Nhân sinh quan Phật giáo với vấn đề giáo dục cá nhân – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Nhân sinh quan Phật giáo

TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Đại học Quốc gia Hà Nội

Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN. Đen nay, Phật giáo đã có sức lan tỏa mạnh trong đời sống xã hội của khá nhiều quốc gia trên thế giới. Phật giáo là một tôn giáo đồng thời là một triết thuyết. Với tư cách một học thuyết triết học, Phật giáo đề cập đến một trong những vấn đề cơ bản của triết học: Nhân sinh quan. Quan niệm nhân sinh của Phật giáo chứa đựng những giá trị đạo đức sâu xa. Những giá trị vẫn còn ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội và cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đầy biến động hiện nay. Đó cũng là lý do để hiểu tại sao Phật giáo lại có sức lôi cuốn ngày càng nhiều tín đồ trên thế giới và ở Việt Nam.

Trong bài thuyết pháp đầu tiên với các đệ tử, Đức Phật chỉ rõ “Đời chỉ là khổ đau”. Từ đó, Đức Phật chỉ rõ mục đích của giáo lý Phật giáo là “Xưa cũng như nay, ta chỉ tuyên bố sự khổ đau và chấm dứt khổ đau”. Đó cũng chính là vấn đề cơ bản của đời sống con người. Mục đích cơ bản của Phật giáo là chỉ rõ sự thật của con người và đời người để từ đó giáo dục con người biết chấp nhận sự thật về chính mình và cuộc đời mình. Từ chỗ hiểu về nó, chấp nhận nó để vượt qua nó đạt đến hạnh phúc, đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc của nhân sinh quan Phật giáo. Quan niệm nhân sinh của Phật giáo có ý nghĩa như thế nào đối với giáo dục cá nhân trong điều

 kiện xã hội đầy biến động hiện nay, đó chính là chủ đề của bài viết này.

1. Theo lý thuyết Duyên khởi của Phật giáo thì thế giới tồn tại tuân theo quy luật nhân quả. Mỗi hiện tượng đều là kết quả của một nguyên nhân đồng thời là nguyên nhân của một kết quả tiếp sau. Chuỗi nhân quả là vô tận.

Phật giáo cho rằng thế giới vật chất do tứ đại hình thành, đó là yếu tố đất, nước, gió, lửa. Các yếu tố này là vận động và vô thường, nên vạn vật do chúng làm nên là vô thường. Theo lý thuyết Duyên khởi, thế giới hiện tượng là do duyên mà sinh (hay gọi là: các pháp là duyên sinh). Thực sự chỉ có mặt các duyên sinh ra pháp nên nó là vô ngã và rỗng không. Cũng theo giáo lý Duyên khởi thì con người chỉ là tập hợp của Năm thủ uẩn là vô ngã. Sự đau khổ và hạnh phúc của con người chính là sự sinh khởi hay chấm dứt tham ái đối với Năm thủ uẩn. Năm uẩn đó là: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

“Điều này đã được Như Lai dạy: Ai thấy Duyên khởi thì thấy pháp, ai thấy pháp thì thấy duyên khởi. Nhưng pháp này thì do duyên tạo ra: Đó là Năm thủ uẩn. Bất cứ sự ham muốn dục lạc, ưa thích, nắm giữ nào đối với Năm thủ uẩn đều là sự sinh khởi của khổ đau. Bất cứ sự chế ngự tham ái, chấp thủ, sự từ bỏ tham ái và chấp thủ nào đối với Năm thủ uẩn đều là sự đoạn diệt khổ đau”.

Theo quan niệm của Phật giáo thì sắc uẩn được hiểu là cơ thể vật lý của con người và chính thế giới vật lý. Thọ uẩn gồm cảm thọ khổ, cảm thọ hạnh phúc và cảm thọ không khổ đau, không hạnh phúc. Đây là cảm thọ xuất hiện do tiếp xúc của mắt, của tai, của lưỡi, thân và ý. Tưởng uẩn gồm có tưởng về sắc, về thanh, về hương, về vị và về pháp (hay về thế giới hiện tượng). Hành uẩn là tất cả hành động về thân, về lời, về ý; nó 

cũng được hiểu là các hành động có tác ý do sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp gây ra. Thức uẩn bao gồm nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.

Như vậy, con người là do các duyên thuộc thế giới vật lý và tâm lý mà sinh ra. Mỗi người có mối liên hệ mật thiết với người khác, với xã hội và thiên nhiên mà không bao giờ tự nó có thể hiện hữu. Do vậy con người là vô ngã, vô thường.

Con người và thế giới cùng hiện hữu mà không tách rời nhau. Sự thật này đã được Phật giáo chỉ rõ: sắc uẩn gồm có nội sắc là cơ thể vật lý của mỗi cá nhân, ngoại sắc là thế giới vật lý. Điều này có nghĩa là giới tự nhiên, tự nó là một phần của cơ thể con người. Con người không thể hiện hữu và tồn tại nếu không có môi sinh. Quan niệm này của Phật giáo tương đồng với quan niệm của Mác và Ảngghen về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Chính Mác đã coi giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người. Và các nhà kinh điển mác xít cho rằng, con người ngay cả trong tư tưởng cũng không thể thoát khỏi tự nhiên. Vì vậy khi luận giải về bản chất con người, các ông coi “bản chất sinh vật học” là nền tảng Của bản chất xã hội của con người.

Quan niệm đó có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục con người bảo vệ môi sinh; bảo vệ môi sinh là bảo vệ chính thân thể của con người. Trong bối cảnh của nền văn minh hiện đại, do tác động của chính những thành tựu khoa học, kỹ thuật, do mục tiêu phát triển kinh tế chỉ vì lợi nhuận đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất… Và hậu quả của sự ô nhiễm đó là thiên tai, bệnh dịch hoành hành. Nguyên nhân chính của sự ô nhiễm môi trường chính là từ lòng tham lam và sự không hiểu biết (vô minh) của chính con người. Từ thực tiễn của sự khủng hoảng môi trường hiện nay cho thấy không có ranh

giới của ân vật lý của một con người ở một quốc gia hay đại lục nào, tất cả đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Lý thuyết Duyên khởi, Vô ngã của Phật giáo chính là giúp cho chúng ta hiểu được điều đó.

2. Mục đích của Phật giáo là giải thoát chúng sinh mọi nỗi khổ đau. Muốn thực hiện được điều đó trước hết con người cần có cái nhìn đúng về chính mình và sự thật cuộc đời mình. Đức phật tuyên bố “Đời chỉ là khổ đau” và “năm thủ uẩn là khổ đau”. Nỗi khổ đau của con người là kết quả của sự sinh khởi của duyên khởi, cũng là kết quả của sự sinh khởi của năm thủ uẩn. Điều đó có nghĩa là không phải năm thủ uẩn hay cuộc đời con người gây nên khổ đau mà chính sự chấp thủ năm uẩn của con người gây nên khổ đau. Chính cách nhìn của con người về vạn vật gây ra sự chấp thủ đưa đến phiền não, khổ đau cho con người. Suối nguồn của mọi khổ đau là do sự không hiểu biết của con người, do cái nhìn của tư duy “hữu ngã” mà ra. Do vậy theo Phật giáo con người hoàn toàn có thê chế ngự được mọi khổ đau và kiếm tìm hạnh phúc cho chính mình. Con đường chân chính đưa đến hạnh phúc vốn có ở ngay mỗi con người chúng ta và trong cách nhìn của chúng ta về sự vật. Cái nhìn này không có gì khác hơn là chính kiến. Đó là cái nhìn mọi hiện hữu là vô ngã, mọi sự vật là vô thường.

Từ trong giáo lý cho thấy, Phật giáo quan tâm đến khổ đau và hạnh phúc của mỗi cá nhân và coi mỗi người chính là chủ thể của cuộc đời mình. Mọi khổ đau của con người do chính con người tạo ra, vì vậy cũng chính họ mới có thể loại trừ được. Tuy không nhận thấy nỗi khổ của con người còn do những nguyên nhân khách quan, do điều kiện xã hội quy định nhưng quan niệm của Phật giáo có ý nghĩa sâu sắc đối với giáo dục cá nhân. Bài viết đi sâu phân tích ý nghĩa của nhân sinh quan Phật giáo đối với giáo dục cá nhân ở một số điểm cơ bản sau:

2.1. Con người phải có tinh thần thực tế và tự chấp nhận mình

Theo Phật giáo, mọi phiền não của con người là do tư duy sai lầm về sự vật gây nên. Nếu con người luôn truy tìm về quá khứ và mong ước tương lai là việc sống với hình bóng của thực tại; đây không phải sống với thực tại. Nếu gạt bỏ mặt hạn chế của nó thì quan niệm đó của Phật giáo mang một ý nghĩa tích cực của quan niệm sống hiện sinh. Con người cần phải sống với thực tại của mình, biết chấp nhận thực tại của mình, từ đó giúp mỗi người hạn chế phiền não tới mức tối thiểu, về điểm này, Phật giáo khác với nhiều lý thuyết đương thời cũng như sau này khi cho rằng con người chỉ đạt được hạnh phúc ở một thế giới khác, một thế giới mà không biết khi nào mới có thể đạt tới. Cho nên trong đời sống thực tại khi những bất cập, rủi ro, bất hạnh mà con người thấy mình trở nên bất lực sẽ đẩy họ đến sự khủng hoảng niềm tin.

Từ thực tế, Phật giáo giáo dục con người biết tự chấp nhận mình. Nếu một người không có hiểu biết đúng về sự thật con người mình và sự vật thì tà kiến và tà tư duy hiểu như là nghiệp lực khởi lên trong tâm người ấy dẫn họ đến tà nghiệp và phiền não. Đó là lúc con người bất mãn với chính mình: cơ thể của mình, dòng họ của mình, kiến thức hay địa vị xã hội của mình…

Chính sự bất mãn đó làm cho con người cảm thấy luôn khổ sở, phiền não và muốn đạt được những cái mà mình không có hay không bằng người khác. Người Việt Nam gọi đó là căn bệnh “ghen ăn tức ở”, một căn bệnh gần như thường trực trong sâu thẳm của bản tính tự nhiên của con người. Hay như Hobbes nói, bản tính tự nhiên của con người là ích kỷ. Chính điều đó dẫn con người đến những hành động trái với nhân tính, sự suy

đồi đạo đức xã hội cũng từ đó mà ra. Giáo lý Vô ngã, Vô thường, Nghiệp báo của Phật giáo giúp con người hiểu được, họ cần biết chấp nhận những gì mình đang là, nếu không những tham vọng của con người sẽ đem đến cho họ chỉ những sự khổ đau hay cũng làm cho tâm hồn họ là “một bể khổ”.

Giáo dục cho mỗi cá nhân biết chấp nhận sự thật con người mình và cuộc đời mình, tu sửa chính mình mà không đổ lỗi cho tha nhân, cho xã hội là giá trị tích cực của giáo lý Phật giáo.

2.2.  Giáo dục con người tính thần trách nhiệm cá nhân

Thuyết Nghiệp báo của Phật giáo cho ràng, cuộc đời con người do nghiệp chi phối. Nghiệp chính là hoạt động của thân, lời và ý của con người tạo nên. Do vậy, nghiệp do chính con người tạo nên, không có một quyền lực nào từ bên ngoài thưởng hay phạt nghiệp của con người. ‘Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.

Như vậy, nghiệp bao gồm nghiệp thiện và nghiệp ác. Tạo nghiệp ác, con người sẽ phải chịu sự thống khổ, nghiệp thiện đưa con người đến hạnh phúc. “Người ta gieo nhân nào thì hưởng quả ấy; làm lành được quả tốt, làm ác chịu quả xấu, người trồng thì người hưởng”. Nghiệp mang tính chất công bằng tuyệt đối vì nó không chừa một ai.

Thuyết nhân quả, nghiệp báo và luân hồi của Phật giáo giúp con người thấy, chết không phải là đã hết, mọi hành động của con người không chỉ ảnh hưởng đến con người của đời này, kiếp này mà còn ảnh hưởng đến kiếp sau. Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng quan niệm đó của Phật giáo toát lên tư tưởng về sự

dằn vặt về trách nhiệm phải gánh chịu của con người qua các kiếp luân hồi. Tư tưởng đó có giá trị lớn đối với giáo dục cho con người tinh thần trách nhiệm cá nhân. Điều đó không chỉ có ý nghĩa trong giới Phật tử, nếu suy xét rộng ra, nếu mỗi người đều thấm nhuần tinh thần tự trách nhiệm thì luật pháp được thi hành nghiêm minh, xã hội không rơi vào đại loạn.

Trong lịch sử nhân loại tư tưởng về luân hồi, tái sinh đã được đề cập ngay trong tư tưởng của các triết gia phương Tây như Pythagore, Plato. Theo học thuyết của họ thì khi con người chết chỉ có thân xác mất đi, linh hồn tồn tại bất tử và lại đầu thai vào thân xác khác để tạo thành con người ở kiếp sau. Theo đó thì linh hồn là bất tử và mục đích của cuộc đời con người là thanh tẩy linh hồn, thoát khỏi vòng luân hồi để linh hồn vĩnh viễn thoát khỏi thể xác trở về với thế giới siêu nhiên. Quan niệm của các nhà triết học phương Tây cũng hướng con người đến những hành động đạo đức, phù hợp với phẩm hạnh con người nhưng chỉ xuất phát từ khát vọng về một sự vĩnh cửu siêu nhiên chứ không phải sự trăn trở về trách nhiệm cá nhân như Phật giáo.

Nếu các nhà lãnh đạo, những nhà quản lý trong xã hội đều thấm nhuần tinh thần trách nhiệm cá nhân trong mỗi lời nói, việc làm của họ thì xã hộỉ sẽ phát triển tốt đẹp; nếu mỗi cá nhân ý thức được tinh thần tự trách nhiệm sẽ không diễn ra sự suy đồi đạo đức. Cũng thông qua đó, mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người được thiết lập. Vì vậy chính tinh thần tự trách nhiệm cá nhân làm cho mỗi con người không trở thành xa lạ với đồng loại của mình, cũng tức là không rơi vào tình trạng bị tha hóa. Theo ý nghĩa đó thì giáo lý Phật giáo là một lý thuyết nhân tính mang giá trị nhân văn sâu sắc.

2.3. Giáo dục cho con người tinh thần tự tin

Khi nghiên cứu giáo lý của Phật giáo, đặc biệt tư tưởng cho cuộc đời con người là khổ, nhiều quan niệm cho rằng nếu theo đó thì cuộc đời con gì đâu mà sống. Thực chất không hẳn là như vậy, mà mục đích của Phật 

giáo là chỉ rõ sự thật cuộc đời con người, để con người trước hết phải biết chấp nhận nó, sau đó phải tự mình thoát ra khỏi nỗi khổ đó. Cho nên mục đích cuối cùng của Đức Phật là giải thoát chúng sinh khỏi mọi nỗi khổ trần gian. Đích cao nhất của sự giải thoát là đạt đến Niết bàn. Quan niệm của Phật giáo về Niết bàn (Niết bàn hữu dư và Niết bàn vô dư) mang đến cho con người một sự tự tin rằng con người có thể tự giải thoát khỏi nỗi khổ cuộc đời ngay trong đời này, kiếp này chứ không nhất thiết phải chờ đến sau khi chết.

Bát chính đạo là phương thức thực hành để đoạn diệt đau khổ, giải thoát cho con người. Neu mọi đau khổ của con người do chính họ tạo nên thì con người chỉ thực sự được giải thoát bàng chính sự nỗ lực rèn luyện đạo đức, tu tập tâm linh dưới ánh sáng của ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Điều đó làm cho Phật giáo khác với một số tôn giáo khác khi cho rằng hạnh phúc của con người, nỗi khổ của con người phải phụ thuộc vào lực lượng siêu nhiên ở bên ngoài con người.

Niết bàn trong quan niệm của Phật giáo thực chất chỉ trạng thái tâm linh tự do, thanh tịnh tuyệt đối của con người. Vì vậy, đúng như một nhà nghiên cứu đã nhận định, xét từ bản chất, Phật giáo là một khoa học, khoa học về đời sống nội tâm và cải biến nội tâm. Phật giáo lấy chính nội tâm con người làm căn bản mà không phải sự phụ thuộc bên ngoài hay bên trên. Nét độc đáo của Phật giáo là hướng về sự giải thoát tâm linh bằng sự nỗ lực tự thân. Chính vì vậy, mỗi cá nhân con người nếu thực nghiệm nội tâm đúng cách sẽ tìm được sự an lạc ngay trong đời sống hiện tại. Con người sẽ xây dựng được một cuộc sống vui vẻ, an bình, giản dị, thuận theo hoàn cảnh, không tính toán, so đo.

Chính điều đó giúp con người có lòng tự tin, Phật hướng niềm tin của con người vào chính mình. Sự tự tin làm con người có niềm tin hơn vào cuộc sống; điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với con người trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, bởi mất niềm tin là mất tất cả.

Về điểm này Phật giáo có sự tương đồng với một số học thuyết triết học phương Tây thời cổ đại, như học thuyết của Epiquya. Trường phái triết học Epiquya xuất hiện ở thời kỳ Hy Lạp hóa của xã hội Hy Lạp cổ đại; thời kỳ diễn ra những biến động lịch sử lớn, Hy Lạp trải qua những cuộc chiến tranh liên miên. Trong bối cảnh đó số phận con người luôn bị đe dọa, con người bị mất tự do, không có hạnh phúc. Sự xuất hiện của các trường phái triết học thời kỳ này là những câu trả lời cho câu hỏi lớn: làm thế nào để con người có tự do và hạnh phúc ngay trong xã hội đầy biến động đó? Trường phái Epiquya cho rằng, con người hoàn toàn đạt đến tự do và hạnh phúc bằng cách quay lưng lại với xã hội, tìm đến hạnh phúc cá nhân bằng những “khoái lạc tinh thần”- Những “khoái lạc” giúp cho con người trở nên “vô ưu”. Trạng thái “vô ưu” của tinh thần là trạng thái hạnh phúc của con người. Trạng thái “vô ưu” ấy cũng giống như cõi Niết bàn trong tâm của mỗi người theo quan niệm của Phật giáo.

Cả triết học Phật giáo và triết học Epiquya đều ra đời ở thời kỳ cổ đại, nó thể hiện thái độ của một nhóm người hay của cá nhân trước thực tiễn xã hội lúc đó. Một thực tiễn còn hết sức nghèo nàn vì vậy con người trở nên nhỏ bé, chỉ còn cách gửi gắm mong ước về sự tự do cá nhân, sự giải phóng cá nhân vào trong lĩnh vực tinh thần. Nhưng cũng chính vì vậy nó có ý nghĩa tích cực là gieo vào tâm hồn mỗi người một sự tự tin để họ có niềm tin trong cuộc sống hiện tại, niềm tin rằng tự họ có thể tạo dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, một hạnh phúc bình dị không quá xa vời.

Nhưng cũng chính vì vậy làm con người lảng tránh hiện thực, “trốn đời” không dám đấu tranh với những bất công xã hội, với những nguyên nhân khách quan của nỗi khổ của con người. Những nguyên nhân do áp bức xã hội tạo ra. Đó là vấn đề sau này đã được giải quyết trong học thuyết Mác. Học thuyết của Mác cũng xuất phát từ con người và mục đích cuối cùng là giải phóng con người khỏi mọi áp bức xã hội, khỏi mọi sự tha hóa để con người được tự do phát triển toàn diện. Con người trong quan niệm của Mác là con người hiện thực, con người trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người. Xuất phát từ thực tiễn xã hội tư bản chủ nghĩa, Mác chỉ rõ con người trong xã hội đó bị mất tự do, bị áp bức, bị bóc lột. Sự áp bức, bóc lột đó làm cho người lao động bị rơi vào tình trạng phi nhân tính nhất- con người bị tha hóa. Bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Vì mục tiêu lợi nhuận nên giai cấp tư sản sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Chính vì vậy ngay cả bản thân các nhà tư bản cũng rơi vào tình trạng tha hóa. Điều đó có nghĩa là, con người sống trong chế độ tư hữu nói chung, xã hội tư bản chủ nghĩa nói riêng đều bị tha hóa. Mác cũng chỉ rõ nguồn gốc của sự tha hóa – nỗi thống khổ của con người, chính do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tạo nên. Vì vậy con đường để giải phóng con người khỏi mọi áp bức xã hội, khỏi mọi sự tha hóa là phải thông qua hoạt động thực tiễn. Thông qua đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội và xây dựng xã hội mới – cộng sản chủ nghĩa. Những hạn chế trong học thuyết của các nhà tư tưởng trước Mác, trong đó có Phật giáo đã được khắc phục. Tuy nhiên để đạt đến đích mà học thuyết Mác đặt ra còn đòi hỏi một thời gian lâu dài và có thể trải qua vô vàn những khó khăn. Trong điều kiện xã hội còn rất nhiều bất công, tệ nạn, đặc biệt trong bối cảnh đang diễn ra rất nhiều biến động cả ở thế giới và Việt Nam hiện nay, giúp cho con người tìm đến một sự an lạc trong tinh thần, một niềm tin vào cuộc sống phải
chẳng cần có sự kết họp của các học thuyết triết học tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Vấn đề là làm thế nào để mọi người có thể biết đến và tiếp thu những giá trị tích cực trong nhân sinh quan Phật giáo, từ đó góp phần điều chỉnh các hành vi của con người. Theo thiển nghĩ của bản thân, chúng tôi cho rằng, để góp phần khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức đang diễn ra ở một bộ phận người dân Việt Nam hiện nay, đặc biệt lớp trẻ thì việc đưa môn Đạo đức học vào các bậc học là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thay vì chỉ giảng dạy lý thuyết đạo đức trừu tượng, giáo điều, có phần “xa xỉ” với rất nhiều người trong điều kiện xã hội hiện nay hãy đưa vào những lý thuyết đạo đức trong lịch sử nhân loại có tính thực tiễn cao, gần gũi với đời sống, với văn hóa Việt Nam hơn như đạo đức học Phật giáo. Có như vậy, việc giáo dục ý thức đạo đức mới thực sự có hiệu quả cao.

Phật giáo vừa là học thuyết triết học lại vừa là một tôn giáo, vì vậy nhân sinh quan Phật giáo còn mang tính chất duy tâm. Tuy nhiên, mỗi triết thuyết bên cạnh những hạn chế lịch sử vẫn bao hàm những giá trị trường tồn. Nếu gạt bỏ mặt hạn chế của nó thì nhân sinh quan Phật giáo chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa đối với giáo dục đạo đức cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Xem thêm Nghiên cứu và giảng dạy triết học Phật giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận