Nhìn qua việc dạy triết học tôn giáo ở bậc trung học và đại học Việt Nam – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Việc dạy triết học tôn giáo

Vương Đình Chữ

Nhà báo, TP Hồ Chí Minh

Trong dịp Đại hội các Giám mục Việt Nam kỳ hai năm 2010 (4-8/10/2010), Ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã đến chào thăm và chúc mừng. Theo báo chí đưa tin, bài phát biểu của ông Phó Trưởng ban có một phần nội dung như sau: “Trong quan hệ với các tôn giáo nói chung và Công giảo nói riêng, ông nói đến sự thay đối nhận thức từ phía Chính quyền, nhìn nhận tôn giáo là nhu cầu tỉnh thần tồn tại lâu dài của số đông người dân, đồng thời tôn giảo góp phần tích cực vào đời sống văn hóa xã hội của đất nước. Sự thay đối trong nhận thức dân đến những thay đối trong chính sách từng bước một, cho dù cỏn có những mặt hạn chế”.

Nhận thấy nội dung này cũng khá đúng với tình trạng dạy triết học tồn giáo ở bậc trung học và đại học Việt Nam hiện nay nên tôi xin dựa vào đó mà nêu mấy điểm như sau, với các từ khóa: nhận thức và thay đổi nhận thức, nhận thức và hành động và những mặt hạn chế.

1. Vai trò của nhận thức triết học

Với nền triết học Hy Lạp và sau đó, với nền triết học nói chung, người ta nhận định rằng Triết học là hình thái cao nhất của tri thức, “Triết học là khoa học của mọi khoa học”. Các Mác còn nhấn mạnh hơn nữa vai trò của 

triết học trong sự phát triển của xã hội loài người: “Không có triết học thì không thể tiến lên phía trước”.

Sở dĩ triết học có được vài trò trọng yếu này là vì “Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó […] Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung của mọi hoạt động thực tiên và hoạt động nhận thức của con người”. Nghĩa là chính tư duy triết học hướng dẫn hoạt động nhận thức của con người và nhất là hướng dẫn và chi phối hoạt động thực tiễn của con người. Điều này hiển nhiên, nên xin không dài lời.

Ở phạm vi hẹp hơn mà ta đang bàn tới là triết học tôn giáo thì cũng vậy. Chính nhận thức về tôn giáo đang qui định những ứng xử với các tổ chức tôn giáo và với người dân có tôn giáo. Nói như Ông Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ thì đang có sự thay đổi nhận thức từ phía Chính quyền về tôn giáo và rằng “sự thay đổi trong nhận thức dẫn đến những thay đối trong chính sách”.

Chúng tôi cho rằng trong sự thay đổi nhận thức này có phần đóng góp của các nhà nghiên cứu tôn giáo (đang hiện diện nơi đây) và của việc dạy và học triết học tôn giáo trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

2. Tôn giáo nói chung, Thiên Chúa giáo nói riêng đang được dạy như thế nào?

2.1. Bậc Trung học

Tôn giáo được đề cập thoáng qua ở môn Giáo dục công dân, lớp 10, bài 9 có tựa đề “Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội”, trong đó nêu lên rằng: “Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch

sử, các nhà triết học duy tâm, tôn giáo thường cho rằng thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch sử loài người”. Giáo trình đã ngâm ý phê phán khi minh thị phủ nhận quan điểm này liền sau đó, và trình bày quan điểm của triết học duy vật biện chứng (trang 53).

Tôn giáo được đề cập ở lớp 12, trong Bài 5 với tựa đề: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo”. Trong mục nói về bình đẳng tôn giáo, các tác giả đã đưa ra một định nghĩa tôn giáo: “Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có to chức, với những quan niệm giảo lý thế hiện tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy“. Và kế theo đó, trình bày các quy định sự bình đẳng tôn giáo theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, cụ thể:

– Điều 70 Hiến pháp 1992: “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”.

– Khoản 1, điều 8 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo: “Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của công dân…” (sđd, trang 49).

Đặc biệt, giáo trình này hai lần nhắc đến “những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo” và khắng định: “Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thế tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. Quyển bình đắng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đấy tình keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh” (sđd, trang 50).

Nhìn chung, ở bậc trung học, vấn đề tôn giáo không được đề cập nhiều và khi đề cập thì cũng không nêu các vấn đề lý thuyết gây tranh cãi. Thay vào đó, các nhà giáo dục muốn dạy các công dân đang trưởng thành một 

thái độ ứng xử thực tế với đồng bào có tôn giáo, cụ thể ở đây là quyền bình đẳng giữa các công dân. Một cách nào đó. giáo trình có phần “đề cao” tôn giáo, tuy rất chừng mực, khi nêu lên “những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo”.

Như vậy, có thể nói rằng đây là một nội dung giáo dục sát với thực tế hơn, nhất là khi so với trước đây (trước thời kỳ đổi mới), tôn giáo được trình bày nhiều khi một cách phiến diện, thiếu khách quan.

2.2. Bậc Đại học

Khoa Triết học ở trường Đại học KHXH & NV, TP.Hồ Chí Minh trước đây gồm ba chuyên ngành: Triết học Mác – Lênin, CNXH Khoa học và Kinh tế, Chính trị học Mác -Lênin. Từ niên khóa 2010 – 2011, có thêm chuyên ngành Tôn giáo học. Dựa vào một số các giáo trình và sách tham khảo liên quan, tôi chỉ xin đề cập đến một số nội dung chính yếu liên quan đến tôn giáo nói chung và Công giáo (Thiên Chúa giáo) nói riêng.

2.2.1. Nguồn gốc và định nghĩa tôn giáo.

Một cách khái quát, quan điểm Mác xít cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là do sự yếu đuối, bất lực, sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xã hội đã dẫn đến việc con người thần thánh hóa chúng, qui chúng về những sức mạnh tự nhiên và đi đến tôn thờ chúng. Theo Ph. Ăngghen, “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó, nhũng lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.

V.I. Lênin cũng cho rằng “sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chong thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh ma quỷ, vào những phép màu

Các triết gia duy vật phủ nhận sự hiện hữu của thần linh, thượng đế, thiên chúa, cho rằng đó chỉ là những sản phẩm của con người. Lênin viết rằng “sự sợ hãi đã tạo ra thần linh”. Còn Phoibach thì khẳng định “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra chúa theo hình ảnh của con người”.

2.2.2. Hai nhà Triết học Công giáo: Augustin và Thomas D ’Aquin

Khi đề cập đến triết học tôn giáo liên quan đến Công giáo, các giáo trình chủ yếu nhắc đến Augustin và Thomas D’Aquin. Trong các vấn đề liên quan đến hai vị này, chúng tôi quan tâm đến vấn đề xã hội.

Về xã hội, Ôguytxtanh cho rằng, trên trần thế, tức là nơi con người, loài người đang sống, vương quốc của điều ác là nhà nước, vương quốc của Thượng đế là nhà thờ. Ôguytxtanh là người luôn bảo vệ sự bất bình đẳng xã hội và cho rằng Thượng đế ban thưởng cho người này được sướng và bắt người kia phải khổ. Người nghèo

chỉ nên yêu cải không lấy được, không nên yêu của cải, chỉ nên yêu Thượng đế, vì cuộc sống những năm tháng ở trần gian là tạm bợ, là quỷ sứ, còn “thiên đàng” mới là hạnh phúc”. Tômat Đacanh ca ngợi chế độ bất bình đẳng và trật tự đẳng cấp trong xã hội”. (Ở chỗ khác, còn nhấn mạnh hơn nữa về chủ trương bất bình đẳng này: “Con người do Chúa trời tạo ra theo hình dáng của mình và sắp xếp theo đẳng cấp khác nhau. Nếu người nào vượt khỏi đắng cấp của mình là có tội với Chúa trời”.

Khi nhắc đến Thomas D’Aquin, thiết tưởng cũng nên nói qua chủ nghĩa Tomat mới, vốn được xem là “điển hình của triết học tôn giáo”. Giáo trình triết học của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày chủ nghĩa Tomat mới như sau:

“Chủ nghĩa Tômát mới, dựa trên cơ sở học thuyết của Tômát Đacanh. Chủ nghĩa Tômát mới lấy Chúa làm nòng cốt, lấy đức tin làm tiền đề, lấy thần học làm căn cứ […] nó kết hợp với các trường phái triết học khác tạo ra một triết học Thiên Chúa giáo có hình thái mới, thích ứng với đặc điểm thời đại, gồm các tư tưởng:

“Thứ nhất, chủ nghĩa Tômát mới vẫn lấy Chúa làm nguyên tắc tối cao, nhưng điểm khác với chủ nghĩa Tômát trung cổ là thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò của khoa học, đòi đi sâu hơn vào nhận thức luận và triết học tự nhiên, thích ứng với nhu cầu thời đại, để luận chứng cho sự nhất trí giữa tri thức và đức tin, khoa học và thần học”.

“Thứ hai, về nhận thức luận, khi phân tích tri thức, chủ nghĩa Tomat mới một mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức, tính đúng đắn của các phán đoán khoa học; nhưng mặt khác, dùng nguyên tắc tương đồng loại

suy để thừa nhận bản thể của thế giới hiện thực mà xác nhận bản thể của Chúa, từ đó rút ra tri thức lý tính phù hợp với đức tin của con người”.

“Thứ ba, về triết học tự nhiên, chủ nghĩa Tômát mới lấy học thuyết hình thức và vật chất của Arixtốt làm cơ sở lý luận cho triết học tự nhiên […] Vậy khoa học và thần học đã hợp tác rất hòa thuận để phát hiện và chứng minh sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa”.

“Thứ tư, về lý luận chính trị xã hội, chủ nghĩa Tômát mới phủ nhận sự tồn tại của các giai cấp, chủ trương thuyết tính người trừu tượng […] Vậy, chủ nghĩa Tômát mới sử dụng những mâu thuẫn có thực trong xã hội của chủ nghĩa tư bản hiện đại để tuyên truyền cho Chúa, đề cao đạo đức tôn giáo”.

“Thứ năm, về đạo đức học, chủ nghĩa Tômát mới coi đức tin và lý trí nhất trí, thần học và khoa học nhất trí. Hệ thống lý luận đạo đức cao nhất là qui tắc “vĩnh hằng” của Chúa. Ý muốn của Chúa vĩnh viễn qui định nội dung đạo đức. Do đó, việc nhận thức đạo đức không chỉ dựa vào luận chứng của lý tính mà còn phải dựa vào đức tin vì thiếu đức tin tôn giáo thì không thể lĩnh hội các quy tắc đạo đức của Chúa ban bố”.

2.2.3. Một số vấn đề thực tiễn. Các giáo trình cũng nêu một số vấn đề thực tiễn liên quan đến tôn giáo, trong đó, chúng tôi lưu tâm đến các nội dung sau:

a) Sự tồn tại của tôn giáo và nhu cầu tôn giáo. Theo lẽ thường, khi nguồn gốc và bản chất tôn giáo đúng như các nhà triết học duy vật đã nêu thì nó đã phải biến mất, ít ra là tại các nước Xã hội chủ nghĩa, khi khoa học tiến bộ, khi nhận thức con người được nâng cao và khi xã hội thay đổi. Cũng có lúc, có người muốn tiêu diệt 

hẳn tôn giáo vì xem tôn giáo như một cản trở cho việc xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản: “Chúng ta chỉ có thể thực hiện được một cách đầy đủ Chủ nghĩa Cộng sản khoa học nếu chiến thắng được triệt để mọi thứ tôn giáo“. Nhưng tôn giáo vẫn tồn tại. Giáo trình “Triết học Mác Lênin” giải thích hiện tượng này: “Nếu tôn giáo chỉ đơn giản là sai lầm nhất thời trong trí óc con người thì nó đã không thể chiếm được vị trí trung tâm trong cấu trúc ý thức suốt hơn hai nghìn năm (đến thời đại phục hưng) và nó đã biến mất ngay khi khoa học và triết học đưa ra lời giải đáp chống lại nó. Ý thức tôn giáo tương ứng với những nhu cầu khách quan của tinh thần con người. Vì vậy, cho đến nay, khi những nhu cầu ấy chưa được những hình thái khác của ý thức xã hội hoàn toàn thỏa mãn thì đối với một số tầng lớp xã hội, tôn giáo vẫn còn là nguồn gốc của giá trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ tâm lý […] Không nên hiểu lòng tin tôn giáo một cách đơn giản là biểu hiện sự dốt nát […] Tôn giáo không phải là cái gì khác hơn là lời giải đáp cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống”.

Các văn kiện của Đảng và của Nhà nước vẫn ghi nhận “tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”. Còn ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, như chúng tôi trích lại trên đây, thì cho rằng “tôn giáo là nhu cầu tinh thần tồn tại lâu dài của số đông người dân”.

Không rõ “một bộ phận nhân dân” và “số đông người dân”, điều nào phản ánh đúng thực tế hơn?

b)  Vai trò tích cực của tôn giáo. Tuy không phủ nhận bản chất tiêu cực của tôn giáo, các giáo trình triết học cũng ghi nhận một số yếu tố tích cực của tôn giáo: “Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước thiên nhiên và xã hội. Tuy nhiên trong ý thức tôn giảo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người”. Thậm chí, còn coi Kitô giáo như “một nhân tố mới của xu hướng đi ỉên CNXH ở một số quốc gia trong thể giới đương đại” mà tiêu biểu là Venezuela, khi nhà lãnh đạo nước này là Tổng thống Hugo Chavez nhiều lần khẳng định “Venezuela sẽ tiếp tục con đường đi lên CNXH thế kỷ XXI với các nội dung cơ bản như sau: về tư tưởng: lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Ximon Boliva, tư tưởng nhân đạo Thiên Chúa giảo làm nền tảng”

Tính chất tích cực của tôn giáo được Nhà nước nhìn nhận và thế hiện qua các chính sách về tôn giáo.

c) Chính sách tôn giáo của Nhà nước. Xem ra, tôn giáo đang gây ra một sự lấn cấn, giữa nhận thức và thực tiễn. Nhà nước muốn “giải quyết vắn đề tôn giáo”, nói theo ngôn từ của cuốn “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin”. Theo lôgic của nhận thức, việc giải quyết này phải hướng đến một “chiến thắng triết để

mọi tôn giáo” nhưng thực tiễn không cho phép như vậy, do đó cần nhìn nhận, hướng tôn giáo vào việc phục vụ thiện ích chung. Các giáo trình đều phản ánh các chủ trương và chính sách của Nhà nước về tôn giáo như quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng tôn giáo (như đã nêu). Có giáo trình còn nhìn nhận vai trò của tôn giáo, xem đó như một tổ chức xã hội dân sự trong việc xây dụng Chủ nghĩa xã hội ở một số lãnh vực cụ thể: “xây dựng các to chức xã hội phỉ chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội… các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà Nhà nước không với tay tới như từ thiện, cứu trợ người nghèo vv.. .

Nhìn nhận tính đặc thù của Công giáo trong quan hệ với Giáo hội hoàn vũ, nên không còn thấy trong các giáo trình phần cuối của nội dung “Nhà nước xã hội chủ nghĩa đoàn kết các tô chức tôn giáo trên cơ sở lợi ích chung, trong một mặt trận dân tộc thống nhất, cùng toàn dân đấu tranh cho độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội, đồng thời xây dựng giáo hội độc lập, thoát ra khỏi sự lệ thuộc của giáo hội nước ngoài. Khái niệm “Giáo hội độc lập” thường gây một sự lo ngại lớn với người Công giáo vì nó liên tưởng đến “Giáo hội Tam tự” của Trung Quốc, hiểu như một Giáo hội ly khai.

2.3. Một vài nhận xét

Các giáo trình triết học về tôn giáo gồm hai mảng nội dung chính, gồm: Quan niệm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác Lênin và của ý thức hệ vô thần và nhận thức về các tôn giáo. Riêng về Kitô giáo, có thể nói một cách tổng quát rằng đã được trình bày khá đầy đủ và khá chuẩn xác, khi chúng ta nhớ rằng các tác giả là những nhà mác

 xít vô thần và đây là những nội dung được giảng dạy trong môi trường giáo dục Xã hội chủ nghĩa. Nhưng dưới con mắt của các Kitô hữu, chắc hẳn các giáo trình triết học này còn một số sai sót và bất cập.

Rải rác trong các giáo trình, chúng ta bắt gặp một số hạt sạn, xin liệt kê:

Liên quan đến Công đồng Vatican II: “Sau hội nghị phê chuẩn đường lối đổi mới đạo Thiên Chúa ở Vatican (1962- 1965)…” Và “Cộng đồng Vaticăng II (1962-1965) căn cứ theo phương châm hiện đại hóa việc tuyên truyền đạo Thiên Chúa…” Giáo trình Đại cương tôn giáo học (trang 57) cũng dùng “Cộng đồng” hoặc “Đại hội cộng đồng”. Đúng ra là “Cộng đồng”.

Liên quan đến Augustino: “Năm 387 làm lễ thụ phong”.Người Công giáo, khi nói “thụ phong”, thường người ta hiểu là được phong nhận một chức vụ, như thụ phong linh mục, thụ phong giám mục. Đối với Augustino, từ hồi nhỏ, ông theo dị giáo, chống Công giáo nhưng vào năm 387, ông theo đạo Công giáo và chịu thanh tấy. Năm 391, ông mới thụ phong linh mục. Và một chi tiết khác: “Ông là giáo chủ, nhà văn, nhà triết học và đồng thời cũng là nhà thần học đạo cơ đốc”.  Chính xác phải gọi Augustino là Giám mục hoặc Giáo phụ, còn “Giáo chủ” 

thường chỉ Hồng y hoặc có khi chỉ Giáo hoàng.

Liên quan đến Thomas D’ Aquin: “con người do Chúa trời tạo ra theo “hình dáng của mình” và sắp xếp theo đẳng cấp khác nhau. Nếu người nào vượt khỏi đắng cấp của mình là có tội VỚI Chúa Trời”. Sao không dùng cho đúng là tạo ra theo hình ảnh. Rõ ràng, hình ảnh không đống nhất hoàn toàn với hình dáng.

Liên quan đến các Giáo phụ: Trong cuốn “Triết học Trung cố Tây Âu”, Chương I “Giáo phụ học Trung cổ”, ở mục IV “Triết học các Giáo phụ thế kỷ II đến thế kỷ V” (trang 53-64), có nhắc đến các giáo phụ, trong đó có Lactantius (53, 60 – 63) và Minuchi (Minucius, trang 54) và xem họ (cùng với Tertulien) là những người khơi mào “’phương án đầu tiên của giáo phụ học chính thống ’ tại Tây bộ La Mã (trang 54), “là các giáo phụ thực thụ đầu tiên”. Thực ra, trong danh sách các giáo phụ, (mà sách gọi là “những người cha của giáo hội. Trang 32) không thể kể tên Lactantius, đơn giản là vì “Ông là người dám choi bỏ giáo hội để giải thích Kinh phúc âm theo cách của mình” (60). Nói như trong sách, chẳng khác nào chúng ta xếp một ai đó chối bỏ chủ nghĩa Cộng sản vào hàng ngũ “Ông Tổ” Cộng sản! (=giáo phụ). Còn Minuchi (Minucius), sách không nói gì nhiều và chúng tôi cũng không tìm thấy tên ông trong số các Giáo phụ.

Liên quan đến các cuộc ly khai trong Giáo hội. Khi đề cập đến cuộc ly khai đầu tiên, khai sinh ra Chính Thống giáo, các tác giả viết “…vào những năm 974 — 984, nảy sinh cuộc tranh luận về bản chất của Chúa“. Đúng ra, 

nội dung tranh luận ở đây là về bản thể của Chúa Giêsu, là một trong Ba Ngôi và là Thiên Chúa làm người: Ngài gồm cả thần tính và nhân tính hay chỉ có một trong hai bản tính? Nhưng cuộc ly khai của Chính Thống giáo năm 1054 là do còn liên quan đến những vấn đề khác, một là về Chúa Ba Ngôi, cũng liên quan đến Chúa Giêsu, thường được gọi là vấn đề “và bởi Đức Chúa Con – Filioque”. Hai là về quyền bính của giáo hoàng.

Về thiên đàng: “Mục đích cuối cùng của con người là lạc thú hoàn toàn ở nơi thiên đàng, nước Chúa”. Ắt hẳn, đây không phải là thiên đàng của người Kitô giáo và nếu thiên đàng chỉ gồm “lạc thú hoàn toàn” thì chắc có người không muốn vào! Sao không dùng “hạnh phúc viên mãn”?

Tài liệu tham khảo, chủ yếu là tra cứu từ các tác giả Liên Xô XHCN: theo cùng một quan điểm có sẵn theo ý thức hệ mà còn dùng y nguyên các chi tiết làm cho người đọc Việt Nam khó hiểu. Ví dụ “tông đồ Paven”, hiểu là Tông đồ Phaolô. Đối với những ai không rành triết học Liên Xô, và cách riêng, đối với các Kitô hữu Việt Nam, 

riêng Paven thật xa lạ.

Tuy đây chỉ là những sai sót nhỏ nhưng cũng chứng tỏ những hiểu biết chưa thấu đáo và từ đó làm giảm sút tính khả tính về những nội dung quan trọng khác. Đó là chưa kể đến những cách hiểu rất khác so với cách hiểu chính thống của Kitô giáo về một số ý tưởng Kitô giáo, về lòng tin Kitô giáo, như sự tạo dựng, tôn giáo mặc khải, thuyết tiền định, trật tự xã hội, sự công bằng, nhân vị, về thiên đàng. Các chuyên viên và học giả công giáo khác có mặt tại đây chắc hẳn sẽ đề cập đến những vấn đề này hoặc góp phần làm sáng tỏ thêm, nhưng như thế cũng chưa đủ vì điều quan trọng là mọi người – nhất là các học sinh và sinh viên – phải được tiếp cận các kiến thức chuẩn xác hơn.

2.4. Một vài góp ý

Theo quan điểm Mác xít, triết học mang tính giai cấp: “Triết học là hệ thống những quan điếm và quan niệm chung của con người về thế giới (bao gồm giới tự nhiên, xã hội) là thế giới quan của một giai cấp hay của một lực lượng xã hội nhất định”. Nó lại còn mang tính Đảng: “Triết học hiện đại cũng có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước”. Hơn nữa, “với bản chất tự thân, triết học Mác Lênin luôn là một thứ triết học mà không có thứ triết học nào có thể vượt qua trong thời đại chúng ta”. Nếu vậy thật khó để có thể góp ý được điều gì, nhất là những gì thuộc các quan niệm về tôn giáo vốn được nêu lên như những chân lý kinh điển. Có một nhận định rằng “Chủ

nghĩa duy tâm và các trào lưu triết học – tôn giáo hiện đại đã giải thích một cách sai lầm, xuyên tạc nguồn gốc và bản chất tôn giáo”. Nhưng cũng có thể, những người có tín ngưỡng – nhất là giới Kitô giáo – ngờ ngợ rằng chủ nghĩa duy vật và các trào lưu triết học vô thần đã giải thích sai lầm nguồn gốc và bản chất tôn giáo?

Dầu sao, một điểm son phải ghi nhận là tính biện chứng của triết học duy vật. “Đối với Triết học biện chứng thì không có gì là nhất thành hất biến, là tuyệt đối, là linh thiêng cả”. Cuộc Tọa đàm này cũng nằm trong logic trên: ta tiếp tục đi tìm những điều chưa biết, những điều đúng hơn, để nếu được thì chấn chỉnh những sai sót. Theo tinh thần đó, tôi xin nêu vài đề xuất nhỏ:

1. Ngoài các tài liệu tham khảo chính thống, phần lớn thuộc hệ thống XHCN, đề nghị các tác giả viết các giáo trình triết học tôn giáo, phần liên quan đến Kitô giáo, nghiên cứu trực tiếp nguyên tác của các tác giả được nêu (Augustino, Thomas d’ Aquin…), sử dụng ngôn từ quen thuộc của các tín hữu.

2. Sự hợp tác của các tôn giáo. Khi hai Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại được thành lập ở Hà Nội (17-10-2007) và ở TP Hồ Chí Minh (20-10-2007), Tờ Hiệp Thông của HĐGM Việt Nam đưa tin và nhấn mạnh: “Các đại diện tôn giáo đều hân hoan đón nhận sự ra đời của hai Trung tâm này và nói lên tinh thần hợp tác”. Trước đó, ngày 28-01-2007 tại Tòa Giám mục Hà Nội, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt “đã có buổi tiếp xúc thân mật với đoàn cán bộ của Khoa Triết thuộc Trường ĐHKHXHNV – HN. Trong buôi gặp gỡ, các cán bộ cho biết ý định thành lập một Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo và một chuyên ngành tôn giáo học trực thuộc Khoa, qua đó bày

tỏ mong muốn có sự liên kết đào tạo giữa Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và Khoa Triết của Trường. Đức Tổng Giám mục chân thành cám ơn và ghi nhận lời đề nghị này và cho biết sẽ giao cho ban Giáo sư Đại Chủng Viện trực tiếp làm việc với Khoa”. Như vậy là đã có ước mong và thiện chí cộng tác giữa Công giáo với Khoa Triết và các Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn giáo về công việc quan trọng này. Tôi tin rằng các tôn giáo khác cũng có ý nguyện và sự sẵn sàng như vậy. Do đó, mong sao việc cộng tác này được sớm thực hiện.

3. Hiện nay, người ta ghi nhận được hiện tượng phát triển tâm thức tôn giáo nơi người Việt, con người hướng nhiều về thế giới thần thiêng. Thế giới thần thiêng có thể là ông bà, tổ tiên, các bậc thánh hiền, các vị anh hùng cũng có thể là những vị thần trong vũ trụ, trong thiên nhiên mà dân gian tin là hiện hữu và có sức mạnh phù trợ con người. Tâm thức tôn giáo này thể hiện qua muôn vàn lễ hội, vừa mang tính văn hóa nhưng cũng đượm màu sắc tín ngưỡng tâm linh, tỏ bày tâm thức tôn giáo của người Việt. Bên cạnh đó, cũng có hiện tượng phát triển các tôn giáo. Nhiều tôn giáo được chính thức nhìn nhận. Theo đánh giá của Giám mục Bùi Tuần: “Sự phát triển của tâm thức và sự phát triến các hình thức tôn giáo nay được coi là một vẻ đẹp thiêng liêng của dân tộc. Hơn nữa tôn giáo đang được dư luận đánh giá như một nhu cầu hạnh phúc con người Việt Nam. Cả đến những người thành đạt trong lãnh vực kinh tế, chính trị thường cũng coi tôn giáo như một điểm tựa tinh thần”. Theo Giáo lý Hội thánh Công giáo, đây là những cách thế con người tìm kiếm Thiên Chúa, là một hiện tượng rất phổ quát “đến nỗi

con người có thể được gọi là một hữu thể có tôn giáo”. Trước tình hình này, thiết nghĩ các triết gia và các nhà nghiên cứu tôn giáo cần phải góp phần của mình để một đàng xã hội – nhất là giai tầng lãnh đạo – có được những nhận thức đúng đắn hơn về các tôn giáo, đàng khác, cảnh báo kịp thời và góp phần ngăn chặn xu thế mê tín dị đoan đang gia tăng. Ờ đây, tôi muốn nhắc lại một lần nữa phát biểu của Ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ: “Sự thay đổi trong nhận thức dẫn đến những thay đổi trong chính sách”, nhưng thay vì “từng bước một”, chúng tôi ước mong rằng có những thay đổi căn bản, để nhanh chóng xóa bỏ “những mặt hạn chế”. Có được điều này, chắc chắn góp phần xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội vì những mục tiêu lớn của quốc gia.

4. Cuối cùng, tôi xin nêu một câu hỏi: Trong hoàn cảnh ngày nay, có cách hiểu nào khác về câu nói kinh điển của Mác: “Sự khốn cùng của tôn giáo, một mặt là biểu hiệu sự khốn cùng của hiện thực và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng của hiện thực. Tôn giáo là tiếng thở dài của chủng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trải tim, cũng như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”? 

Xem thêm Lịch sử tư tưởng tôn giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận