Kỹ Năng Viết Đoạn Văn Nghị Luận Đạt Điểm Tuyệt Đối

Đang tải...

Để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận đạt điểm tuyệt đối, trước hết, chúng ta cần nắm chắc kiến thức về văn nghị luận và cách biết đoạn văn nghị luận. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

A. Lí thuyết

1. Văn nghị luận: là văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó.

2. Đặc điểm văn nghị luận:

a. Luận điểm:

–  Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết.

– Hình thức: câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

– Vai trò:  là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài văn, là linh hồn của bài văn nghị luận, nó thống nhất các đoạn văn thành 1 khối.

–  Yêu cầu:

+ Hình thức: ngắn gọn, sáng rõ ý, dễ hiểu.

+ Nội dung: Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

–  Lưu ý: Một bài văn nghị luận có thể có 1 luận điểm chính và các  luận điểm phụ.

+ Luận điểm chính: Thường nằm ở phần Mở bài

+ Luận điểm phụ: ở phần Thân bài. Mỗi luận điểm phụ thường được thể hiện bằng đoạn văn

b. Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở đề thuyết phục luận điểm

– Lí lẽ: là lời văn giải thích, phân tích rõ ràng, sắc bén, thấu đáo

– Dẫn chứng: là những bằng chứng xác thực, tiêu biểu được mọi người thừa nhận

c. Lập luận

– Là cách sắp xếp luận cứ để dẫn tới luận điểm

– Là cách sắp xếp luận điểm phụ để thuyết phục luận điểm chính

Ví dụ: Chống nạn thất học

– Ý kiến: Chống nạn thất học, nâng cao dân trí.

Câu luận điểm: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.

+ Nguyên nhân chống nạn thất học: xuất phát từ thực trạng của đất nước

+ Mục đích chống nạn thất học: để xây dựng nước nhà.

+ Cách thực hiện việc chống nạn thất học: 3 luận cứ

  •        Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ
  •        Người chưa biết chữ phải cố gắng học
  •        Phụ nữ lại càng phải học

3. Đoạn văn nghị luận:

– Hình thức: Tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng

– Nội dung: thông thường: làm sáng tỏ luận điểm

– Cách trình bày:

+ Diễn dịch: Luận điểm ⇒ luận cứ 1 ⇒ luận cứ 2 … (Đánh giá)

+ Tổng phân hợp: Luận điểm ⇒ luận cứ 1 ⇒ luận cứ 2 ⇒ luận cứ 3 ⇒ luận điểm ⇒ kết luận

+ Quy nạp: Luận cứ 1 ⇒ luận cứ 2 ⇒ luận cứ 3 ⇒ luận điểm

4. Cách viết các đoạn văn nghị luận:

a. Cách 1: Viết đoạn văn nghị luận có câu nêu luận điểm đứng đầu đoạn văn (đoạn văn diễn dịch)

Ví dụ: “Trăng trong thơ bác thật đẹp” (1). Đó là ánh trăng “lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” giữa rừng khuya Việt Bắc (2). Đó là ánh trăng lung linh trên sông nước mùa xuân (3). Đó là ánh trăng ngàn đầy con thuyền kháng chiến (4). Đó là ánh trăng làm đắm say, ngây ngất lòng người (5).

b. Cách 2: Viết đoạn văn nghị luận có câu nêu luận điểm đứng cuối đoạn văn (đoạn văn quy nạp). Nghĩa là các câu đầu đoạn dẫn dắt đi tới câu cuối đoạn là câu tóm lại ý chính, ý khái quát toàn diện

Ví dụ: Trăng giữ rừng khuya Việt Bắc là “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (1). Trăng trong đêm rằm tháng giêng là ánh trăng lung linh giữ sông nước mùa xuân (2). Là ánh trăng ngân đầy trên con thuyền kháng chiến (3). Là ánh trăng làm đắm say, ngây ngất lòng thi nhân (4). Quả thật, “trăng trong thơ Bác rất đẹp” (5).

c. Cách 3 Viết đoạn văn nghị luận theo cấu tạo tổng – phân – hợp (nghĩa là câu đầu nêu ý khái quát toàn đoạn; các câu tiếp làm rõ cho ý chính, triển khai ý chính; câu cuối khái quát lại, mở rộng, nâng cao)

Ví dụ: Rất nhiêu nhà phê bình đã từng nhận xét “Trăng trong thơ Bác rất đẹp” (1). Đọc bài thơ “Cảnh khuya” ta sẽ thấy rất rõ điều đó (2). Vì ta bắt gặp ở đây vẻ đẹp “Trăng lồng cổ thụ bống lồng hoa”, một vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính, vừa thực vừa ảo…(3) Và đây nữa, ta còn bắt gặp ánh trăng trong đêm nguyện tiêu (4). Một vầng trăng xuân lung linh trên sông nước mùa xuân (5). Một con thuyền ăm ắp ánh trăng xuân (6). Quả thật, “trăng trong thơ Bác rất đẹp” (7).

B. Luyện tập

Đề bài: Viết đoạn văn triển khai luận điểm: Ca dao than thân diễn tả xúc động số phận khổ đau của người lao động.

>> Xem thêm: Bài Nghị Luận Về Tác Phẩm Văn Học Bạn Đến Chơi Nhà

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận