Một số suy nghĩ về cách tiếp cận triết học trong nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo ở nước ta hiện nay – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Nghiên cứu và giảng dạy Tôn giáo

PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôn giáo là một hiện tượng đa chiều, bí ẩn và hấp dẫn. Từ xưa tới nay các học giả trong và ngoài nước đã có nhiều công trình lý giải về tôn giáo. Điều này dựa trên những nền tảng phương pháp triết học, lập trường, khuynh hướng lựa chọn giá trị khác nhau nên đã có nhiều cách hiểu về các quan hệ, phương diện, định nghĩa của tôn giáo rất khác nhau. Đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học ở nước ta, năm 1990 khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập bộ môn Tôn giáo học, tổ chức biên soạn chương trình giảng dạy tôn giáo cho sinh viên triết học và sinh viên không chuyên Triết ngành khoa học xã hội và nhân văn. Qua thực tế đó có thể rút ra một số suy nghĩ về cách tiếp cận trong nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học sau:

Một mặt, tôn giáo học là ngành học độc lập, nhưng mặt khác, do đặc thù của đối tượng môn học là các hiện tượng tôn giáo hết sức phong phú, đa dạng, đa chiều nên điều quan trọng là cần xác lập một quan niệm chung về đối tượng của môn học này là gì từ góc độ triết học. Chúng tôi hiểu rằng với tính cách là tri thức hình thành từ các tri thức mang tính chỉnh thể, hợp thể, nguyên thể ban đầu dần dần tách biệt phát triển lên trở thành một lĩnh vực tri thức tương đối độc lập từ cuối thế kỷ XIX, song mặt khác, do sự liên kết, liên đới chặt chẽ của hiện tượng tôn giáo

trong đời sống xã hội nên tri thức về nó trở thành tri thức tổng hợp liên ngành được hình thành gắn chặt với nội dung trung tâm là tri thức triết học phổ quát (hiện nay, triết học phổ quát bao gồm sự tích hợp cả tri thức triết học tự nhiên, triết học xã hội, triết học trong các khoa học cụ thể, lịch sử triết học theo nghĩa rộng). Đồng thời, đối tượng nghiên cứu của tôn giáo học còn là những vấn đề giao thoa giữa tri thức triết học với tri thức các khoa học cụ thể riêng biệt khác. Nhất là các khoa học xã hội và nhân văn. Bởi vậy, nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo trước tiên cần phải có sự khái quát từ góc độ triết học về đối tượng của tôn giáo học phân tích tìm ra các lớp quan hệ theo các lớp lang trình tự như chúng tồn tại trong thực tế. Muốn vậy, chúng tôi cần tiếp cận bằng các phương pháp triết học ỉà yêu cầu đầu tiên được đặt ra không thể bỏ qua.

Từ cách quan niệm như vậy, chúng tôi cho rằng tiếp cận tôn giáo học hiện đại cần được xác lập từ góc nhìn thế giới quan biện chứng nghiên cứu tôn giáo không chỉ như là một hình thái ý thức xã hội, một tiểu kiến trúc thượng tầng, mà còn là một hiện tượng xã hội mang tính văn hóa, đạo đức, lịch sử cụ thể. Hơn thế nữa, tiếp cận từ góc độ triết học về tôn giáo phải đi sâu vào các hiện tượng tôn giáo phân tích các biểu tượng, các phương diện chi tiết để từ đó khái quát chỉ ra nguồn gốc, bản chất, kết cấu, chức năng, vai trò, các giá trị của tôn giáo trong mối quan hệ tác động qua lại giữa tôn giáo với các lĩnh vực văn hoá xã hội khác trong tiến trình lịch sử.

Điểm đáng chú ý nữa là hiện nay đồng thời với xu hướng chung phát triển bùng nổ trong lĩnh vực tri thức, triết học, tôn giáo học, còn là sự bùng nổ các thành tựu phong phú trong các ngành khoa học cụ thể. Xuất hiện yêu cầu vận dụng các vấn đề triết học phổ quát để giải quyết những nguyên tấc nhận thức chung trong lĩnh vực tri thức cụ thể 

của từng lĩnh vực đó. Với tư cách là một khoa học hiện đại có tính liên ngành, tôn giáo học tất yếu đặt ra yêu cầu cần thiết các nhà nghiên cứu, những người giảng dạy cần bổ sung tiếp thu vận dụng kế thừa những thành tựu của tất cả các lĩnh vực khoa học cụ thể. Đồng thời, ta cần nỗ lực tìm tòi để đưa ra các tri thức bản chất nhất, chung nhất, xuyên suốt nhất trong lĩnh vực tri thức về tôn giáo. Như vậy tiếp cận triết học về tôn giáo không có tham vọng giải quyết, giải thích tất cả mọi hiện tượng tôn giáo, mà căn bản nhất, tôn giáo học chỉ có thể nắm bắt chỉ ra các mối quan hệ chung nhất, ổn định nhất, những vấn đề cốt lõi của lý luận và lịch sử các tôn giáo. Điều này còn có hàm nghĩa rằng là xuyên qua thẩm thấu các nội dung cơ bản nghiên cứu và giảng dạy triết học về tôn giáo ỉà sự quán xuyến của những tri thức triết học, chúng ta không thể lảng tránh hay bỏ nó qua một bên. Bởi vì ngay từ buổi đầu khi hình thành các khái niệm, phạm trù phổ biến làm nền tảng cho sự lý giải, hình thành các lý luận về tôn giáo thì chúng đã gắn bó như hình với bóng với các triết thuyết đương thời. Triết học và tôn giáo được người ta ví như “hai anh em sinh đôi”, lúc đồng thuận lúc đối nghịch song không thể tách rời. Cho tới nay trong các tri thức tôn giáo học những nội dung tri thức có tính chất triết học luôn luôn chiếm vị trí phổ quát, trung tâm so với các nội dung tri thức khác. Tuy rằng những tri thức từ các mảng, các phương diện của các lĩnh vực khác là hết sức cần thiết với tiếp cận triết học về tôn giáo nhưng nó chỉ là sự phân nhánh, sự mở rộng, bổ sung để làm sáng rõ, đầy đủ hơn về hiện tượng tôn giáo mà thôi, nhưng không thể tách biệt các tri thức này khỏi hạt nhân cách lý giải triết học. Nhờ bộ phận tri thức hạt nhân này – tri thức triết học về tôn giáo có thể đảm đương được chức năng phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn cụ thể khác: sử học, dân tộc học, nhân học, khảo cổ học, nghệ thuật học, ngôn 
ngữ học, luật học. Khi các khoa học cụ thể này phải lý giải các hiện tượng thuộc lĩnh vực của mình nhưng có gắn bó chặt chẽ với hiện tượng tôn giáo. Từ đây, xuất hiện các phân nhánh tri thức phân nhánh về tôn giáo: nhân học – tôn giáo học, ngôn ngữ học – tôn giáo học, tâm lý học – tôn giáo học, nghệ thuật học – tôn giáo học.

Do tôn giáo luôn luôn “hiện hữu” như một chỉnh thể với tính đa diện cho nên nếu chỉ tiếp cận hiện tượng tồn giáo từ góc độ khác nhau của mỗi khoa học riêng biệt cụ thể thì không thể đưa đến các tri thức toàn diện đầy đủ, chỉnh thể, có hệ thống để khôi phục nhận thức chỉnh thể như hiện tượng tôn giáo “vốn như vậy”. Để ngành tôn giáo học trở thành một khoa học độc lập, ngay từ đầu cần đặt ra yêu cầu có định hướng tiếp cận tri thức về khách thể là hiện tượng tôn giáo chỉnh thể tất yếu bắt buộc đi theo lối tiếp cận triết học là hiệu quả và tương thích hơn cả.

Điều thứ ba, việc nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo chắc chắn phải lý giải các quan niệm triết học về con người, về vũ trụ, về xã hội, về thế giới trong các tôn giáo nên bắt buộc tiếp cận triết học về tôn giáo phải kế thừa các phương pháp thành quả nghiên cứu triết học trong lịch sử và hiện đại. Chỉ có dựa trên các thành tựu khoa học triết học gắn chặt với các khoa học khác, cả khoa học xã hội và nhân văn cũng như các khoa học, cồng nghệ tiên tiến, thì lý giải về‘ tôn giáo mới chỉ ra được những quan hệ phổ quát chung làm cơ sở để xây dựng nên các thế giới quan tương ứng trong các hiện tượng tôn giáo mà chúng đã, đang và sẽ tiếp tục hình thành và biến đổi. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy chúng tôi cho rằng cần có cách tiếp cận triết học duy vật biện chứng được đặt trong yêu cầu của thực tiễn không ngừng hoàn thiện theo hướng “Mở” sẽ đầy sức sống, mới đảm nhận được chức năng cốt lõi hạt nhân của cách tiếp cận triết học về tôn giáo hiện đại. Đồng thời, nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học ở Việt Nam 

phải từ lý luận triết học về tôn giáo phổ quát luôn luôn cần có sự vận dụng đối chiếu với thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu của đời sống tôn giáo tại Việt Nam.

Cách tiếp cận triết học trong nghiên cứu và giảng dạy tồn giáo cũng đặt ra yêu cầu kế thừa và tiếp thu di sản tư tưởng triết học, các thành quả tri thức trong các lĩnh vực khác của nhân loại từ đó có sự vận dụng sáng tạo để lý giải đời sống tôn giáo ở Việt Nam cũng vừa là yêu cầu vừa là thách thức đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học hiện nay.

Như trên đã nói, tôn giáo là hiện tượng lịch sử xã hội phức tạp, đa chức năng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, do vậy lý giải tôn giáo có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau. Để nắm bắt hiện tượng đó không thể chỉ dùng một số phương pháp riêng biệt mà phải tiếp cận nghiên cứu nó bằng một hệ thống tích hợp các phương pháp một cách lịch sử cụ thể. Trước tiên, phải vận dụng các phương pháp triết học phổ quát mà hiệu quả là phương pháp triết học duy vật biện chứng vận dụng vào xem xét tôn giáo trong tiến trình lịchr sử xã hội. Tiếp theo, tiếp cận triết học về tôn giáo cần sử dụng hệ thống các phương pháp khoa học luận phổ quát và khoa học chuyên ngành. Đặc biệt, phải sử dụng hệ thống các phương pháp liên ngành nằm giữa lăn ranh chung của các lĩnh vực khoa học. Trong đó còn phải tham chiếu các phương pháp khác, đặc biệt không thể bỏ qua như phương pháp cấu trúc – chức năng, phương pháp liên ngành triết học – xã hội học, xã hội học – tôn giáo học, tâm lý học – tôn giáo học, lịch sử – tôn giáo học.

Từ việc xác định cách tiếp cận triết học về đối tượng như trên, chúng tôi đã xác định nội dung nghiên cứu và giảng dạy triết học về tôn giáo gồm các bộ phận cơ bản: Thứ nhất, những vấn đề lý luận về tôn giáo trong đó chúng ta cần

tập trung nghiên cứu để trả lời câu hỏi tôn giáo là gì? Các đặc trưng cúa hình thái ý thức tôn giáo và bản chất của nó? Cũng trong nội dung này cần phải đi đến sự lý giải về các cách hiểu đối tượng của tôn giáo, tôn giáo có bản chất thế nào từ đó tìm ra các điểm phổ quát chung nhất xuyên qua các định nghĩa về tôn giáo để đưa’ra cách hiểủ từ góc độ triết học như chúng tôi đã nêu ở trên!

Trong nội dung lớn này của cách tiếp cận triết học về tôn. giáo cũng cần đưa ra câu trả lời, lý giải về nguồn gốc ra đời của tôn giáo phải tìm hiểu các “quyết định luận” làm nảy sinh các cơ sở xã hội, các cơ sở nhận thức và các cơ sở thuộc lĩnh vực tâm lý của con người, những cái làm tiền đề tiên quyết cho tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi. Lý luận tôn giáo học cũng cần đưa ra các lý giải về kết cấu của một tôn giáo (hiện đại) cũng như các mối quan hệ tác động giữa các thành tố này và quan hệ tác động của chúng đối với các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.

Bộ phận quan trọng thứ hai của triết học về tôn giáo là phải trang bị các tri thức về các kiểu loại và các hình thức lịch sử cụ thể của tôn giáo. Đặc biệt nghiên cứu và đưa ra hệ thống tri thức khái quát về các loại hình tôn giáo đó, các mối quan hệ giữa chúng trong lịch sử và hiện tại. Tiếp cận triết học về tôn giáo không những đề cập đến lịch sử những tôn giáo lớn trên thế giới mà còn đi sâu vào các loại hình tồn giáo cơ bản ở Việt Nam, các đặc điểm, đặc trưng, quy luật vận động, các chức năng, vai trò và các giá trị của chúng đối với đời sống xã hội. Bộ phận kiến thức thứ ba trong nghiên cứu và giảng dạy triết học về tôn giáo ở Việt Nam tập trung vào các nội dung quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo và những vấn đề thời sự của đời sống tôn giáo tại Việt Nam.

Tuy có sự quán triệt phương pháp tiếp cận triết học đối với lĩnh vực tôn giáo học, nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển của bộ môn trong bối cảnh hội nhập hiện nay cần phải tiếp tục mở rộng các hướng tiếp cận triết học về tôn giáo hiện đại. Từ nay cần đẩy mạnh hơn nữa hướng tiếp cận triết học hiện đại như triết học văn hoá, triết học giá trị, triết học thực chứng, triết học chú giải vào trong nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học, đồng thời tiếp tục triển khai nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề quan hệ giữa tôn giáo và các lĩnh vực văn hoá khác.

Trên đây là những suy nghĩ bước đầu về cách tiếp cận triết học về tôn giáo như một ngành khoa học triết học mang tính chỉnh thể, liên ngành, xin trao đổi và mong được sự góp ý của các nhà nghiên cứu và đồng nghiệp.

Xem thêm Triết học Tuệ trung thượng sĩ

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận