Phân tích bài “Đất nước”- (P2) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

ĐẤT NƯỚC

(Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Nguyễn Khoa Điềm

II. Nội dung tác phẩm.

 DÀN Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾT.

1. Cảm nhận của tác giả về Đất Nước.

a. Lí giải cội nguồn Đất Nước: Đất Nước có từ lâu đời với nhiều giá trị được lưu giữ hóa thân trong cuộc sống của mỗi gia đình.

– Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về Đất Nước, bởi thế mà Đất Nước, Tố quốc hiện lên muôn màu, muôn vẻ. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ hay cảm hứng về lịch sử với các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần.

– Đất Nước được hiểu là nơi cư trú của một cộng đông, dân tộc, có cương vực và lãnh thổ riêng, có sự gắn bó về văn hóa, phong tục, có ngôn ngữ và truyền thống lịch sử lâu đời. Trong đoạn mở đầu chương thơ Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đưa tới cho người đọc một cách cảm nhận mới về Đất Nước trong mối quan hệ với cuộc sống của nhân dân. Câu thơ mở đầu mộc mạc, giản dị như lời trò chuyện:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

– Danh từ “Đất Nước” được tác giả viết hoa tạo cảm xúc về sự thiêng liêng, kính trọng. Ba chữ “đã có rồi” là lời khắng định sự trường tồn của Đất Nước với truyền thống lịch sử phát triển lâu đời. Cứ mỗi người sinh ra lại được Đất Nước bao bọc, nuôi dưỡng, chở che. Đất Nước đã đến bên ta qua những câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể. Dầu vẫn biết cổ tích là những giấc mơ đẹp nhưng nó vẫn đem tới cho ta niềm tin về sự chiến thắng, của lẽ phải và chính nghĩa.

– Đất Nước không chi có trong tiềm thức và kí ức xa xưa mà còn xuất hiện trong nhũng hình ảnh gần gũi, thân quen hàng ngày:

“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.”

– Ở câu thơ thứ nhất, tác giả cho rằng Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”, nghĩa là Đất Nước có từ rất lâu rồi, có tự ngày xưa. Đất Nước có từ trước khi những câu chuyện cố tích ra đòi rồi khi những câu chuyện co tích cỏ mặt trong đời sống văn hóa, tâm hồn của ta thì ta lại thấy Đất Nước hiện diện trong truyện cố tích. Đó là Đất Nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện truyền thuyết, cố tích, thần thoại. Chính những câu chuyện cố xưa và nhũng bài hát ru thuở ta còn nằm nôi là nguồn sữa ngọt lành chăm bẵm cho ta cái chân, thiện, mĩ và lớn lên ta biết yêu Đất Nước, yêu con người.

– Về ý nghĩa của truyện cổ đối với đời sống tinh than con người, nhà thơ Lâm Thị Vĩ Dạ đã xúc động mà viết lên:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần.”

(Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Vĩ Dạ)

– Đến với câu thơ thứ hai, nhà thơ diễn tả “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” gợi nhớ tới phong tục ăn trầu của người Việt. Câu thơ gợi nhớ về câu chuyện cố tích “Sự tích trầu cau” được xem là xưa nhất trong những câu chuyện cố tích. Tục ăn trầu cũng từ câu chuyện cổ này mà ra. Như vậy là thấm đẫm vào trong miếng trầu dung dị ấy là bốn nghìn năm phong tục, bốn nghìn năm dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu. Miếng trầu là biếu tượng của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi và cũng là biếu tượng tâm linh của người Việt. Hình ảnh “miếng trầu” tượng trưng cho phong tục, tập quán đẹp của người Việt – đó là miếng trầu của lòng hiếu khách, miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu nên dâu nhà người, thế hiện tình cảm sắt son của đôi phu thê:

“Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng

Cau khô ăn với trầu vàng xứng không?”

(Ca dao)

Hoặc:

“Anh về cuốc đất trồng cau

Cho em vun ké dây trầu một bên

Chừng nào trầu nọ bén lên

Cau kia bén trái lập nên của nhà.”

(Ca dao)

– Từ phong tục ăn trầu, tục nhuộm răng đen cũng ra đời:

“Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng.”

(Hoàng Cầm)

– Nếu trước đó, Lý Thường Kiệt dùng “đế cư”, “thiên thư” để thiêng liêng hóa Đất Nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại gây bất ngờ với cách viết bình dị, tình nghĩa. Cùng với thời gian, Đất Nước lớn lên với truyền thống đánh giặc:

“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

– Câu thơ gợi ta nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng – chàng trai Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre làng Ngà đánh giặc, gợi lên sự khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất:

“Ta nhự thuở xưa thần Phù Đổng

Vụt lớn lên đánh đuổi giặc An

Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt

Chí căm thù ta rèn thép thành roi

Lửa chiến đấu ta phun và mặt

Lũ sát nhân cướp nước hại nòi.”

(Tố Hữu)

– Truyền thống vẻ vang ấy đã theo suốt chặng đường dài của lịch sử dân tộc mãi mãi. Đe đến hôm nay trong thời đại chống Mĩ, bao tấm gương tuổi trẻ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ giống nòi. Phải chăng đó chính là vẻ đẹp của các chị, các anh đã tạc vào lịch sử Việt Nam dáng đứng kiêu hùng, bất khuất như Võ Thị Sáu, Trần Văn ơn, Nguyễn Văn Trỗi,., vẻ đẹp ấy song hành với hình ảnh cây tre Việt Nam. Cây tre hồn hậu trên mỗi con đường làng quê, nó ấn chứa những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Đó là tấm lòng thủy chung, sự thật thà, chất phác, yêu chuộng hòa bình nhưng sẵn sàng chiến đấu đế bảo vệ Tố quốc, bảo vệ nền độc lập tự’ do cho dân tộc. Tre đứng thẳng, hiên ngang, bất khuất, cùng đồng hành, lớn lên và góp sức cùng nhân dân “Một cây chông cũng tiến công giặc Mĩ”, bởi vì:

“Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã thăng như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con.”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

– Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam và đi vào thơ ca như một huyền thoại đồng hành và bảo vệ Đất Nước:

“Gậy tre, chông tre chông lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đông lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

(Tre Việt Nam – Thép Mới)

– Ở những câu thơ tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm gợi ra vẻ đẹp thuần phong, mĩ tục của người Việt Nam:

“Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

– Đó là vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Không ai khác chính là những người mẹ với phong tục “búi tóc sau đầu”. Họ buộc mái tóc thành búi sau gáy để tạo cho người phụ nữ một vẻ thanh lịch, nữ tính, thuần hậu rất riêng. Nét đẹp ấy gợi nhớ đến câu ca dao:

“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới

Đe chi dài cho rối lòng anh?”

(Ca dao)

– Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục gắn dòng suy tưởng đến con người ngàn đời cư trú, lao động, chiến đấu trên mảnh đất Việt đế giữ gìn và tôn tạo mảnh đất thân yêu. Trên mảnh đất ấy, đạo lí ân nghĩa thủy chung từ lâu đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc. Ý -thơ trong câu “Cha mẹ thương nhau bàng gừng cay muối mặn” được toát lên từ nhũng câu ca dao tươi đẹp:

“Tay bưng đĩa muối chén gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”

(Ca dao)

Hoặc:

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Dù ai xuyên tạc lá bay

Sắt son nguyện giữ lòng này thủy chung.”

(Ca dao)

– Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được Nguyễn Khoa Điềm vận dụng một cách tinh tế và đặc sắc trổng câu thơ nhẹ nhàng mà thấm đượm biết bao ân tình, gợi lên sự thủy chung ở đời. Gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống vói nhau với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng đong đầy.

– Đất Nước còn được gợi ra bởi phong tục làm nhà cổ của người Việt. Đó là tục làm nhà sử dụng kèo, cột giằng giữ vào nhau làm cho ngôi nhà vững chãi, bền chặt, tránh được mưa gió, bão giông. Từ đó, phong tục đặt tên con “Cái Kèo”, “Cái Cột” cũng ra đời. Và hơn thế, ngôi nhà còn là chỗ dựa bình yên cho mỗi gia đình, là nơi tụ họp sau những ngày làm việc mệt mỏi và ăn bữa cơm sum vầy hạnh phúc.

– Bằng những hình ảnh chân thực, gần gũi với đời sống thường ngày, Đất Nước bắt đầu hiện ra nhiều hơn. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Đất Nước hiện diện bởi truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu khó:

“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

– Thành ngữ “một nắng hai sương” gợi nên sự cần cù, chăm chỉ của cha ông ta những ngày long đong, lận đận trong đời sống nông nghiệp lạc hậu. Đó là truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu khó. Các động từ “xay, giã, giần, sàng” là quy trình công phu để sản xuất ra lúa gạo. Để làm ra hạt gạo ăn hàng ngày, người nông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả đế gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch , xay , giã, giần, sàng. Thấm vào trong hạt gạo nhỏ bé ấy là mồ hôi, vị mặn nhọc nhằn của những người nông dân. Bởi vậy, ăn hạt gạo dẻo thơm ta luôn ghi nhớ công lao người làm ra nó:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.”

(Ca dao)

– Câu thơ cuối cùng trong đoạn thơ trên là một câu khắng định thể hiện niềm tự hào, tự tôn về hai chữ “Đất Nước”:

“Đất nước có từ ngày đó…”

– “Ngày đó” là ngày nào? Liệu có ai biết chắc chắn không? Những có một điều chắc chắn là “ngày đó” là ngày dân ta có truyền thống, phong tục, tập quán, văn hóa. Có văn hóa nghĩa là có Đất Nước. Đúng như lời bác Hồ dặn trước lúc ra đi: “Rằng muốn yêu Tố quốc mình, phải yêu những câu hát dân ca.”. Dân ca, ca dao là đặc trưng văn hóa Việt Nam, muốn yêu Đất Nước thi trước hết phải biết yêu văn hóa dân tộc. Thật đáng trân trọng biết bao với lời thơ dung dị, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm.

– Với việc vận dụng khéo léo chất liệu văn học dân gian như phong tục ăn trầu, búi tóc, truyền thống đánh đánh giặc, quy trình sản xuất nông nghiệp, … Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận Đất Nước có cội nguồn từ xa xưa, có trong chiều sâu của nền văn hóa dân tộc, văn học dân gian và ngay trong những sự vật giản dị đời thường. Nhà thơ đã kết hợp thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại nhiều lần, viết hoa hai chữ Đất Nước đe thế hiện lòng thành kính, thiêng liêng… tất cả tạo nên một đoạn thơ đậm đà màu sắc văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng như cuộc trò chuyện tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.

b. Đất Nước gắn với không gian địa lí – lịch sử.

– Trong mạch liên tưởng phóng khoáng và táo bạo, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về Đất Nước ở một phương diện mới – đó là mối liên hệ giữa hai thành tố “Đất” và “Nước” được đặt trong không gian và thời gian vừa hiện thực vừa lãng mạn:

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em dánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

– Bằng một loạt cấu trúc định nghĩa, có thể xem đây là lối tư duy chiết tự để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước bằng tinh thần luận lí chân xác. Nếu tách Đất Nước ra làm hai thì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa là mặt không gian sinh tồn về vật chất của con người. Nhưng khi hợp thành một danh từ thì Đất Nước lại mang ý nghĩa tinh thần rất thiêng liêng, chỉ không gian sinh sống rộng lớn của cả một cộng đồng người, thân thiết như anh em một nhà.

– Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố “Đất” và “Nước” thì nó gắn với những kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân quen với mỗi con người. Đất là con đường hằng ngày anh đến trường, tới những chân trời kiến thức bao la đế tự tin làm chủ cuộc sống. Nước là dòng sông êm đềm nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù xa làm xanh tốt những cánh đồng lúa, bãi mía, nương dâu. Không gian nhỏ bé, gần gũi trong đời sống sinh hoạt của người dân, phải chăng còn gợi liên tưởng đến những giếng làng, ao, hồ, sông nước ở làng quê Việt Nam? Dòng sông ấy đã để lại cho ta bao niềm thương nhớ:

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi

Tôi giữ mãi mối tình quê mới mẻ.”

(Tế Hanh)

– Cách diễn đạt ấy khiến ta hình dung dụ thể. Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỉ niệm riêng tư của mỗi người, khi gộp chung lại thì “Đất Nước là nơi ta hò hẹn”. Đất Nước hoà nhập và trở thành không gian hẹn hò lãng mạn, nâng bước và minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Nơi trai gái hò hẹn gợi nhớ tới không gian làng quê thanh bình, yên ả sau lũy tre làng, nơi có những mái đình, hàng cau, chiếc cầu tre nho nhỏ,… tất cả đều hài hòa, đều đẹp và nồng đượm làm sao. Khi hai đứa yêu nhau thi Đất Nước cũng sống trong nỗi nhớ thầm của cả hai:

“Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.”

– Câu thơ đậm đà chất ca dao, dân ca, đặc trưng của văn hóa Việt Nam xưa. Hình ảnh “chiếc khăn” gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt.”

(Ca dao)

– Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao. Nó cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa:

“Gói một chùm hoa
Trong chiếc khăn tay

Cô gái ngập ngừng

Sang nhà hàng xóm.”

(Phan Thị Thanh Nhàn)

– Chiếc khăn tay là biểu tượng cho tình yêu của anh và em, là nơi gửi tâm tình, ước nguyện. Vì thế, từ một khái niệm Đất Nước rộng lớn, chung chung, nhà thơ đã cụ thế hóa qua chiếc khăn nhỏ bé đế đem tới một ấn tượng thật gần gũi về Đất Nước.

– Ở những câu thơ tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục tách hai thành tố “Đất” và “Nước” đế lí giải sâu sắc hơn về Đất Nước trong không gian địa lí mênh mông. Vẻ đẹp quê hương được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông, gấm vóc, về cha Rồng, mẹ Tiên, gắn liền với lòng biết ơn tổ tiên đã đi sâu vào tiềm thức người Việt:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

-Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lí. Đất Nước được cảm nhận là không gian mênh mông. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi Bắc – Trung – Nam một dải, là Đất Nước rừng vàng biển bạc. Trên mảnh đất rộng lớn ấy, bao thế hệ con người nối tiếp nhau quản lí Đất Nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ — “Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến bến bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang – nơi “Con cá ngư ông móng nước biến khơi”. Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống, tạo nên một non sông gấm vóc Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm đã tinh tế khi mượn lời bài dân ca Bình Trị Thiên để cảm nhận về Đất Nước với niềm tự hào vô hạn về một quốc gia có chủ quyền. Ý thơ gợi nhớ tới bản tuyên ngôn độc lập đẩu tiên trong văn học nước nhà:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ xở.”

(Nam quốc sơn hà -Lý Thường Kiệt)

– Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn với biên cương, lãnh thổ, địa lí mà Đất Nước còn gắn với lịch sử. Đất Nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”, “không gian mênh mông”. Tác giả mang trong trái tim một tình cảm tự hào về lịch sử dân tộc, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt:

“Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

– Thời gian cứ thế trôi theo quy luật của tạo hóa, thời gian là nhân chứng nhìn thấy sự thay đổi và lớn lên của Đất Nước với lịch sử đằng đằng của quá khứ, hiện tại và tương lai. “Không gian mênh mông” là kết quả của cả quá trình khai sinh thổ địa của cha ông ta qua các thời kì lịch sử, qua các thế hệ và gửi gắm vào con cháu mai sau. “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ” – gợi ra một không gian thấm đượm tình yêu thương, sự sum vầy, hạnh phúc của cả dân tộc. “Đất là nơi chim về” – gợi ta nhó’ tới câu thành ngữ dân gian “đất lành chim đậu”. Câu chuyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lí giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu chuyện ấy, dân ta muôn đòi tự hào mình là con Rồng cháu Tiên, con cháu vua Hùng. Câu chuyện vê cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ sinh ra trăm người con, năm mươi con xuông biên, năm mươi con lên rừng khai phá dựng xây Đất Nước khiến nhân dân trở nên gắn bó trong các mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Dù mỗi người một vùng quê, một giọng nói khác nhau nhưng chúng ta đều là là con của mẹ Au Cơ, được sinh ra từ bọc trăm trứng, có chung cội nguồn ruột thịt là đồng bào.

– Những câu thơ tiếp theo là lời nhắc nhở về đạo lí uổng nước nhớ nguồn:

“Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước đế lại.”

– Những ai đã khuất là những người trong quá khứ – những con người sống giản di, chết bình tâm, những con người có công dựng nước và phát triển Đất Nước. Những ai bây giờ là nhũng người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc vê sứ mệnh “yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt đế góp phần vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước đế lại”. Mọi người đều ý thức về Tố tiên và nguồn gốc Tổ tiên, không bao giờ quên cội nguồn dân tộc:

“Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.”

– Câu thơ vận dụng sáng tạo từ câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.”

(Ca dao)

– Hai chữ “cúi đầu” diễn tả tư thế thành kính, thiêng liêng mà rất dỗi tự hào về nguồn gốc của cha ông. Cúi đầu để hướng về lịch sử về những, hướng về bao thế hệ đã góp công sức dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là Đất Nước Việt Nam hùng cường sánh vai với các cường quốc bốn bể năm châu. Dù đi khắp bốn phương trái đất hay ba miền Tố quốc nhưng trong tâm linh người Việt luôn có một mái nhà chung, có mong ước được đoàn tụ tại quê cha đất Tố Vua Hùng.

c. Đất Nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người.

– Từ một khái niệm trừ tượng, Đất Nước bỗng trở nên gần gũi bởi nó có trong anh và em, nó hiện diện trong tiếng nói, phong tục, tập quán, lối sống của ông cha:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa, nồng thẳm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn.”

– Đất Nước là hơi thở, là máu thịt thiêng liêng của chúng ta. Mỗi con người sống trong Đất Nước đều được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần cha ông để lại. Vì thế, trong chúng la luôn có một phần Đất Nước. Đất Nước đến với ta qua những câu hát, lời ru, qua những cánh cò, cánh vạc, qua hạt gạo ta ăn, ngôi nhà ta ở,.. .Đất Nước hàm chứa mọi cá nhân nên ai cũng có Đất nước trong máu xương của mình. Từ tình yếu đôi lứa, tác giả hướng tới tình yêu cộng đồng. Từ “anh và em”, “hai đứa cầm tay”, “chúng ta cầm tay mọi người” là một sự vươn xa khỏi cái tôi cá nhân để hướng tới cộng đồng. Điệp từ “cầm tay” là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó giữa mọi người. Các tính từ được sử dụng liền nhau như: hài hòa, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn nhấn mạnh sự ấm áp, tin cậy và sức mạnh kết đoàn khi tình yêu đôi lứa hòa cùng tình yêu Đất Nước. Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Khoa Điềm đã gửi tới mọi người một thông điệp nhân văn cao cao đẹp là phải biết hòa tình yêu thương cá nhân vào tình yêu Tổ quốc, đoàn kết dân tộc sẽ tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.  Một vấn đề mang tính chính trị nhưng lại được diễn đạt giản dị, gần gũi nên dễ đi sâu vào lòng người.

– Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm còn hướng tới tương lai dựa trên cơ sở của mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại:

“Mai này con lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng.”

– Đây là những lời nhắn nhủ thiết tha, là niềm mong ước thế hệ tương lai sẽ mang Đất Nước đi xa, hướng về ngày mai tươi sáng hơn, mơ mộng hơn bởi lóp trẻ hôm nay là chủ nhân của thế giới ngày mai. Tin tưởng, lạc quan vào tương lai cũng như là một cách nhắc nhở với mọi người ở hiện tại hãy chiến đấu đế giành lấy Đất Nước cho con cháu đời sau.

– Không chỉ dừng ở đó, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ giữa Đất Nước và tâm hồn của mỗi con người qua lời nhắn nhủ tâm tình:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời.”

– Đất Nước không chỉ là cái hữu hình bên ngoài ta như con đường, dòng sông, ngọn núi mà còn là cái vô hình ở trong trái tim ta – đó là di sản văn hóa tinh thần cha ông đế lại. Đất Nước là máu xương của biết bao người ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lăng. Lời thơ tuy giản dị nhưng thật xúc động, thiêng liêng.

– Cách so sánh không phải là mới mẻ những diễn tả rất có hiệu quả sự gắn bó của Tổ quốc với con người. Con người không thế không có máu xương và không thể tồn tại khi không có Đất Nước.

– Điệp ngữ “phải biết” nhắc đi nhắc lại như khắc ghi vào trong tim. Hàng loạt động từ: gắn bó, san sẻ, hóa thân, làm nên,… thôi thúc thế hệ trẻ phải biết yêu thương, chia sẻ với Đất Nước những lúc thăng trầm, phải biết xả thân dâng hiến cuộc đời cho Đất Nước. Từ “hóa thân” sâu sắc hơn từ “hi sinh” bởi nó vừa chứa đựng nghĩa tự nguyện hi sinh, vừa nói được ý nghĩa của sự hi sinh. Hi sinh vì Đất Nước là ta hóa thân vào dáng hình Đất Nước, cho Đất Nước trường tồn.

– Đoạn thơ trên gợi ta nhớ tới những lời ca tha thiết:

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.”

(Tự nguyện)

– Vì Đất Nước là máu thịt thiêng liêng, gần gũi nên xây dựng Đất Nước không đơn thuần là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn là hạnh phúc của mỗi con người. Tiếng gọi “em ơi em” khiển lời thơ chính luận bỗng trở nên tha thiết, ngọt ngào, nhà thơ nói với em nhưng thực chất là nói với tất cả mọi người về tình yêu Đất Nước.

Xem thêm: Phân tích bài “Đất nước”- (P3) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận