Niềm tin và vấn đề đối tượng của triết học về tôn giáo – Triết học Tôn giáo: Một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Đang tải...

Niềm tin, vấn đề đối tượng về tôn giáo

PGS.TS. Đỗ Minh Hợp

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Hiện có một sự thật không thể chối cãi được là sau kỷ nguyên khải hoàn của Khoa học, khi mà loài người đặt trọn niềm tin của mình vào Khoa học như “phép mầu”, như “phương thuốc vạn năng” cho phép chữa trị bách bệnh của con người và xã hội, khi mà loài người có cảm tưởng dứt khoát và vĩnh viễn “trừ khử” được tôn giáo như “cơn mê sảng sinh ra từ sự ngu dốt”, như “thuốc phiện” của nhân dân, tôn giáo không những không tiêu vong mà, ngược lại, còn ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến cuộc sống của con người. Tôn giáo đang trở thành một nhân tố chi phối số phận không ít các cộng đồng người, tác động không nhỏ đến nhiều vấn đề giữa các cộng đồng người trong thế giới hiện đại. Loài người hiện đại ngày càng nhận thấy tiến bộ khoa học tự thân nó không thể đảm bảo duy trì được bản chất loài của mình (Nhân tính), thậm chí còn đưa loài người đến bên bờ vực của sự tự diệt vong cả về thể chất, lẫn tinh thần. Hiện nay, đối mặt với những hiện thực phũ phàng của cuộc sống chủ yếu được tiến hành theo các chuẩn mực của văn minh phương Tây và lối sống duy lý (duy khoa học), nhiều người quay lại với tôn giáo như “trốn nương thân đáng tin cậy” và “nơi trú ẩn cuối cùng của nhân tính”. Những người đến với tôn giáo hiện không chỉ là những kẻ ngu dốt, sợ hãi các lực lượng tự nhiên bí ẩn do không hiếu biết chúng, mà còn có cả nhiều người “học cao”, những giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ, v.v.. Sự thật này cho thấy sức sống mãnh liệt, sự “trường sinh bất tử” của tôn giáo, song nó cũng đòi hỏi phải làm sáng tỏ bản chất của “người bạn đồng hành” với con người, xã hội – hiện tượng “tôn giáo” .

Theo tôi, bản chất niềm tin nói chung, niềm tin tôn giáo nói riêng, chính là mấu chốt của vấn đề. Không thể hiểu được triết học về tôn giáo nếu bỏ qua vấn đề của niềm tin.

Trước khi đi vào vấn đề “niềm tin”, chúng ta cần khẳng định một sự thật khác là con người không thể sống thiếu niềm tin. Dĩ nhiên, con người ở đây là “Homo sapiens”, hay nói dễ hiểu hơn, con người khác con vật  ở chỗ nó biết nghĩ, có ý thức, có “hồn” như cái khu biệt nó với con vật, như cái nâng nó lên khỏi “vật tính” và “thú tính” có nơi nó. Nhân đây cũng cần ghi nhận một thực tế đau lòng là đa số loài người chủ yếu sống theo “bản năng gốc”, thiếu “sự nghĩ” riêng của mình, thoe “sự nghĩ” của tha nhân, một cách vô thức! Do vậy, niềm tin “của họ” là niềm tin mù quáng, không phải là niềm tin thực sự của họ với tư cách Người, vì sự gán ghép niềm tin chính là sự gán ghép một hệ giá trị tinh thần, một nếp sống, là sự nô dịch tha Nhân. Quay lại với luận điểm “con người không thể sống thiếu niềm tin”, cần nói rõ, niềm tin ở đây có thể là niềm tin cá nhân, tức là sự tin vào sự hiện diện thực sự của mình trong thế giới này, trên thế gian này (đây là tiền đề đầu tiên để hình thánh cá tính, nhân cách và cái Ngã riêng của mỗi người), là sự tin vào năng lực của mình (đây là tiền để để hiện thực hóa cá tính, nhân cách và cái Ngã của mỗi người) và sự tin vào lẽ phải của mình (đây là tiền đề để bộc lộ cá tính, nhân cách và cái Ngã của mỗi người), có thể là niềm tin cộng đồng, tức là sự tin vào một hệ giá trị tinh thần đóng vai trò định hướng văn hóa sống và tiêu chí về nhân tính đối với mọi thành viên đích thực của cộng đồng ấy (gia giáo, hương ước, hệ tư tưởng dân tộc, những giá trị chung nhân loại, v.v… có thể là niềm tin thế tục (những giá trị chi phối cuộc sống hiện thực của con người như một sinh thể) và niềm tin tôn giáo (những giá trị chi phối cuộc sống hiện thực của con người như một thực thể siêu nhiên). Nói một cách chặt chẽ, không có người “vô thần”. Vấn đề ở đây chỉ là “thần” (đối tượng của niềm tin) biểu thị hệ giá trị nào và tính chất của sự tin (vô thức hay hữu thức).

Vấn đề về đối tượng của niềm tin có một ý nghĩa rất quan trọng, vì nó là nguồn sinh lực (tạo ra hy vọng) để chúng ta định hướng lối sống của mình. Con người không thể sống thiếu hy vọng rằng, cuộc sống chân thực, cuộc sống không phải dựa trên giả dối, dù là trong khoảnh khắc, cũng sẽ mang lại thành quả của mình. Do vậy, chúng ta cần phải xây dựng cuộc sống không phải theo viễn cảnh của một tương lai trừu tượng, mà theo viễn cảnh của tính vĩnh hằng (những giá trị tuyệt đối đã được văn hóa nhân văn loài người tích lũy và chủ yếu được biểu thị trong tôn giáo). Hậu quả việc làm của chúng ta đối với tương lai là gì – không phải chúng ta phán quyết và quyết định. Nhưng, công việc của chúng ta là xác định thái độ của mình đối với cuộc sống và đối với các nhiệm vụ lịch sử trước mặt tính vĩnh hằng và trước sự phán xét của tính vĩnh hằng ở mỗi giai đoạn, ở mỗi khoảnh khắc số phận lịch sử. Nói cách khác, cần phải sống không phải dành riêng cho tương lai, mà cần phải xác định lối ứng xử của mình nhờ xuất phát từ những giá trị tâm linh đứng trên thời gian: lương tâm, danh dự, bổn phận, phẩm giá con người và những giá trị khác mang tính chất phổ biến chứ không phải nhất thời.
Vấn đề này  có liên hệ mật thiết với việc xác định mục đích của tương lai, của lịch sử: Mục đích của lịch sử là gì, nếu nó không được bảo đảm là sẽ tốt đẹp hơn ? Tất nhiên, nếu giả định không thể đạt tới một trạng thái xã hội hoàn hảo, thì ta buộc phải thừa nhận cái ác về nguyên tắc là không loại trừ được ra khỏi lịch sử, không những số lượng cái thiện tăng lên mà các hình thức mới của cái ác cũng sẽ xuất hiện cùng với phát triển lịch sử. Nói cách khác, phát triển theo lịch sử, xã hội giải quyết những nhiệm vụ đứng trước nó và đồng thời cũng đặt ra những vấn đề mới, phức tạp hơn nhiều. Không có một kế hoạch thiên hựu, không có một kịch bản mà lịch sử chỉ cần vận động theo nó như một cái có sẵn. Do vậy, con người hoàn toàn chịu trách nhiệm về tiến trình lịch sử. Hành động một cách không hợp lý, không cân nhắc hay nhờ hy vọng “mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp”, họ có thể phá huỷ ngôi nhà của mình, không nhận thấy họ sáng tạo ra cái gì và qua đó đưa toàn bộ loài người đến bên bờ diệt vong. Chúng ta không nên chủ ý hay vô ý hạ thấp phấm giá của mình vì một tương lai tốt đẹp hơn, dịch chuyển sự quan tâm tới phẩm giá cá nhân vào tương lai, vì tương lai có thể sẽ không đến, còn nếu đến thì có thể sẽ không tốt đẹp hơn quá khứ và hiện tại.

Lập trường này quy định việc lựa chọn định hướng giá trị, quy định đánh giá của chúng ta đối với những hành vi của mình và của tha nhân một cách không phụ thuộc việc chúng ta thực hiện đầy đủ đến khâu định hướng như vậy vào cuộc sống. Vấn đề về những giá trị chúng ta lựa chọn là đặc biệt quan trọng trong mọi trường hợp, vì chúng quy định thái độ của chúng ta đối với bản thân mình và đối với tha nhân, đối với cuộc sống nói chung. Đương nhiên, việc lựa chọn định hướng sống đặt tồn tại người vào viễn cảnh của tính vĩnh hằng sẽ quy định một thái độ hoàn toàn khác đối với cuộc sống so với việc lựa chọn bất kỳ định hướng nào khác. Sự lựa chọn này định hướng những tiêu chuẩn đặc biệt cho đánh giá về bản thân mình, trở thành một nhân tố của thế giới nội tâm con người.

Sự hóa thân của tính vĩnh hằng trong thế giới quan tôn giáo là Đức Chúa. Do vậy, với tín đồ, “sống đối mặt với tính vĩnh hằng” có  nghĩa là đo cuộc sống của mình bằng những lời răn của Chúa. Cũng có thể có quan niệm khác về tính vĩnh hằng, quan niệm đối lập với quan niệm tôn giáo. Tính vĩnh hằng là toàn thể loài người, kể cả trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai. Với nghĩa đó, “sống đối mặt với tính vĩnh hằng” có nghĩa là sống đối mặt với các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này có nghĩa là kiểm tra những thời điểm cuộc đời quan trọng nhất của mình nhờ đứng đối mặt với tổ tiên và con cháu của mình, là thực hiện lựa chọn có trách nhiệm và thông qua những quyết định quan trọng nhất như sao đó để dường như đang đối diện với các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai. sống đối mặt với tính vĩnh hằng có nghĩa là giữ gìn và bảo vệ phẩm giá cá nhân của mình, là quý giá phán đoán độc lập của mình, là không cho phép tuyệt đối hoá chủ nghĩa theo thời và sự thích ứng với hoàn cảnh trước mắt.

Như vậy, niềm tin là một trong những bản thể không thể loại bỏ và quan trọng nhất của tồn tại người (Nhân tính). Tôn giáo tồn tại và tác động chính với tư cách biểu hiện niềm tin tôn giáo trong đời sống con người. Do vậy, có thể thấy các thuật ngữ “niềm tin Kitô giáo” và “tôn giáo Kitô” thực chất là một. Không phải bất kỳ niềm tin nào cũng là niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo tồn tại được là nhờ một hiện tượng tâm lý đặc biệt trong con người. Niềm tin là một trạng thái tâm lý tin tưởng đặc biệt vào việc đạt tới mục đích, sự bắt đầu sự kiện, vào lối hành vi phải thực hiện của con người, vào tính chân thực của tư tưởng khi thiếu thông tin chính xác về khả năng đạt tới mục đích đặt ra, về kết quả cuối cùng của sự kiện, về việc thực hiện lối ứng xử tiên đoán trước trên thực tế, về kết quả kiếm tra. Niềm tin tôn giáo bao hàm hy vọng thực hiện được điều mong muốn. Trạng thái tâm lý này xuất hiện trong tình huống có thể xảy ra, khi có khả năng để hành động thắng lợi, để có kết cục tốt đẹp của 

 hành động ấy, có tri thức về khả năng ấy. Nếu sự kiện diễn ra hay con người nhận thấy rõ nó là không thể, nếu hành vi được thực hiện hay con người phát hiện ra nó sẽ không được thực hiện, nếu tính chân thực hay giả dối của tư tưởng đã được chứng minh, thì niềm tin sẽ biến mất. Niềm tin xuất hiện về những quá trình, những sự kiện, những tư tưởng có một ý nghĩa quan trọng đối với con người, và nó thể hiện là một hỗn hợp các nhân tố nhận thức, cảm xúc và ý chí. Vì niềm tin xuất hiện trong bối cảnh có thể xảy ra, nên hành vi của con người phù họp với nó sẽ đi liền với mạo hiểm. Bất chấp điều đó, nó vẫn thể hiện là nhân tố quan trọng để liên kết các cá nhân, nhóm, quần chúng, là sự kích thích tính cương quyết và tính tích cực của con người.

Bên cạnh khái niệm “niềm tin tôn giáo”, còn có khái niệm “niềm tin triết học”. Đây là một khái niệm không có ý nghĩa phổ biến và thiếu chặt chẽ về nội dung, có nhiệm vụ nhấn mạnh sự đặc thù của tư duy triết học (so với tư duy khoa học và tư duy thần học) là tư duy thực hiện và minh biện sự lựa chọn những định hướng thế giới quan xuất phát. Niềm tin triết học chủ yếu gắn với hoạt động trực giác trí tuệ và trước hết tự khẳng định mình ở nơi không có khả năng tiếp cận với đối tượng quan tâm (đề tài) bằng con đường lôgic hay con đường kinh nghiệm. Điểm khác biệt giữa niềm tin triết học với các hình thức hoạt động nhận thức phổ biến là ảnh hưởng đáng kể của nhân tố chủ quan. Thử nghiệm đem lại địa vị của thuật ngữ triết học chính thống (philosophisher Glaube) cho niềm tin triết học và đề cao ý nghĩa của nó trong hệ thống thế giới quan triết học đã được nhà triết học người Đức là K. Jaspers tiến hành.

Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại (Heraclit, Platon, Aristotes, v.v.) đã sử dụng khái niệm “niềm tin” theo nghĩa rộng của từ này, song họ không quan niệm niềm tin như một thành tố cần thiết của tư duy triết học và hơn 

nữa – biểu tượng về sự thông thái. Trong trường hợp tốt nhất, nó được xem là ý kiến chủ quan hay thang bậc đầu tiên của tri thức. Trong triết học cổ đại hậu kỳ và triết học châu Âu trang đại chủ yếu được Kitô giáo định hướng vào hệ đề tài siêu hình học và siêu nghiệm, niềm tin cố gắng củng cố tối đa địa vị tư tưởng, nhận thức luận, đạo đức học, giá trị luận, của mình và qua đó tuyệt đối hóa ý nghĩa thực tiễn và thế giới quan của mình. Xu hướng này ảnh hưởng nhất định đến các giai đoạn phát triển sau đó của triết học. Chẳng hạn, ông tổ của phương pháp luận khoa học kinh nghiệm, F. Bacon đã tiếp tục dựa vào niềm tin theo cách lý giải của Kitô giáo. Dành cho niềm tin một vai trò xứng đáng trong cuộc đấu tranh chống lại sự ngu dốt và mê tín dị đoan, song ông phủ định liên quan của nó với việc xác lập chân lý khoa học.

Những tiền đề hiện thực để hình thành tư tưởng về niềm tin triết học chỉ hình thành ở thế kỷ XVIII. Góp phần đáng kể cho thực tế đó là thái độ hoài nghi đối với vai trò tích cực của niềm tin được hiểu theo triết học truyền thống (P.Abailardus, R. Descartes, B. Spinoza, T. Hobbes, J. Locke, V.V.). Ngay Hume đã lưu ý các nhà triết học đến những khác biệt về lĩnh vực đối tượng và chức năng, do đó, về nội dung triết học giữa quan niệm thuần túy tôn giáo (theo Hobbes, niềm tin tôn giáo hoàn toàn không định nghĩa được) và quan niệm thế tục về niềm tin. D. Hume đánh giá niềm tin thế tục là hình thức tự nhiên của “biểu tượng sống động” tồn tại trước sự ra đời của ý niệm.

Kant đã làm sáng tỏ bản chất đích thực thông thái của niềm tin, luận chứng địa vị đặc biệt của nó trong hệ thống thế giới quan và thực tiễn xã hội. Theo ông, niềm tin có căn cứ của mình hoàn toàn là các nguyên tắc đạo đức, không có quan hệ về mặt chức năng và đối tượng với mặc khải và với tri thức. Đồng thời, vốn không

phụ thuộc vào “niềm tin tín điều”, của tư duy thần học và căn cứ trên pháp điển của “niềm tin giáo hội”, “niềm tin đạo đức”, với tư cách niềm tin triết học đích thực, là niềm tin tôn giáo, vì bản thân triết học, theo Kant, không thể thiếu sự thừa nhận của Đấng Sáng thế. Sự khác biệt mang tính hình thức giữa ”niềm tin đạo đức” và niềm tin tôn giáo chủ yếu được loại bỏ nhờ bản nguyên đạo đức hợp nhất chúng, vốn là sản phẩm của lý tính thực tiễn thuần túy, cả hai niềm tin ấy đều biểu thị sự tin tưởng tuyệt đối vào thề ước của “quy tắc đạo đức”. Quy tắc này thực chất trở thành tiêu chuẩn về tính chân thực tối cao. Đạo đức và niềm tin được vun trồng dựa trên nó không thóa mạ tri thức (kể cả tri thức khoa học). Kant cố gắng chứng tỏ chúng chỉ xác lập giới hạn lĩnh vực thẩm quyền của tri thức. Khác với tri thức định hướng vào thế giới hiện tượng, niềm tin, với tư cách công cụ của trực giác siêu nghiệm, thể hiện là “ngọn hải đăng”, ở đó tư duy lý luận (tư biện) bất lực.

Tán thành với tư tưởng không cho phép đồng nhất niềm tin tôn giáo, niềm tin triết học (vì bản thân triết học là một hình thức của thế giới quan tôn giáo), với niềm tin giáo hội, Hegel kiên quyết chuyển trọng tâm từ địa vị đạo đức sang địa vị tri thức của niềm tin. Niềm tin không đơn giản là một hình thức đặc thù của tri thức; nó là tri thức chân thực. Tính chân thực là rường cột của niềm tin. Theo Hegel, mọi thử nghiệm trước kia nhằm tách biệt niềm tin khỏi tư duy duy lý và đem chúng đối lập với nhau chứng tỏ căn bệnh nguy hiểm của tinh thần con người và việc đánh mất văn hóa triết học. Niềm tin đích thực (đối lập với niềm tin trừu tượng) là niềm tin hợp lý, hay chính xác hơn là niềm tin vào lý tính. Chỉ có nó mới biến con người thành Người, còn triết học thì thành phương tiện tiếp cận với những chân lý của tinh thần đang phản tư.

Tư tưởng triết học hậu cổ điển hoàn toàn không đánh mất sự quan tâm đến hiện tượng niềm tin, nhưng có ít những điểm đổi mới trong việc luận chứng sự đặc thù của niềm tin triết học. Việc phân tích những ý kiến về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ. Chẳng hạn, nếu B. Russell ghi nhận cho triết học một lĩnh vực nàm giữa khoa học và thần học, hoàn toàn viện dẫn vào niềm tin kiểu Platon, thì Berdyaev lại hiến dâng triết học tôn giáo cho niềm tin giáo hội. Còn đối với vô số cuộc tranh luận xung quanh vấn đề niềm tin giữa đại diện của thuyết Thomas mới, Tin lành giáo quan phương và Tin lành giáo tự do chủ nghĩa, thần học biện chứng và các khuynh hướng tư tưởng triết học tôn giáo khác thì ý nghĩa triết học của chúng chủ yếu do ý nghĩa thần học quy định. Triết học về tôn giáo hiện đại tiếp tục nhìn nhận triết học như ngoại diên trí tuệ của niềm tin.

K. Jaspers cố gắng giải quyết nhiệm vụ kiến tạo khái niệm “niềm tin triết học”, đem lại cho nó nội dung và ý nghĩa hiện thực. Ông xây dựng quan điểm về niềm tin triết học chủ yếu phù hợp với các truyền thống triết học Kitô giáo Đức, nhờ tán thành ràng bất kỳ nội dung triết học nào cũng “sống” thông qua niềm tin tôn giáo, song cũng có các quan hệ hoàn toàn cụ thể với khoa học. Bảo vệ tư tưởng của Kant và Hegel về sự cần thiết phải tách rời niềm tin triết học khỏi niềm tin giáo hội, Jaspers kiên định việc tách rời giáo hội khỏi nhà nước. Điểm nổi bật ở ông là việc cá thể hóa niềm tin triết học, điều này góp phần tách biệt nó không những với niềm tin tôn giáo mà còn cả với triết học truyền thống mà nó tôn trọng nhưng không vâng lời. Bản chất có nhân cách sâu sắc của niềm tin triết học đòi hỏi phải chỉnh lý căn bản quan hệ của nó với tri thức. Nhất trí với sự cần thiết và tính tất yếu cùng tồn tại của niềm tin triết học với tri thức và không chấp nhận bất kỳ một sự minh biện nào cho chủ nghĩa hư vô dẫn tới “hư không của phủ định”, Jaspers đồng thời nói về lợi ích của “sự cam chịu trong vô 

minh”, vốn không có một đối tượng đặc biệt của mình, chỗ dựa khách quan trong thế giới những sự vật hữu hạn, khước từ kỳ vọng có ý nghĩa phố quát, là ý thức về sự hiện sinh trong quan hệ với sự siêu việt hóa, niềm tin triết học dẫn dắt tư duy con người đến việc nhận thức các cội nguồn của tồn tại và qua đó không những đem lại mục đích cho cuộc sống mà còn góp phần xác lập ”trật tự thế giới” nhân văn. Với tư cách nhân tố hình thành mục đích, niềm tin triết học không phải là một cái phi duy lý như s. Kierkegaard nghĩ. Jaspers coi một trong những đặc điểm của nó là sự khước từ tính khép kín duy lý, sự khước từ này cho phép thực hiện chức năng giao tiếp quan trọng và đặc trưng cho nó. Theo Jaspers, niềm tin triết học không phải là một công cụ đặc biệt để tìm chân lý, không phải là phương thức thể nghiệm, mà là phương thức duy nhất thích hợp của bản thân tư duy triết học.

Từ quan niệm như vậy về vị trí của niềm tin nói chung và về niềm tin tôn giáo nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy tồn tại tất yếu của triết học về tôn giáo như một lĩnh vực triết học bàn về một trong những phương diện quan trọng nhất của tồn tại người – lĩnh vực những giá trị siêu nghiệm và siêu nhiên chế định văn hóa sống của con người và qua đó là đi đến việc xác định nội hàm của khái niệm “triết học về tôn giáo”. Theo nghĩa rộng nhất, triết học về tôn giáo là những phán đoán khá khác nhau nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ suy luận duy lý về tôn giáo, kể cả việc nghiên cứu nội dung của câu trả lời cho những vấn đề bản thể luận thần học, nhân học đạo đức học và cứu rỗi luận (soteriologie) được đưa ra trong các tôn giáo khác nhau. Đây là căn cứ để người ta có thể coi các tác phẩm “về bản chất của thần linh” của Ciceron, “Những cuộc đối thoại về tôn giáo tự nhiên” của Hume

v.v… là các tác phẩm triết học về tôn giáo. Triết học về tôn giáo luận chứng quan niệm của mình về tôn giáo dựa trên những nguyên tắc của lý tính và, khác với thần học, không gắn liền về mặt chủ quan với niềm tin và mặc khải, mà gắn liền về mặt khách quan với giáo hội với tư cách một thể chế xã hội. Với nhà triết học nghiên cứu tồn giáo, xuất phát điểm (cái tuyệt đối) không phải là tồn giáo mà là lý tính. Suy luận duy lý về Thượng đế và quan hệ của Thượng đế với con người và thế giới mà không dựa vào Mặc khải về mặt lịch sử đó được giới thiệu cả trong khuôn khổ của thần học giáo hội, thể hiện là “thần học tự nhiên’ (khác với thần học Mặc khải, điển hình là Tống luận thần học của Thomas Aquino).

Nhiều ý kiến coi “thần học tự nhiên” tới nay là “triết học về tôn giáo”. Ngược lại, sự hoàn toàn phủ định từ lập trường của thần học quan phương đối với khả năng và tính hợp lý của “triết học về tôn giáo”, đối với mọi sự tham gia của lý tính độc lập vào việc tham gia thảo luận các vấn đề niềm tin được K. Barth trình bày trong thần học hiện đại. Cuối cùng, “thần học tự nhiên” được kiến tạo như một bộ phận cấu thành trong các hệ thống siêu hình học truyền thống. Nó là thử nghiệm tách biệt các phán đoán có nghĩa siêu nghiệm ra tò lý tính con người và qua đó thảo luận những vấn đề sau đó đi vào triết học về tôn giáo – Chúa và những thuộc tính của Chúa, bản chất của niềm tin tôn giáo, con người và tự do của con người, về quan hệ qua lại giữa niềm tin và lý tính, v.v..

Theo nghĩa hẹp, triết học về tôn giáo là một bộ môn triết học độc lập. Lần đầu tiên, thuật ngữ “triết học về tôn giáo” xuất hiện cuối thế kỷ XVIII ở Đức. Tác phẩm “Tôn giáo chỉ trong khuôn khổ của lý tính” của Kant vạch rõ định hướng của nó. Tôn giáo thể hiện ở đây như là đối tượng nghiên cứu của triết học với tư cách một trong

những hiện tượng văn hóa bên cạnh khoa học, pháp luật, nghệ thuật. Trong trường hợp này, khi tôn giáo ừở thành đối tượng phân tích, phê phán và đánh giá của triết học tò lập trường của các phương pháp và các học thuyết do triết học xây dựng, triết học về tôn giáo được kiến tạo như một bộ phận cấu thành của “khoa học về tôn giáo”, hay tôn giáo học, bên cạnh các bộ môn như tâm lý học tôn giáo, xã hội học tôn giáo, lịch sử tôn giáo. Nếu việc xem xét tôn giáo không tuân thủ các tiêu chí và các phương pháp khoa học, thì nó có thể thể hiện với tư cách là thần học “thế tục”. Trong mọi trường hợp, triết học về tôn giáo, cả khi nó không đặt triết học lên trên tôn giáo, vẫn kiên định khả năng và sự hữu ích của việc bàn luận về Chúa mà không dựa vào mặc khải. Xét về phương diện này, triết học về tôn giáo là con đẻ của thời cận đại, khi chủ thể có tư duy độc lập, phê phán cố gắng nhận thức Chúa và tôn giáo nhờ lý tính của bản thân và không thỏa mãn với niềm tin đơn thuần.

Được lý giải và xác định theo các cách khác nhau trong văn hóa châu Âu, quan hệ giữa triết học và tôn giáo bắt nguồn tò một cơ sở chung – đối đầu kỳ quặc giữa niềm tin và lý tính, trong đó chúng có liên hệ mật thiết với nhau. Xét về mặt lịch sử, sự đối đầu này bắt đầu từ sự hội ngộ giữa Do Thái giáo với văn hóa Hy Lạp và lúc đầu được trình bày trong học thuyết về Logos của Philon Alexandria. Nó cần phải gắn liền các giáo lý của Do Thái giáo với triết học Hy Lạp và trình bày “Luật” Do Thái giáo với tư cách luật tự nhiên, có ý nghĩa đối với mọi người.

Học thuyết Kitô giáo được hình thành nhờ nỗ lực của các “giáo phụ” là những người cố làm sáng tỏ nội dung phổ quát của Kinh Thánh, nội dung vượt lên trên các tín ngưỡng đa thần giáo trước đó và triết học cổ đại, đồng thời cũng thấu hiểu được và đạt tới được đối với thế giới Hy Lạp. Đây là vấn đề trình bày tôn giáo bằng ngôn

ngữ triết học cổ đại; khi đó, Kinh Thánh được coi là nguồn gốc ban đầu, bất di bất dịch của chân lý, những suy luận triết học được phát triển như ỉà việc chú giải văn bản Kinh Thánh. Đó là nhiệm vụ và sự đặc thù của triết học về tôn giáo (về Kitô giáo) đang hình thành, ngay từ đầu đã mang tính biện hộ đối với tôn giáo mới ra đời. Một khối lượng công việc khổng lồ đã được thực hiện nhàm nắm bắt những khái niệm triết học cổ đại về phương diện thần học (Đấng sáng thế, the Creator, trí tuệ – động cơ đầu tiên, logos, V.V.), nhưng dần dần người ta sáng tỏ là không thể diễn đạt chân lý Cứu rỗi đặc thù của Kitô giáo bằng ngôn ngữ đặc thù của triết học. Chính mong muốn hợp nhất niềm tin tôn giáo nhận được bàng trực giác với tri thức triết học duy lý, mong muốn thực hiện tích hợp giữa tôn giáo (thần học) và triết học cấu thành nhiệm vụ và mâu thuẫn của triết học về Kitô giáo mà cho tới nay vẫn mang tính thời sự. Khi đó, cần tính đến vai trò chiếm ưu thế của thần học trong văn hóa trung cổ: chính niềm tin tôn giáo đảm bảo sự đặc thù và tính toàn vẹn của văn hóa trung cổ; sự phát triển của các loại hình văn hóa đa dạng, kể cả triết học, đã diễn ra trong khuôn khổ của tôn giáo.

Tính tất yếu của sự đối đầu giữa tôn giáo (thần học) và triết học sinh ra từ sự khác biệt sâu sắc về hình thái của chúng. Tôn giáo lịch sử (đối với người châu Âu thì đó trước hết là Ki tô giáo) và sự diễn đạt nó về mặt lý luận (thần học) đã phát triển trong một khuôn khổ cứng nhắc do Kinh Thánh và Thánh truyền, truyền thống, hệ biểu tượng đức tin phác họa. Bất kỳ tri thức nào cũng chỉ được thừa nhận ở mức độ nó phù hợp với pháp điển của Giáo hội và củng cố lòng mộ đạo do pháp điển ấy quy định. Còn đối với triết học thì những định hướng của nó là đối lập: phân tích một cách có phê phán tất cả mọi hình thức văn hóa từ lập trường của lý tính, dựa vào tri 

 thức kinh nghiệm, nghiên cứu tự do, không phục tùng các quyền uy và sẵn sàng xét lại những luận điểm cơ bản, v.v.. Đối tượng ưu tiên của sự phản tư triết học là những cơ sở siêu hình của hệ thống tín ngưỡng: bản chất và nguồn gốc tối hậu của Vũ trụ, sứ mệnh của con người, thái độ đối với lý tính và tính duy lý, cội nguồn của đạo đức. Đứng ở sau đó là khát vọng mang tính tự nhiên đối với triết học – vượt ra khỏi khuôn khổ của một tôn giáo và tiến hành phân loại nó với tư cách một hình thức đặc thù của văn hóa.

Triết học về tôn giáo cận hiện đại dưới những biểu hiện quan trọng nhất của mình đã kiên quyết khu biệt với “triết học của tôn giáo”, nhận thấy nguy cơ đánh mất các nhiệm vụ và sứ mệnh đích thực của mình là ở việc hoàn thành chức năng phục vụ đối với tôn giáo. Triết học cạnh tranh với tôn giáo chính ở nơi nó xác định sứ mệnh của mình một cách sâu sắc nhất (Hegel). Sự phê phán tôn giáo của triết học không phải được quy định bởi thái độ tiêu cực đối với tôn giáo tự thân nó, mà thể hiện là một yếu tố tất yếu của bản thân phương pháp tư duy triết học và của khái niệm triết học về tôn giáo.

Nếu thần học cố sử dụng khái niệm để xem xét và trình bày thực tiễn hiện thực của ý thức tôn giáo đại chúng – kinh nghiệm sống của những người nỗ lực hiện thực hóa nhũng giá trị tôn giáo, thì sự hình thành chủ nghĩa phê phán triết học trước hết ghi nhận và khái quát những thành tựu của khoa học trong nhận thức thế giới, sự hoàn thiện hệ thống công cụ của nó, sự tăng cường vai trò của tri thức chân thực trong phát triển xã hội, tức sự cải biến toàn bộ bối cảnh văn hóa xã hội trong quá trình hình thành nền văn minh công nghệ cùng với việc đặt trọng tâm vào sự phát triến cá nhân, chủ nghĩa đa nguyên, cạnh tranh tự do, những nhân tố quy định quá trình thế tục hóa xã hội châu Âu.

Cùng với việc thời cận hiện đại khẳng định vai trò hàng đầu của tri thức đối với niềm tin, “thần học về tôn giáo” cũng nhường lại địa vị dẫn đầu trong việc khảo cứu hiện tượng tôn giáo cho triết học về tôn giáo. Với toàn bộ thái độ phê phán đối với tôn giáo, triết học về tôn giáo vẫn giữ lại một mối liên hệ kế thừa nhất định với trọng tâm duy lý của “thần học tự nhiên”, với quan niệm về tính so sánh được giữa trí tuệ con người và trí tuệ Chúa.

Với tư cách một bộ môn độc lập, triết học về tôn giáo hình thành vào thời Khai sáng. Các bậc tiền bối của nó là G. Bruno và các nhà hữu thần luận Anh (Scherberi, Toland, Tindall, Kollinz), những người sáng lập ra nó là Spinoza, Descartes, Hobbs, Locke, Hume ở Anh, các nhà Khai sáng Pháp (Beyle, Voltaire, Rousseau, Honbach, Diderot), ở Đức (Lessing, Kant, Schleiemacher và Hegel). Các nhà triết học đã bảo vệ quyền có phán đoán độc lập về các vấn đề tôn giáo nhờ xuất phát từ những tiêu chí của nhận thức duy lý và những dữ liệu của khoa học. Tư tưởng này được Descartes trình bày rõ trong “Mặc tưởng siêu hình học” (1641). Hai vấn đề – về Chúa và về linh hồn – là hai vấn đề quan trọng nhất, cần được chứng minh thông qua những luận cứ của triết học, chứ không phải củá thần học”. Sự nghiệp sáng tạo của Spinoza là minh họa rõ về sự hình thành triết học về tôn giáo. Phát triển các truyền thống của chủ nghĩa duy lý và của chủ nghĩa phiếm thần, ông đồng nhất Chúa trời và tự nhiên được ông hiểu là một thực thể vĩnh hằng, vô hạn thống nhất, là nguyên nhân tự nó (causa sui), ông còn trình bày các nguyên tắc nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phê phán khoa học. Xuất phát điểm của triết học về tôn giáo hiện đại là khái niệm “tôn giáo tự nhiên” của Hume, sự đối lập giữa nó với tôn giáo lịch sử. Nó mở ra khả năng để triết học phân tích tôn giáo như một kết câu tư biện, cũng như nghiên cứu các tôn giáo thực tôn. Khi đó toàn bộ sự lý giải trước đó về tôn giáo như cái có quan hệ với siêu hình học

và hệ giáo lý đó bị bác bỏ.

Các nhà tư tưởng Đức có một công lao đặc biệt trong việc xây dựng triết học về tôn giáo với tư cách một bộ môn đặc biệt. Họ đề nghị nhận thức tôn giáo bằng cách định hướng vào các lĩnh vực ý thức khác nhau – ý chí (Kant), cảm xúc (Schleiemiacher) và lý tính (Hegel). Bản thân thuật ngữ “triết học về tôn giáo” gắn liền với sáng tạo của Kant. Chính ông đề nghị gọi tác phẩm “Tôn giáo chỉ trong khuôn khổ của lý tính” ỉà triết học về tôn giáo (Religionsphilosophie). Theo Kant, đóng góp cơ bản của Khai sáng không đơn giản là giải phóng khỏi những giáo lý tôn giáo, những giáo điều chính trị, mọi hạn chế đối với tư duy, mà là thống trị tuyệt đối của lý tính tự do. Từ đó là khẩu hiệu: “Hãy dũng cảm sử dụng trí tuệ của mình!” Theo Kant, tôn giáo không tuyên chiến chống lại lý tính, sẽ không thể trụ lâu trong cuộc chiến này.

Khác với chủ nghĩa vô thần thời Khai sáng, Kant không phủ định tồn tại của Chúa, mà phủ định các phương thức truyền thống trong việc chứng minh tồn tại Chúa và những quan niệm tương ứng về Chúa. Thí dụ, ông không chấp nhận quan niệm về Chúa như nguyên nhân của những quá trình diễn ra trong tự nhiên: sự lý giải khoa học về chúng là hoàn toàn đủ (“Chủ nghĩa vô thần về phương pháp luận” – K. Barth). Cùng với siêu hình học triết học kinh viện và thần học, Kant phá hủy bức tranh về thế giới do chúng xây dựng, trong đó Chúa và tạo phẩm của Chúa được mô tả nhờ một hệ thống khái niệm nguồn gốc vũ trụ luận thống nhất. Kant coi Chúa là một định đề của lý tính thực tiễn, bắt nguồn từ quan niệm của bản thân con người về mình như một thực thể có trách nhiệm đạo đức (chứng minh đạo đức). Theo Kant, toàn bộ sinh hoạt tôn giáo chỉ nên giữ lại sự phục vụ Chúa về mặt đạo đức, trong đó Christ thể hiện không phải là Chúa Con, mà là con người lý tưởng; các sự 

kiện lịch sử trong Kinh Thánh không có ý nghĩa quan trọng đối với Kitô giáo, nghi lễ của giáo hội chỉ là những thiên kiến. Kant nhất quyết khẳng định vai trò hàng đầu của ý thức đạo đức đối với ý thức tôn giáo: “Tôn giáo căn cứ trên đạo đức, chứ không phải đạo đức căn cứ trên tôn giáo”.

Triết học về tôn giáo (philosophy of religion) tiếp thu định hướng này của Kant, xem xét tôn giáo như một lĩnh vực độc lập (bên cạnh đạo đức hay nghệ thuật) của văn hóa, cố đạt tới bản chất, chân lý và mục đích của tôn giáo, xây dựng lý luận về tôn giáo cho mục đích ấy. Xuất phát điểm quan trọng của nó là khái niệm “kinh nghiệm tôn giáo”, khái niệm này cho phép vạch ra bản chất của tôn giáo. Khi đó, hiện tượng tôn giáo có thể được khảo cứu trên phương diện kinh nghiệm nội tâm của cá nhân, cũng như trên phương diện kinh nghiệm lịch sử. Trong cả hai trường hợp, triết học về tôn giáo đều ghi nhận vai trò của các cá nhân sáng tạo tôn giáo, những người sáng lập ra các tôn giáo. Như vậy, triết học về tôn giáo phán xét về đời sống tôn giáo của người khác nhờ xuất phát từ kinh nghiệm tôn giáo của mình, cũng như ngược lại, thế nghiệm tôn giáo của người khác góp phần thúc đẩy sự thấu hiểu niềm tin của bản thân mình. Tuy nhiên, để xây dựng lý luận về tôn giáo, cần phải biểu thị kinh nghiệm này bằng những phạm trù triết học.

Có thể coi triết học về tôn giáo của Hegel là mẫu mực cho việc thực hiện chủ ý như vậy. ông xem tình cảm và biểu tượng tôn giáo là hình thức biểu thị chân lý tuyệt đối. vốn đồng nhất về nội dung, triết học và tôn giáo nhận thức Chúa bằng những phương pháp khác nhau, tồn giáo – bằng biểu tượng, triết học – bằng khái niệm. Tồn giáo giữ một vị trí xứng đáng trong hệ thống triết học Hegel, cùng với triết học, nó hoàn tất tòa nhà tri thức

đồ sộ của con người, nhưng tiếng nói quyết định vẫn thuộc về triết học như hình thức nhận thức tối cao về tinh thần tuyệt đối. Hegel luận chiến chống lại Schleiermacher là người giới hạn tôn giáo ở lĩnh vực tình cảm: cảm xúc tôn giáo là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho niềm tin, vì cảm xúc mang tính ngẫu nhiên, chủ quan, Chúa cần được nhận thức trong tính phổ biến của Chúa. Lý tính là hình thức của tính phổ biến, do vậy bản chất của Chúa nằm ở trong tư duy. Theo Hegel, sự thay thế của các tôn giáo trong lịch sử là quá trình hợp quy luật, là các thang bậc nhận thức ngày một sâu sắc hơn về Chúa. Trong quá trình đó, hình ảnh của Chúa ngày càng được nhân cách hóa. Lý tưởng của tôn giáo không phải trong quá khứ, mà trong tương lai. Tuy vậy, Hegel vẫn quan niệm Kitô giáo là tôn giáo tuyệt đối: Kitô giáo dung hòa Chúa và con người, là tôn giáo đạt tới tự ý thức. Theo ông, tôn giáo chân chính là tôn giáo đáp ứng được những tiêu chí của lý tính. Quan niệm triết học về tôn giáo là độc lập, không bị ràng buộc bởi những điều kiện có sẵn và do đó mang tính phê phán đối với tôn giáo. Nhờ tính độc lập của quan niệm triết học về tôn giáo, triết học về tôn giáo dưới mọi hình thức đều đưa ra câu trả lời cho vấn đề về bản chất của tôn giáo: nhận thức những nghĩa vụ của con người với tư cách những lời răn của Chúa (Kant), trực giác và cảm nhận cái vô hạn (Schleiermacher), biểu hiện tinh thần tuyệt đối như tri thức của tinh thần thần thánh về bản thân mình thông qua tinh thần con người (Hegel).

Gắn liền với vấn đề về bản chất của tôn giáo là vấn đề về chân lý của nó. Thí dụ, Kant coi chân lý của tôn giáo là đạo đức: “Ngoài lối sống thiện, tất cả những gì con người muốn làm để làm vừa lòng Chúa đều chỉ là ảo tưởng tôn giáo và phục vụ giả dối Chúa”. Hegel không tán thành luận điếm đó của Kant. Theo ông, tôn giáo chỉ bộc lộ chân lý cảm tính dưới dạng mệnh đề về tinh thần, cần phải hiểu tôn giáo là đời sống tự ý thức nội tại 

riêng của mình, là sự dung hòa tự ý thức với tự nhận thức.

Triết học về tôn giáo là con đẻ của thời cận hiện đại và đặc biệt của thời Khai sáng còn theo nghĩa tư duy triết học phê phán cố giải mã khái niệm “Chúa” và giải thích tôn giáo nhờ lý tính để có được nền tảng chung của văn hóa và của đời sống xã hội: nếu niềm tin chia rẽ mọi người theo các giáo hội, thì lý tính là tài sản chung của họ. Do vậy, triết học về tôn giáo kiên định khả năng nói về Chúa một cách không lệ thuộc vào Mặc khải: các khái niệm “Chúa” và “tôn giáo” có thể được trừu tượng hóa khỏi các hình thức lịch sử đa dạng, cụ thể của tôn giáo để làm sáng tỏ bản chất của tôn giáo. Đây là cơ sở để phát triển các hướng phê phán tồn giáo dưới các hình thức lịch sử xuyên tạc bản chất đích thực của tôn giáo, đánh tráo nó bằng mê tín dị đoan. Theo triết học duy lý và triết học thực chứng, tôn giáo cần được tẩy rửa khỏi những giáo điều và những mê tín vô nghĩa để phù hợp với lương tri của con người, hay cần loại bỏ hoàn toàn những biểu hiện điên rồ, kết quả của sự lừa dối và ngu dốt.

Một kỷ nguyên mới bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX kỷ nguyên của tiến bộ tư sản, khải hoàn của chủ nghĩa thực chứng. Các tiền đề làm chỗ dựa cho phương pháp tư duy của triết học về tôn giáo cổ điển đã bị phá hủy. Nó tiếp tục phát triển theo các con đường khác nhau: từ việc công khai phê phán ý thức tôn giáo đến việc biện hộ nó về thần học. Song, triết học về tôn giáo ngày càng từ bỏ kỳ vọng trước kia về vai trò tinh thần chủ đạo trong việc luận chứng đạo đức bắt buộc chung đối với xã hội (như Kant từng làm). Những mâu thuẫn trong phát triển của nền văn minh khoa học – kỹ thuật và sự khải hoàn của tinh thần thực chứng chủ nghĩa đã bắt buộc người ta phải định hướng tư duy phê phán vào bản thân niềm tin vào lý tính (khoa học) và đẩy toàn bộ thời đại Khai 

sáng cùng với “tôn giáo hợp lý” của nó vào quá khứ.

Đầu thế kỷ XX, nếu các nhà triết học thực chứng mới khẳng định những luận đề tôn giáo là vô nghĩa, thì đại bộ phận các nhà triết học hiện đại lại giữ lại định hướng của triết học về tôn giáo cổ điển, quan tâm tới tôn giáo như đối tượng quan trọng của mặc tưởng triết học, nhưng không “uốn nắn” và ra lệnh cho tôn giáo đi theo con đường chân chính nhờ lý tính, mà chủ yếu cố hiểu quan hệ giữa triết học với tôn giáo như các lĩnh vực độc lập có liên hệ với nhau theo một cách nào đó. Không những lý tính thường xuyên đột nhập và tham gia vào công việc của niềm tin, do vậy tôn giáo không thể được lý giải đúng nếu không tính đến thực tế đó, mà ngược lại, tôn giáo tích cực bộc !ộ mình như một nhân tố sáng tạo văn hóa trong bản thân lĩnh vực triết học, nghệ thuật. Song quan hệ giữa triết học và tôn giáo tất yếu trở nên căng thẳng ở một chừng mực nhất định. Một yếu tố kiến tạo nên tôn giáo là sự tồn tại của mặc khải (giác ngộ) bất khả tri bằng ỉý tính. Tôn giáo vẫn khác biệt với triết học về nguyên tác ở cơ sở xuất phát này của mình.

Khác với “triết học tôn giáo” (religious philosophy), tiền đề của triết học về tôn giáo là thừa nhận “triết học có con đường nhận thức và chứng minh của mình hoàn toàn khác với tôn giáo”.88 Như vậy, tôn giáo là đối tượng nghiên cứu, chứ không phải cội nguồn nhận thức đối với triết học. Cherchrin đại diện cho truyền thống chủ nghĩa duy lý ở Nga luận chiến chống lại “trường phái thần học”, nhận thấy tôn giáo là nguồn gốc duy nhất của nhận thức Chúa trời, còn triết học là trò chơi vô bổ của trí tuệ con người. Theo Chercherin, triết học và tôn giáo

khác nhau ở những biểu hiện riêng, song trùng hợp với nhau ở đại thế và sẽ hợp nhất với nhau trong tương lai.

Tuy nhiên, không phải xu hướng duy lý này mà xu hướng phi duy lý chiếm ưu thế trong triết học về tôn giáo ở Nga: bất kỳ triết học nào cũng có cơ sở của mình là tôn giáo. Với Soloviev thì nhận thức chân lý có nghĩa là vượt quá giới hạn của tư duy chủ quan và đi vào sự thống nhất hiện tồn của vạn vật, tức cái tuyệt đối. Những sự kiện của kinh nghiệm và những khái niệm của tư duy có nghĩa không phải tự thân chúng, mà chỉ trên cơ sở của nguyên tắc tôn giáo. Do vậy, nhận thức tổng thể về thực tại sẽ dẫn tới thế giới quan tôn giáo. Theo ông, triết học về tôn giáo là triết học của tôn giáo luận chứng thế giới quan Kitô giáo. N. Berdyaev nhận thấy bi kịch của triết học ở chỗ nó không thể và không muốn phụ thuộc vào tôn giáo, nhưng khi tách biệt khỏi kinh nghiệm tôn giáo, nó tất yếu trở nên trống rỗng và xa rời tồn tại người. Trong thế kỷ XX, những vấn đề tôn giáo được hàng loạt đại diện kiệt xuất cho các khuynh hướng triết học khác nhau nghiên cứu. Các khái niệm và các quan điếm triết học về tôn giáo đã tạo thành nội dung của triết học về tôn giáo. Các quan điểm này rất đa dạng, chúng thường lý giải về tôn giáo theo một nguyên tắc xác định nào đó: chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa thực dụng, triết học phân tích, nhân học triết học, chủ nghĩa nhân cách, chủ nghĩa Thomas mới.

Cách tiếp cận với tôn giáo của các đại diện phân tâm học khác nhau. Sự phê phán của s. Freud đối với tính chất hư ảo của tôn giáo là gần gũi với sự lý giải về tôn giáo của triết học Khai sáng, trong khi đó K. Jung lại có đánh

 giá tích cực về vai trò của hệ biểu tượng tôn giáo trong cái vô thức tập thể. Khác với các nhà phân tâm học khác, khi phiên dịch lý luận Mác về tha hóa tôn giáo sang ngôn ngữ phân tâm học, E. Fromm đi đến quan điểm về tôn giáo nhân văn trong tương lai như biểu hiện bản chất chung của loài người. Trong nhân học triết học (M.Scheler, H.Plesner, A.Helen), hệ vấn đề về tôn giáo được khảo cứu từ góc độ xác định bản chất của con người, địa vị của nó trong vũ trụ, giả định mục đích trong văn hóa; xét từ góc độ đó, tôn giáo thể hiện là một thành tố cần thiết của mọi tri thức.

Trong lý thuyết phê phán của trường phái Frankfurt (H. Habermas, M. Horkheimer, T. Adomo), vấn đề triết học về tôn giáo được nghiên cứu trong mối liên hệ với hiện tượng “không tưởng” và “tính hợp lý diễn ngôn”; sự phân tích này đưa tới kết luận về chức năng tích cực của tôn giáo với tư cách sự phê phán những cái hiện tồn. Bắt nguồn từ Kierkegaard và Nietzsche, xuất phát từ các lập trường khác nhau, chủ nghĩa hiện sinh xem xét lại quan điểm của hữu thần luận (theism) truyền thống. Đó là phê phán bản thể luận thần học ở Heidegger hay sự phê phán quá trình “vật hóa” các bí ẩn siêu việt một cách giáo điều, loại bỏ trách nhiệm chấp nhận đức tin khỏi bản thân con người như ở laspers. Vì tự do, Sartre tuyên bố chủ nghĩa vô thần; con người chỉ có thể đem niềm tin vào năng lực sáng tạo ra bản thân mình và vào năng lực sở hữu tự do đối lập lại ác mộng về vật tự thân nó.

Như vậy, các vấn đề quan trọng nhất của triết học về tôn giáo hiện đại là: 1) làm sáng tỏ địa vị của triết học về tôn giáo trong toàn bộ hệ thống tri thức tôn giáo học, tính đặc thù của nghiên cứu triết học về tôn giáo, giải quyết vần đề về các phương pháp nhận thức tôn giáo; 2) nghiên cứu bản chất tôn giáo, xây dựng khái niệm 

 triết học về tôn giáo, vạch ra các nguyên tắc định nghĩa tôn giáo; 3) nghiên cứu các cơ sở và các tiền đề bản thể luận và nhận thức luận của tôn giáo; 4) phân tích các đặc điểm của thế giới quan tôn giáo, của bản thể luận, nhận thức luận, tư duy và ngôn ngữ tôn giáo; 5) làm sáng tỏ nội dung các học thuyết hữu thần luận về Chúa, luận chứng cho tồn tại của Chúa, so sánh các học thuyết ấy với các hệ chuẩn thực thể luận khác; 6) làm sáng tỏ tính đặc thù và nội dung của triết học về tôn giáo. Như vậy, triết học về tôn giáo là tổng thể các khái niệm, các nguyên tắc, các quan điểm triết học có mục đích là giải thích tôn giáo về mặt triết học.

Xem thêm Công giáo và khoa học triết học

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận