Nghị luận về một tư tưởng đạo lí – Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý và làm văn THCS

Đang tải...

Hướng dẫn lập dàn ý và làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Ngoài các yêu cầu chung đối với một bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

Dàn bài chung:

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

– Thân bài:

+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

– Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

Chú ý: Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

Đề 1: Hãy chứng minh tính đứng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Hướng dẫn lập dàn ý: Bản chất của tục ngữ là thường đưa ra các bài học đạo đức, bài học về cách ứng xử của cá nhân trước cộng động và xã hội. Bài thuyết minh này có tính chất khuyên răn, dạy bảo con người ta có đức tính kiên trì, nhẫn nại. Có ý thức tứ lực trong cuộc sống.

Sau khi giải thích ngắn gọn về câu tục ngữ: nghĩa đen và nghĩa bóng, người viết cần chứng minh vân đề cần bàn luận bằng các dẫn chứng mà mình đã gặp trong đời sông hàng ngày, cần lưu ý trong việc lựa chọn và sử dụng dẫn chứng, nếu dẫn chứng đó được nhiều người biết thì mức độ tin cậy càng cao.

Mở bài: Trong cuộc sống, khi làm bất cứ việc gì muôn đạt được kết quả tốt thì phải kiên trì, nhẫn nại.

Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ ngắn gọn mà mang tính triết lí sâu sắc: “Có công mài sất, có ngày nên kim”.

Thân bài:

a. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:

* Chiếc kim là một vật dụng quen thuộc trong đời sông hàng ngày, được làm từ sắt, hình dáng nhỏ bé, đơn sơ dùng để may mặc. Để làm được chiếc kim đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và kiên trì (nghĩa đen).

* Bài học khuyên răn con người, muôn đạt được thành công trong cuộc sông cần phải có lòng kiên trì, sự kiên nhẫn, bền bỉ (nghĩa bóng).

b. Dẫn chứng dùng để chứng minh:

– Trong cuộc sông.

– Trong lớp học.

– Trong bản thân cá nhân.

Kết bài

Khẳng định câu tục ngữ có từ lâu đời nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị.

Trong hoàn cảnh nào, dù có khó khăn đến đâu con người vẫn cần rèn luyện cho mình đức tính kiên trì nhẫn nại, có như vậy công việc và mục đích của ta mới thành công.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

    “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”.

(Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn lập dàn ý: Câu nói của Bác muôn nhắc nhở mọi người: khi làm bất cứ một việc gì cũng cần tận tâm gắng sức, lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ sẽ làm được mọi việc.

Để chứng minh tính đúng đắn đã trở thành chân lí của câu tục ngữ cần chú ý lấy các dẫn chứng từ thực tế. Các tấm gương học sinh nghèo vượt khó mà em biết. Có thể lấy tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trong việc dùng chân viết chữ, vượt lên số phận tật nguyền…

Mở bài

Trong cuộc sống, khi bạn muốn làm một việc gì dù có khó khăn tới đâu thì cũng phải gắng sức, có lòng quyết tâm sắt đá và ý chí mạnh mẽ.

Thân bài

* Giải thích câu thơ của Bác theo ý hiểu của em.

* Một số dẫn chứng để chứng minh cho chân lí trên mà em bắt gặp từ đời sống, trong trường học, trong xã hội mà em từng chứng kiến.

Kết luận

Chân lí của Bác Hồ qua câu nói trên hoàn toàn đúng, mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình sự cô” gắng, lòng quyết tâm sắt đá, ý chí mạnh mẽ khi làm bất cứ một công việc gì.

Đề 3: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn” .

Hướng dẫn lập dàn ý: Câu tục ngữ này muôn dạy bảo con người ta một bài học đạo đức. Sông cần phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Những biểu hiện của lẽ sống này luôn được duy trì và phát huy trong mọi thời đại, đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị.

Mở bài

– Từ xưa đên nay, tư tưởng nhân nghĩa đạo đức luôn được coi trọng.

– Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, đạo lí đó vẫn được nhân dân ta nhắc nhau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn”.

Thân bài

– Câu tục ngữ nhắc nhở con người, có được cuộc sống tốt đẹp ấm no hạnh phúc như hôm nay cần nhớ ơn những người đã tạo dựng ra thành quả cho mình.

– Từ mấy nghìn năm nay nhân dân ta vẫn sông theo truyền thông đạo đức đó. Những biểu hiện của truyền thông nhân nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau trong nếp sinh hoạt gia đình, trong các hoạt động xã hội, trong các phong trào nhớ ơn những người đã ngã xuống vì độc lập lập tự do của tổ quốc.

– Đưa dẫn chứng về những việc làm tri ân của Đảng, Nhà nước, Tổ chức xã hội, cá nhân với các anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các thầy cô giáo…

– Trải qua bao biến đổi thăng trầm của thời gian và lịch sử, các thế hệ sau không chỉ biết hưởng thụ mà còn phải giữ gìn, phát huy những thành quả mà thế hệ trước đã tạo dựng được.

Kết bài

Mỗi việc làm, mỗi hành động đền ơn đáp nghĩa đối với công lao của những người đã tạo dựng thành quả cho mình là một nghĩa cử cao đẹp trong mọi thời đại vẫn còn nguyên giá trị.

Đề 4: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.

Hướng dẫn lập dần ý: Đề bài yêu cầu suy nghĩ và bàn luận về một vấn đề đạo đức, tính cách của con người. Thực tế cho thấy, bất cứ nơi nào chúng ta cũng bắt gặp những tính cách này, ý kiến của em về hai đức tính này ra sao. cần sử dụng dẫn chứng cụ thể, lí lẽ thuyết phục người đọc và người nghe.

Mở bài

– Tranh giành và nhường nhịn là hai đức tính trái ngược nhau của con người.

– Ngay từ khi còn bé, cha mẹ luôn dạy chúng ta phải biết nhường nhịn, không được tranh giành với người khác về bất cứ một đồ vật gì.

Thân bài

– Khi nào con người tranh giành nhau? Em thấy tính cách xấu này xảy ra ở đâu? Quan điểm cúa em về điều đó.

– Những người nào thường hay nhường nhịn em? Ai dạy em phải biết nhường nhịn người khác?

– Trong đời sống hiện nay, hai đức tính tranh giành và nhường nhịn cho em những suy nghĩ gì?

Kết bài

Những nhận thức và suy nghĩ của em về hai đức tính này, bài học em rút ra cho bản thân mình.

Đề 5:

“Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

Hướng dẫn lập dàn ý: Truyền thông yêu nước tương thân, tương ái là một truyền thông quý báu của dân tộc ta. Cha ông luôn răn dạy con cháu sông phải có nhân nghĩa đạo đức, yêu thương giúp đỡ nhau mỗi khi khó khăn hoạn nạn.

Mở bài

Tinh thần đoàn kết là truyền thông quý báu của dân tộc. Mỗi khi có giặc ngoại xâm hay có khó khăn hoạn nạn, tinh thần ấy lại là sức mạnh vô địch, đưa người gần người hơn.

Ông cha ta đã giáo dục các thế hệ con cháu bằng một câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giả gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Thân bài

Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: Câu ca dao có hai lớp nghĩa

– Nghĩa đen: Mượn hình ảnh của tấm vải nhiễu (một loại vải quý dệt từ tơ, sau đó dùng để phủ lên chiếc gương cho khỏi bụi).

– Nghĩa bóng: Chỉ sự đùm bọc, cưu mang, che chở, đoàn két gắn bó với nhau của nhân dân trong cộng đồng.

Câu ca dao là lời khuyên nhủ thâu tình đạt lí, trải qua thời gian nhưng đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Các dẫn chứng từ thực tế mà em gặp: trong một làng, xóm. Mỗi khi nhà ai có khó khăn hoạn nạn thì mọi người đều cùng nhau giúp đỡ nhau. Đặc biệt các phong trào ủng hộ người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ người tàn tật… luôn được nhân dân ta hưởng ứng.

Kết bài

– Mỗi người sống trong cùng một cộng đồng, cần có tình đoàn kết gắn bó, chia sẻ khó khăn hoạn nạn vươn lên xây dựng cộng đồng vững mạnh.

– Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần giữ vững và phát huy truyền thông tương thân tương ái.

Đề 6: Giải thích nghĩa của câu ca dao:

“Cá không ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”.

Hướng dẫn lập dàn ý: Đề bài yêu cầu giải thích và bàn bạc về câu tục ngữ, những nội dung của câu,tục ngữ là lấy từ một thực tế cụ thể, Từ trước tới nay, cha mẹ 1 uốn ràn dạy con phải lễ phép, nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ.

Giải thích câu ca dao: Từ “ăn” trong câu không có nghĩa là ăn uông, nó diễn đạt việc cha ông ta dùng muôi ướp cá để tươi lâu. Nêu cá ướp muôi thì cá tươi được lâu, con mà vâng lời cha mẹ thì con được nên người.

Trong cuộc sông thực tế, xã hội càng phát triển thì những giá trị của đời sống, những vấn đề mới mẻ đòi hỏi cha mẹ không thể tiếp cận giải quyết một cách dễ dàng. Mỗi thời đại, chân lí đó có biểu hiện khác nhau.

Mở bài

Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng cao cả. Từ xưa tới nay, cha ông ta luôn răn con người sống phải có đạo đức

Trong gia đình, con cái phải nghe lời bố mẹ thì mới đúng đạo lí ở đời.

Thân bài

– Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: nghĩa đen nói về việc ướp cá và nghĩa bóng khuyên con cái phải biết vâng lời cha mẹ.

– Con cái phải kính trọng và vâng lời cha mẹ.

– Quan niệm trước đây và ngày nay có gì khác nhau.

– Thực tế câu ca dao cho em những bài học gì? Dẫn chứng cụ thể.

Kết bài

Câu tục ngữ là lời dạy bảo đúng đắn, có ý nghĩa đúng đắn trong mọi thời dại. Mọi người phải giữ đạo làm con, lắng nghe những lời chỉ bảo của cha mẹ.

Xem thêm Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý và làm văn THCS tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận