tương đồng với mình. Sóng chính là hình ảnh biểu lượng cho tâm hồn người con gái đang yêu.

– Đi cùng với “Sóng” là “Em”, hai hình ảnh này có khi được tách ra để soi chiếu làm nổi bật sự tương đồng, có khi hòa vào nhau để tạo sự cộng hưởng cảm xúc.

– Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của sự nhận thức và khám phá của chủ thể trữ tình về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

f. Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: Hai khổ thơ đầu => Cảm nhận về sóng biển và tình yêu.

– Phần 2: Bốn khổ thơ giữa => Suy tư về nguồn gốc của tình yêu, lòng thủy chung, nỗi nhớ.

– Phần 3: Ba khổ thơ cuối => Mượn quy luật của tự nhiên để nó lên quy luật của tình yêu.

g. Kết cấu bài thơ Sóng

– “Sóng” và “em” dan cài, hòa nhập làm một, có lúc phân cách, soi chiếu vào nhau.

– “Sóng” và “em” mang cấu trúc song hành – cái tôi trữ tình nhập vai vào em và hình tượng sóng.

– Kết cấu bài thơ làm nổi bật tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

h. Tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

– Suy tư, trăn trở về sự huyền diệu, bí ấn của tình yêu.

– Cảm nhận về tình yêu: yêu là nhớ nhung, thủy chung, gắn bó, tin tưởng.

– Khao khát một tình yêu vĩnh cửu tồn tại mãi giữa cuộc đời.

i. Nội dung.

– Thông qua hình tượng “sóng”, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: vừa hiện đại vì chủ động bộc lộ sự thành thật, táo bạo, mạnh mẽ những khao khát đam mê, vừa giữ được những nét truyền thống tốt đẹp trong sự dịu dàng, đằm thắm, đức hi sinh và sự gắn bó thủy chung.

k. Nghệ thuật.

– Thể thơ năm chữ với những dòng thơ thường không ngắt nhịp, có khổ thơ phá cách, tạo nên âm hưởng nhịp nhàng, vừa mô phỏng nhịp điệu dào dạt của sóng, vừa diễn tả được nhũng trạng thái tinh tế của tình yêu.

– Cách phối thanh bằng – trắc nhịp nhàng, đặc biệt ở cuối mỗi câu thơ, khổ thơ với nhũng từ ngữ trùng điệp, lặp từ ngữ, lặp cấu trúc, những cặp từ sóng đôi hô ứng nối tiếp nhau tạo âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng như nhũng con sồng miên man, bất tận, vô hạn vô hồi, lúc ào ạt dâng trào, lúc dịu êm trầm lắng.

– Hình tượng “sóng” có sự gợi cảm, phong phú bất ngờ trong sự đối sánh với nhân vật trữ tình “em” đế thể hiện khát vọng tình yêu của nhà thơ.

Xem thêm: Phân tích bài “Sóng”- (P2) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận