Lịch sử tư tưởng tôn giáo Việt Nam và sự cần thiết xây dựng ngành triết học tôn giáo ở Việt Nam – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Lịch sử tư tưởng tôn giáo

PGS.TS. Lê Thị Lan

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Mở đầu

Trong tiến trình lịch sử văn hóa, tôn giáo xuất hiện cùng với văn hóa và sớm hơn triết học. Đến một giai đoạn, khi nhân loại đạt tới trình độ tự ý thức về vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ thì khi đó triết học !àm thành hạt nhân của một tôn giáo và tôn giáo đó lại làm thành nội dung của một nền văn hóa. Triết học tôn giáo ỉà một lĩnh vực thuộc triết học chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tôn giáo, hướng sự chú ý vào việc đánh giá các yêu cầu chân lý của tôn giáo.

Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm tôn giáo có 2 nghĩa chính: 1/ Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những ỉực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh từ rất sớm, từ trong xã hội nguyên thuỷ; 2/ Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy, còn gọi là đạo. Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo như đạo Phật, Cồng giáo, đạo Cao Đài. Theo từ điển triết học Cambridge, tôn giáo là một hệ thống cực kỳ phức tạp về cả lý luận và thực hành, gồm cả sự huyền bí và các nghi lễ. Trong các nền thần học truyền thống Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, vấn đề quan trọng nhất là sự tồn tại, bản chất và hoạt động của Thượng đế. Và Thượng đế được hiểu 

theo nghĩa thông thường nhất là cái gì đó giống như một con người siêu hình, bên ngoài thế giới, tự do, quyền lực trọn vẹn, toàn trí, là đấng sáng tạo và giữ vững vũ trụ, là mục đích đích thực cuối cùng của sự vâng phục và cầu nguyện của con người.

Nói một cách khác, tôn giáo thường được hiểu như là mối liên hệ tinh thần với cái tuyệt đối. Mối liên hệ đó có thể là trực tiếp ngay từ đầu nhưng cũng có thể là gián tiếp, sau đó được khôi phục và đẩy lên trình độ cao hơn thành mối liên hệ trực tiếp. Nhưng, dù ở bất cứ tôn giáo nào thì khát vọng thiết lập mối liên hệ trực tiếp với cái tuyệt đối, thần, Thượng đế cũng là cứu cánh của mỗi tôn giáo còn mức độ đạt được mối liên hệ đó là phụ thuộc vào phương thức hành đạo, cách thức tu tập của mỗi cá nhân, trong mỗi tôn giáo và trong các thế hệ kế tiếp. Mỗi tôn giáo đều chỉ ra sự khiếm khuyết của con người so với thượng đế và đề xuất con đường khắc phục khiếm khuyết, hoàn thiện nhân cách, tiến tới đồng nhất với Thượng đế, đó là giải thoát.

Như vậy, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội dựa trên niềm tin vào lực lượng siêu nhiên chi phối vận mệnh con người. Con người luôn thực hành các nghi lễ theo những giáo lý nhất định để hoàn thiện bản thân để đạt được sự đền bù nào đó của lực lượng siêu nhiên trên con đường kiếm tìm, thiết lập mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên đó.

Ở Việt Nam chưa có ngành thần học và triết học tôn giáo theo đúng nghĩa như khái niệm chúng ta vừa tìm hiểu và tạm chấp nhận. Tuy nhiên, chúng ta đã có lịch sử tư tưởng tôn giáo tương đối phát triển. Vì vậy, việc xây dựng ngành triết học tôn giáo ở Việt Nam nhất thiết phải dựa vào lịch sử tư tưởng tôn giáo ở Việt Nam.

1. Lịch sử tư tưỏng tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản ở Việt Nam

1.1. Vật linh giáo – tín ngưỡng sớm nhất và lâu dài của người Việt

Vật linh giáo thờ các sự vật, hiện tượng tự nhiên: thờ đá, thờ cây, thờ thần mưa, gió, sấm, chớp, vv… và những con vật thiêng như giao long, rùa làm nên hệ thống thần linh bản địa Việt cổ gồm:

Các nhiên thần thần cây, đá: Mộc tinh, thần Cao Lỗ, ông Đống Phù Đổng, Lý ông Trọng thực chất đều là thần hoá cây, đá trong tín ngưỡng Việt cổ. Tục thờ này còn tồn tại tới trước năm 1945 với các ghi chép của các nhà khảo cổ và nghiên cứu văn hoá tôn giáo Pháp. Ngoài ra còn các nhiên thần sông nước: Triệu Quang Phục được phong vương, Trương Hống, Trương Hát là thần sông của hệ thống sông cầu-sông Thương được phong chức Tuần Giang Đô Phó sứ thực chất là tiếng nước réo trên thác trên sông đầy nguy hiểm và hấp dẫn siêu nhiên.

Những nỗi kính sợ đối với các sự vật hiện tượng tự nhiên trong tâm trí người Việt còn kéo dài tới mãi về sau này và được biến đổi dần cho phù họp với việc tiếp thu các tôn giáo mới du nhập. Hệ thống chùa Phật giáo được thiết lập khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã phải cải biến theo tín ngưỡng dân gian thờ linh khí núi sông và thần tự nhiên: Pháp Vân, Pháp Điện, Pháp Lôi, Pháp Vũ.

Các nhân thần sơ khai: Nhân thần đầu tiên là Nhâm Diên, thái thú Cửu Chân (25-28) đã thi hành các biện pháp thay đổi sản xuất, cải tổ xã hội trên quận Cửu Chân, được dân sở tại lập đền thờ. Nhân thần thứ hai là người Việt thực thụ, đó là Hai Bà Trưng nhờ công khởi nghĩa, cứu nước. Tình cảm tôn trọng người hi sinh cứu nước từ thời đó tới giờ đã khiến người dân quan niệm Hai bà nhảy xuống sông Hát tự vẫn chứ không phải bị giết. Lời báo công của Mã Viện cho biết sự thực hai bà bị chết bởi binh cách nên kiêng sắc đỏ. Vì thế, dân gian

lưu truyền cách thờ cúng riêng: trong đền thờ Hai bà thì án thờ, khí mảnh đều sơn đen, không có đồ sơn đỏ, dân không mặc áo đỏ, du khách hay khách hành hương mặc áo đỏ phải bỏ bên ngoài đền. Thực sự, đền thờ nhân thần như vậy lúc đầu chính là một sự thờ cúng linh hồn bởỉ điều đó được các quan cai trị chấp nhận do không thấy khác với tin tưởng của họ. Đần với ý nghĩa thờ người chết bất đắc kỳ tử đã xuất hiện trước thời bình định Giao Chỉ của Mã Viện và được dân chúng chấp nhận sự bảo trợ thiêng liêng của thần và ảnh hưởng lan rộng theo với sự tập kết của dân cư và nối kết với các nhân thần, nhiên thần khác thành một hệ thống thần địa phương, tạo nên ý tưởng của người dân về sự cố kết trong cõi thiêng, mang tính địa phương tiềm tàng để người ta bám vào đó mà tin tưởng thay đổi cuộc sống, đặc biệt là vào những giai đoạn biến động lớn khiến khả năng thực hiện vượt quá sức người cá nhân và tập đoàn.

Đen thế kỷ X, nước Việt độc lập, các triều đại cần một tập họp dân chúng ủng hộ mình nên phải chú ý tới đời sống của họ, đặc biệt là trên lĩnh vực tâm linh. Tập hợp thần linh cả nhiên thần và nhân thần đă ăn sâu trong đời sống tôn giáo người Việt kể trên đã được các nhà nước phong kiến phong thần, duy lý hoá bằng các nghi lễ chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Dần dần, cùng với thời gian và hoàn cảnh thay đổi, tín ngưỡng dân gian chuyển hoá dần với những thay đổi lễ nghi thờ phụng đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền và những niềm tin mới xuất phát từ các tôn giáo ngoại lai.

Theo thời gian, hệ thống thần linh trong tín ngưỡng dân gian ngày càng được bổ sung đông đảo. Thần Đá Bạch Hạc được dung hoà với thổ thần Trung Hoa mới du nhập. Các đền thờ kiểu Táo quân Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng, Dương Hậu theo tập tục được chấp nhận và hiện diện cho tới tận thế kỷ XV. Chùa Bà Đanh, một biến thể của thần Po Yan Da Ri với những nghi lễ dân gian đối chọi với nghi lễ Nho giáo cũng được nhà nước 

 Lê-Mạc cho tồn tại hơn 300 năm ngay tại kinh đô, bất chấp những duy lý trong quan niệm về Thần của Nho giáo. Tất cả đều nhàm lôi cuốn dân chúng cùng các vị thần của họ ủng hộ triều đại và tham gia chống lại phe đối lập và giặc xâm lăng.

Cùng với công cuộc Nam tiến, các thần của Chiêm Thành cùng hệ thống đền tháp, tín ngưỡng của người Chămpa cũng được du nhập vào đời sống tín ngưỡng dân gian Việt. Thần Thiên Y A Na là thần bảo trợ vương quốc Chămpa cùng với vật thờ là cả bộ linga-yoni, là bà Chúa xứ Chiêm Thành, sau này còn gọi là thần Hậu Thổ, Hậu thổ thần Địa kỳ nguyên quân, đã được Lý Thánh Tông đưa về làm một vị thần bảo trợ nước Việt. Thần Po Yan Da Ri trở thành bà Đanh hưởng cúng tế của dân chúng tới đầu thế kỷ XIX mới bị nhà Nguyễn phế bỏ. Thần Thiên Y A Na được biến đổi thành Chúa Tiên, Liễu Hạnh đi vào các điện, phủ trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt.

Càng về phía nam, người dân Việt Nam tiến càng góp thêm các thần địa phương nơi họ đến vào hệ thống thần linh vốn có của mình. Hệ thống thần biển với tiêu biểu là thần Cá Ông Long vương rồi trở nên đồng dạng với bà Thiên phi, Thiên hậu của lưu dân Trung Hoa mà ta thấy hiện nay còn phổ biến trong các đền thờ ở miền Trung nam Bộ.

-> Trước kia một số lớn thần linh thường được đánh giá là phản ánh những tư tưởng mê muội và lạc hậu thời phong kiến nhưng hiện nay lại có tình trạng có khi lại nhìn nhận theo lối ngược lại, cố đi tìm lai lịch các vị nhiên thần hay nhân thần theo hướng là những nhân vật đã có công dựng nước và giữ nước, như trong việc vận động xếp hạng các di tích gắn với tín ngưỡng. Thực ra, lí lịch các vị thần bản địa tối cổ được triều Lê Trung Hưng sắc phong theo nhãn quan Nho giáo. Ví dụ các thần giao long, thuồng luồng, thần hòn đá, thần gốc cây

đã được biến hoá trở thành không phải là tướng của Vua Hùng thì cũng là tưởng của Hai Bà Trưng. Cách làm như vậy, vô tình đã được lặp ỉệi trong tâm thức nhiều học giả ngày nay muốn kiếm tìm tinh thần dân tộc được lưu lại từ xưa trong tín ngưỡng truyền thống.

1.2. Các tôn giáo chính ở Việt Nam

1.2.1. Nho giáo

Nho giáo sơ kỳ là một hệ thống tư tưởng chính trị xã hội. Đến thời Hán, Nho giáo đã được Đổng Trọng Thư thần bí hoá bằng việc đưa yếu tố mệnh trời, thuyết thiên nhân tương dữ vào học thuyết này để giải thích sự hưng vong, thành bại của các triều đại, đồng nhất vương quyền với thần quyền. Từ đó Nho giáo bên cạnh tính cách một học thuyết chính trị xã hội còn mang tính cách tôn giáo với các nghi lễ thờ trời đất: Lễ Te đàn Nam Giao, Thần Xã Tắc, cách đoán tượng trời đất, điềm lành điềm dữ để đoán mệnh trời.

1.2.2. Đạo giáo

Đạo giáo thần tiên, đạo giáo phù thuỷ chủ trương tu tiên, luyện đan, luyện thuốc trường sinh, cầu đảo, bùa chú để đạt được sự bất tử hay các mục đích nhân sinh cá nhân khác. Tương truyền Cát Hồng, Cao Biền là những Đạo gia có tài xuất quỷ nhập thần đã tới Việt Nam từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Hiện nay vẫn còn một số đền Bích Câu, Quán Thánh, Đền Ngọc Sơn là các cơ sở hoạt động của Đạo giáo ở Thăng Long xưa.

1.2.3. Phật giáo

– Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm theo hai hướng: Từ Ấn Độ sang và từ Trung Quốc tới. Tới Việt Nam, Phật giáo đã được dân gian hoá thành Phật giáo dân gian với trung tâm Luy Lâu ở Bắc Ninh nổi tiếng với những chùa bà Dâu, Bà Đậu, bà Giàn.

– Phật giáo ở Giao Chỉ từ thời kỳ đầu công nguyên gồm hai đại diện là Mâu Tử với tác phẩm Lý hoặc luận và Khương Tăng Hội.

– Sang thế kỷ thứ VI dòng thiền đầu tiên do nhà sư Tì ni đa lưu chi tới Việt Nam xây dựng nên. Dòng thiền này chịu ảnh hưởng của ba cuốn kinh là kinh Lăng Già, Tượng Đầu Tinh xá mang tư tưởng thiền và Phương Quảng tổng trì mang tư tưởng mật giáo. Dòng Tì ni đa lưu chi là sự kết hợp tư tưởng thiền và mật, là dòng thiền có tính chất thần bí. Dòng tì ni đa lưu chi quan niệm bản chất của thế giới và con người là “tâm”, là cái không thay đổi theo thời gian và không gian. Chủ trương nắm được tâm ấn mới hiểu được tâm và giác ngộ chân lý “nhất thiết duy tâm tạo”, từ đó họ chú trọng tu tâm để đạt được chân lý. Dòng Tì ni đa lưu chi truyền được 19 thế hệ, tồn tại tới thế kỷ thứ XIII.

–  Dòng Vô Ngôn Thông là dòng thiền thứ 2 do thiền sư Vô Ngôn Thông thuộc phái Nam Tông Trung Quốc truyền vào Việt Nam ở thế kỷ thứ IX. Dòng thiền này chủ trương không dùng ngôn ngữ, văn tự truyền đạo mà dùng tâm truyền tâm thông qua con mắt nhà Phật “pháp nhãn”. Tâm đó được gọi là diệu tâm. thiền Vô Ngôn Thông chủ trương giác ngộ ngay tức khác “đốn ngộ”. Dòng thiền này truyền được 17 đời tới thời Trần thì chấm dứt. Dưới thời Lý hai dòng thiền Tì ni đa lưu chi và Vô Ngôn Thông được triều đình nâng đỡ và rất phát triển

– Sang thời Trần, nhu cầu thống nhất Phật giáo thành một giáo hội duy nhất dưới sự bảo trợ của triều đình để tăng cường sức mạnh tập quyền cho nhà nước Đại Việt đã được các vị vua Trần ý thức rất rõ ràng và thực hiện thành công với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Nhưng trước Trúc Lâm, Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của triều Trần đã là người đặt nền móng cả về mặt giáo lý và tu tập cho thiền học triều Trần.

Trần Thái Tông (1218-1277) tên thật là Trần Cảnh, vị vua mở nghiệp nhà Trần. Ông lên ngôi năm 1225. Năm 1258, ông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến thắng quân Mông cổ xâm lược, bảo vệ đất nước độc lập, hoà bình. Dưới triều đại ông cai trị, cả “chính trị, văn hoá, tôn giáo đều cực thịnh. Chính ông cũng chuyên tâm nghiên cứu Phật học, sùng mộ đạo Phật nhưng không xem thường các trường phái khác. Học thuật nước nhà do đó phát triển”. Ông đỡ đầu việc phát triển Phật giáo Việt Nam khiến cho Thiền học phát triển rực rỡ. Dưới ảnh hưởng của ông, Phật giáo Thiền tông không chỉ tạo nên những giá trị tinh thần độc đáo trong sự phát triển đời sống văn hoá-tôn giáo Đại Việt thế kỷ XIII-XIV mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ đất nước chống quân Nguyên Mông, xây dựng nền hoà bình, thịnh vượng của triều Trần. Hơn nữa, tư tưởng thiền cuả Trần Thái Tông là một nền tảng lý luận quan trọng để dòng Thiền Trúc Lâm-thành tựu rực rỡ nhất của Phật giáo thời Trần- hình thành và phát triển, đã góp phần tích cực tạo dựng nên một tinh thần Đông A độc nhất vô nhị trong lịch sử tư tưởng dân tộc.

Dòng thiền Trúc Lâm được vua Trần Nhân Tông sáng lập trên cơ sở Thiền học thời Lý và dựa trên những giáo lý và tu tập căn bản của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tư tưởng thiền của Trần Nhân Tông đã tiếp tục thể hiện sự dung hoà Nho- Phật. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã có ý tưởng dung hoà phần nào một số nguyên lý đạo đức căn bản của Nho giáo vào triết lý Thiền của ông và đó chính là một trong những nét đặc sắc làm nên tinh thần nhập thế tuyệt vời của thiền phái Trúc Lâm. Tuyên ngôn “cư trần lạc đạo’ của Trần Nhân Tông đã trở thành phương châm triết học tôn giáo đặc sắc nhất của thiền phái Trúc Lâm.

Khi tuyên bố sống trong cõi bụi, Phật hoàng đã đưa ra thông điệp thừa nhận sự tồn tại thân xác phải tuân thủ những luật của cõi trần. Những luật ấy, sự tồn tại thân xác ấy, cõi trần ấy theo quan niệm Phật học tuy là giả cảnh, giả tướng, không phải là sự tồn tại chân thực, chỉ là một chặng trong luân hồi, nhưng lại là một giai đoạn không thể rút gọn, bỏ qua, mà trái lại, chính là giai đoạn để giác ngộ chân lý, tu dưỡng, rèn luyện theo đạo nhằm cải biến nghiệp (dù trong tư tưởng và văn bản, Trần Nhân Tông không chú trọng nhiều về vấn đề nghiệp).

Tuân thủ mọi nguyên lý tối cao của Phật giáo về lẽ sinh diệt, về sự vô thường, về luật nhân quả, về nghiệp, về con đường giải thoát. Nhưng, khác với những Phật phái khác, Phật hoàng tập trung vào hiện tại, lấy hiện tại, khi con người mắc lại ở cõi trần, làm căn bản giải quyết mối tương quan cõi đời- con người- đạo. Như vậy, con người, kẻ tu hành chấp nhận thực tại như một giả tướng, nhưng không xa lánh, không trốn tránh, không phủ nhận, mà hơn nữa, chấp nhận sống trong thực tại – giả tướng- với những luật của giả tướng một cách nhẹ nhõm, an nhàn, tự do bởi sự ngộ đạo, bởi tuệ nhãn đã được khai mở “Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm. Muôn nghiệp lắng, an nhàn thể tính” với những luật sinh học, những luật xã hội đương nhiên cơ bản của kiếp nhân sinh, của cõi giả tướng. Những luật này trong cõi giả tướng được nhận thức như những vấn đề mà nhà tu hành, bằng sự ngộ đạo, bằng giác ngộ chân lý Phật giáo chấp nhận cải biến để vượt qua bằng các phương pháp tu tập theo đường lối thiền. Khi con người đã ngộ được lẽ đạo, thế ứng xử của nhà tu hành đã chuyển sang một chất mới, một tâm thế mới.

Lẽ đạo đó được Phật hoàng tập trung chủ yếu vào các khái niệm “chân như”, “bát nhã”, “Phật là lòng”, “Bụt chính ỉà ta”. Phật chính là chân như, là thể tính, là thực thể, là sự tồn tại chân thực không bao giờ thay đổi, vượt trên mọi sự biến hoá vô thường của thế giới hiện tượng. Phật chính là tâm, là lòng, là tinh thần bát nhã trong mỗi người. Với sự giác ngộ chân lý bản thể Phật là lòng, Phật tại tâm, Trần Nhân Tông đã gạt bỏ những yếu tố tôn giáo thần bí về một thế giới Tây phương cực lạc bên ngoài con người, gạt bỏ những ngộ nhận về một Phật tổ thần thánh có mọi quyền uy ban phúc giáng hoạ như những thánh thần trong não trạng dân chúng, gạt bỏ tính chất huyền bí trong quan niệm về Phật tổ. Thay vào đó, Trúc Lâm Đại đầu đem lại tính minh triết, duy tâm cho quan nỉệm về Phật, về trạng thái bát nhã, ngộ đạo. Phật chính là sự tồn tại chân thực, vĩnh cửu, nhưng không phải là huyền bí. Trong lòng mỗi người đều có Phật tính. Nếu giác ngộ, Phật tính đó sẽ triển nở một trạng thái ngộ đạo, tạo lập một thế giới tĩnh lặng, an lạc, minh triết với những giá trị vĩnh hằng như con người thường hình dung về Niết bàn cực lạc. Bằng quan niệm về Phật như vậy, Phật hoàng mở ra con đường tu tập đưa tới sự giác ngộ chân lý Phật không phải tìm kiếm xa xôi ở đâu ngoài chính sự tu tập của mỗi con người và không phải đợi kiếp sau mới có thể đạt được sự giải thoát mà có thể đạt được ngay tại cõi trần này khi gắn chặt giác ngộ “Bụt ở cung nhà, chẳng phải tìm xa. Nhân khuya bản nên ta tìm Bụt, đến cốc hay Bụt chính là ta”.
Với bản thể luận duy tâm minh triết lạc quan như trên, Phật hoàng Trần Nhân Tông, một mặt, tuân thủ nghiêm ngặt những chân lý Phật giáo uyên nguyên, mặt khác, xác tín một hướng tu tập giải thoát hiện thực đặc trưng của Thiền học mang phong cách riêng của Việt Nam: “Cư trần lạc đạo”. Vui với đạo là một tâm thế hành đạo, tu tập, cũng là tinh thần tu tập an nhiên, thuận theo lẽ đạo đã được giác ngộ, không câu chấp, không gượng ép, cũng là quá trình tu tập được xác lập bởi ngộ đạo, theo những khía cạnh sau:

– Tuân thủ những phương pháp tu tập của Phật học Thiền tông để kiểm soát, điều hoà, chế ngự lục căn, lục tặc, tam độc bằng sự giác ngộ, bằng nhận thức tuệ nhãn, bàng con đường thuận theo chân tính trong thế giới trần ai. Đạo nhân, nghĩa, hiếu, trung của cõi bụi là những nguyên lý căn bản nhất của nền đức trị Nho giáo đã được Phật hoàng coi là một số trong những nguyên lý tu tập, thực hành của Thiền phái Trúc Lâm. Đây chính là điểm dung hoà đặc sắc giữa hành Thiền Trúc Lâm và Nho học, tạo nên cơ sở, điều kiện để Thiền giả thực hành phương châm “cư trần lạc đạo” mang tính thiền phóng khoáng mà đầy trách nhiệm cuộc đời có một không hai của Thiền phái Trúc Lâm.

– Quán thông chân lý Phật là lòng, đạt tới cảnh giới vô tâm là đạt đạo, ngộ đạo, khi đó không còn chấp ngã, chấp không, người đắc đạo đạt được chân lý tuyệt đối, con người đắc đạo tự do lồng lộng không còn vướng bận bất cứ hình thức biểu tả thế giới nào, đó chính là giải thoát của Thiền phái Trúc Lâm ngay tại cõi trần: “Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền”. Phật giáo Thiền tông phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong những thế kỷ đầu độc lập sau thời kỳ Bắc thuộc. Tuy nhiên, Thiền tông nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung là sự kết hợp của ba tông phái Phật giáo cơ bản là Thiền – Tịnh – Mật. Sự kết hợp đan xen, không mâu thuẫn nhau của 3 tông phái Phật giáo 

này với sự nổi trội của Thiền tông làm nên đặc điểm của Phật giáo Việt Nam. Ngoài 3 dòng Thiền nêu trên, về sau còn có các dòng Thiền Quán Bích, Tào Động, Lâm Tế là các nhánh thiền học từ Trung Quốc truyền sang nhưng các nhánh này phát triển mạnh ở các vùng phía nam đất nước và kinh đô Huế hơn là ngoài Bắc.

1.2.4. Công giáo

Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, được truyền vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI với sự ghi chép sớm nhất trong chính sử triều Nguyễn là 1533. Nơi Công giáo được du nhập vào sớm nhất là các vùng dân cư ở các cửa biển Việt Nam. Lý giải về điều này, nhiều học giả cho rằng dân cư ở các vùng cửa biển thường là dân chài và những người sống trên sông nước, ít có sự gắn kết cộng đồng chặt chẽ theo Nho giáo như các cộng đồng cư dân nông nghiệp. Vì thế, họ dễ tiếp thu các giáo lý của một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với truyền thống các cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng. Sự xa cách về địa lý và quản lý với chính quyền trung ương, sự trống vắng về mặt tâm linh của người dân vùng sông nước là những điều kiện tốt để Công giáo bén rễ nhanh chóng trong các cộng đồng cư dân này. Từ những vùng cửa sông, cửa biển, Công giáo lan toả dần, đi sâu dần vào nội địa. Tuy nhiên, Công giáo chính thức được thừa nhận truyền bá vào Việt Nam vào thế kỷ XVII với những hoạt động của tu sĩ dòng Tên ở Đàng Trong năm 1615, ở Đàng Ngoài năm 1627.

Lịch sử truyền bá Công giáo chứng kiến nhiều cuộc phản kháng của chính quyền sở tại đối với những tín điều Kitô giáo nhằm ngăn cản ảnh hưởng của tôn giáo này trong cộng đồng tộc Việt về văn hoá và tôn giáo. Ngay từ đầu, Công giáo đã vấp phải rào cản của chính quyền sở tại bởi giáo lý, giáo luật Công giáo đưa tới những khác

biệt quá lớn về nghi lễ với người Việt. Ví dụ, năm 1628 sắc chỉ cấm đạo của Trịnh Tráng cấm người Công giáo không đeo thánh giá, tràng hạt và treo ảnh tượng trong nhà, coi Công giáo là đạo man rợ xoá bỏ trong lòng người những tình cảm mà thiên nhiên đã in đậm trong tâm hồn mọi người khi phạm tội không săn sóc, không tôn kính vong hồn cha mẹ đã qua đời. Càng về sau những chỉ dụ cấm đạo càng khắt khe. Minh Mệnh với xu hướng độc tôn uy quyền của nhà vua, Tự Đức khi nguy cơ Việt Nam bị xâm lược, càng cấm đạo gắt gao. Nhưng cả thời Minh Mạng và Tự Đức, Công giáo vẫn phát triển, trở thành tôn giáo lớn thứ hai ở Việt Nam sau Phật giáo, có ảnh hưởng lớn tới các lĩnh vực đời sống xã hội và tinh thần, văn hoá Việt Nam.

Mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam thường tốt đẹp. Với Công giáo, mối quan hệ này ngay từ đầu đã khó khăn, phức tạp vì những khác biệt giữa tín điều Kitô giáo với văn hoá truyền thống Việt Nam, sau gần 500 năm truyền giáo trải qua nhiều thăng trầm và cả hiện nay mối quan hệ này vẫn cần nỗ lực từ nhiều phía để có thể bình thường hoá. Ngoài các tôn giáo, tín ngưỡng đã nêu trên, hiện trên lãnh thổ Việt Nam còn nhiều loại tôn giáo khác như Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, Hoà Hảo cùng chia sẻ đời sống tâm linh người Việt. Ta thấy nổi lên một số đặc thù căn bản của tôn giáo Việt Nam là:

– Tôn giáo Việt Nam nhìn chung phát triển về hành vi, tín ngưỡng, ít phát triển về mặt lý luận.

– Cấu trúc và sự bố trí thờ tự ở các chùa, đền mang tính pha tạp, ngoài Phật còn có sự hiện diện đông đảo các thần khác.

– Yếu tố tam giáo đồng nguyên cùng tồn tại và bổ sung cho nhau.

– Người Việt Nam không cuồng tín đối với một tôn giáo nào.

– Xu hướng tín ngưỡng thờ thần (vật linh giáo) vẫn tồn tại và phát triển.

2. Sự cần thiết phải xây dựng ngành Triết học tôn giáo

Triết học tôn giáo (Philosophy of religion) được hiểu như một ngành thuộc triết học chuyên nghiên cún về các hiện tượng tôn giáo, các giá trị tôn giáo, lấy các giá trị triết học trong tôn giáo làm đối tượng, sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội- nhân văn, nhằm phát hiện những quy luật vận động của các giá trị triết học tôn giáo làm nên sức sống của tôn giáo đó. Triết học tôn giáo là khác với tôn giáo học và khác với thần học ở phương pháp, đối tượng và mục đích nghiên cứu. Thực tiễn đa tôn giáo phong phú ở Việt Nam với những đặc thù tư tưởng tôn giáo như trên đã đề cập cho thấy nhu cầu phải xây dựng ngành triết học tôn giáo là hết sức cấp thiết nhằm mục đích:

– Triết học tôn giáo góp phần làm sáng tỏ những nguyên tắc phát triển dân tộc và văn hóa Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đa văn hoá dân tộc. Cây văn hoá, tôn giáo Việt Nam ngày càng nhiều cành lá xum xuê trên cái thân gốc là tam giáo Nho-Đạo-Phật và tín ngưỡng bản địa, nhờ nguồn nhựa sống là truyền thống dung hoà. Dung hoà như một nguyên tắc sống, một triết lý sống của người Việt Nam từ xưa tới nay, gồm các nội dung hoà họp với tự nhiên, dung hoà với xã hội, dung hòa về mặt văn hoá, tư tưởng, tôn giáo theo nguyên tắc “không từ chối”, tiếp thu các thuyết Nho, Đạo, Phật, Công giáo, Tin lành tiếp thu nhiều tư tưởng của cả phương Đông, phương Tây; dung hoà với con người theo nguyên tắc dĩ hoà vi quý, lưỡng trị, điều hoà quyền lợi.

Nguyên tắc dung hòa trải qua quá trình lịch sử lâu dài ngày càng chứng tỏ là một nguyên tắc hiệu quả cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt. Suốt quá trình lịch sử, các tôn giáo cũ và mới như tôn giáo dân gian, Phật giáo, Công giáo, đạo Cao Đài, Hoà Hảo đều phát triển, các triết thuyết phương Tây đương đại như triết học Mác, phân tâm học, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện sinh, v.v… du nhập vào Việt Nam, tạo nên một diện

mạo mới mẻ, đầy sức sống trong đời sống tinh thần Việt. Truyền thống dung hoà được coi trọng nhưng không phải lúc nào cũng được áp dụng trong thực tế. Ở những thời điểm truyền thống này không được ứng dụng đã tạo ra những khoảng trống tâm linh, thiếu một bệ đỡ tâm linh và do sự xa lạ với truyền thống dung hoà của dân tộc. Những biểu hiện này tiềm ẩn một cuộc khủng hoảng hệ giá trị văn hoá, tư tưởng mà không thể ngày một ngày hai có thể giải quyết và cũng không thể giải quyết được đơn thuần trên phương diện tư tưởng, văn hóa. Ở đây, tôn giáo, đặc biệt là triết học tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng niềm tin bằng cách từng bước trở về với truyền thống dung hoà văn hoá-tôn giáo của dân tộc nhàm tạo nên sức mạnh ngày càng tăng, mang lại sự hồi sinh cho các nền văn hoá phỉ phượng Tây,130 trong đó có Việt Nam. Thực tiễn văn hoá Việt Nam hơn 2000 năm cho thấy, thực thể văn hoá Việt được xây dựng và khẳng định thông qua việc sử dụng nguyên tắc dung hoà. Vì vậy, cho dù trong bối cảnh nào, việc kế thừa truyền thống dung hoà văn hoá và tôn giáo của người Việt trên tinh thần thấu hiểu triết học tôn giáo của dân tộc chính là chiếc chìa khoá vàng để nền văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển.

– Cùng với các hệ giá trị tinh thần khác, triết học tôn giáo phát hiện, củng cố và xây dựng hệ chuẩn cho sự trường tồn của văn hóa- tôn giáo-triết học Việt, vấn đề hàng đầu và xuyên suốt của tư tưởng triêt học Việt Nam là Yấn đề sinh tồn của cộhg đồng, của dân tộc. Dung hỏa văn hóa- tôn giáo là nguyên tắc triết học tôn giáo số một của Việt Nam, được củng cố qua lịch sử tư tưởng tôn giáo, trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Việt Nam. vấn đề sinh tồn của cộng đồng, của dân tộc ngay từ khởi thuỷ đã được đặt ra và mang tính thực

tiễn. Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ sơ khởi của lịch sử dân tộc \ à xuyên suốt lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Việc giải quyết vấn đề cơ bản này của triết học Việt Nam qua mỗi thời kỳ đã làm nên đặc trưng tư duy triết học của Việt Nam và quy định sự hình thành các tư tưởng về cộng đồng, về dân tộc, về chính trị xã hội, về đạo đức và đặc biệt là về tôn giáo. Tất cả các tư tưởng đó đều lấy giá trị chuẩn là sự tồn tại của dân tộc Việt. Bất cứ hệ tư tưởng, tôn giáo nào có lợi cho sự tồn tại của dân tộc đều được tiếp thu, thừa nhận và đề cao.

Hệ thống thần linh nhiên thần và nhân thần tượng trưng cho linh khí núi sông, bao gồm cả các vị thần của người Trung Hoa và các vị thần địa phương trên con đường nam tiến có mặt trong thần điện của người Việt đã cho chúng ta một sự giải mã hệ giá trị của người Việt: Bất cứ ai, bất cứ điều gì là hữu ích, là có lợi cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Việt đều được chấp nhận và được đánh giá cao. Chính ý thức bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng đã trở thành hệ chuẩn sàng lọc những giá trị triết học tôn giáo cần tiếp thu vào thực thể tinh thần dân tộc Việt và tạo nên một đặc trưng cho phong cách tư duy Việt: sự hỗn dung các giá trị trong một tổng thể tư duy Việt lấy lợi ích tồn tại của cộng đồng làm hệ chuẩn. Lịch sử tư tưởng tôn giáo Việt Nam đã tuân thủ quy luật này và cùng với các lực lượng chính trị góp phần làm nên một dân tộc Việt Nam đa văn hóa, đa tôn giáo, giàu sức mạnh thay đổi và phát triển.

Kết luận

Lịch sử tư tưởng tôn giáo Việt Nam đã chứng thực vai trò của tôn giáo trong đời sống tinh thần dân tộc. Để phát huy những công năng tích cực của tôn giáo trong đời sống hiện đại của dân tộc, hướng tới một nền văn hóa giàu bản sắc phát triển đa dạng thì ừên phương diện học thuật, việc xây dựng ngành triết học tôn giáo, như một khoa học về các giá trị triết học của tôn giáo là hết sức cần thiết.

Xem thêm Mấy khía cạnh triết lý về con người

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận