Một số quan niệm thần học và triết học – Triết học Tôn giáo: Một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Đang tải...

Quan niệm thần học và triết học. Tôn giáo

PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng

Đại học Quốc gia Hà Nội

Joseph Aloisius Ratzinger sinh năm 1927, là người con thứ ba trong một gia đình sĩ quan cảnh sát tại bang Bayern, CHLB Đức. Năm 1945, ông học thần học tại Đại học Munich. Năm 1951, ông trở thành linh mục và hai năm sau, ông bảo vệ luận án tiến sĩ về Augustino. Cùng năm đó, ông hoàn thành công trình phục vụ thi tuyển giáo sư đại học (Habilitation) về nhà triết học, nhà thần học kinh viện người Ý Bonaventura (1221-1274). Năm 1959, Joseph Ratzinger trở thành giáo sư Đại học Bonn với những bài giảng về Thượng đế của Đức tin và Thượng đế của triết gia, đến năm 1963, chuyển tới Đại học Mũnster. Từ 1977 tới

1981, ông là Tổng Giám mục địa phận Mũnchen và Freising. Từ 1982, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Đức tin (Prefect of the Sacred Congregation for the Doctrine of the Faith), nhân vật thứ hai của Tòa thánh, chỉ sau Giáo hoàng và liên tục giữ cương vị này hơn hai mươi năm. Năm 2005, ông trở thành vị Giáo hoàng thứ 265 với niên hiệu Benedicto XVI của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, vị Giáo hoàng người Đức thứ 9.

Với một bề dày hoạt động mục vụ trong Giáo hội và hàn lâm nhiều thập kỷ, Joseph Ratzinger có cả một di sản đồ sộ với hàng trăm công trình lớn nhỏ. Bài viết này phân tích một số quan niệm triết học và thần học, góp phần làm sáng tỏ chân dung của ông với tính cách một nhà triết học, nhà thần học.

1. Quan hệ triết học và tôn giáo, thần học

Như ta biết, tôn giáo có thể xem xét ở nhiều khía cạnh. Người ta có thể coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, nói theo cách của Mác, bị chế ước bởi các điều kiện kinh tế-xã hội. Nhưng bên cạnh đó, tôn giáo còn là một thành tố, thậm chí hạt nhân của văn hóa như quan điểm của Max Weber (1864-1920) và Paul Tillich (1886-1965). Hơn nữa, tôn giáo còn được coi như một hiện tượng xã hội, thậm chí thực thể xã hội, v.v… như một số quan điểm tôn giáo học hiện đại. Với các chiều kích này thì sẽ là phiến diện nếu ta quy tất cả sự phát triển, hưng thịnh hay suy giảm tôn giáo về các điều kiện kinh tế-xã hội. Trái lại, chúng ta cần tôn trọng mỗi góc cạnh, chiều kích tiếp cận tôn giáo vì nó giúp chúng ta hiểu tôn giáo sâu sắc, chi tiết trong từng khía cạnh cụ thể. Nhưng mặt khác, cũng cần đa dạng hóa trong cách tiếp cận vấn đề, nhưng đồng thời cũng cần lưu ý sẽ là phiến diện, không đầy đủ nếu ta tuyệt đối hóa một phương diện nào đó trong tiếp cận tồn giáo. Tuy nhiên, trong việc xác định quan hệ giữa tôn giáo với triết học thì tôn giáo chủ yếu được xem xét như một hình thái ý thức xã hội, với một hệ thống giáo lý, đức tin của con người vào Đấng tối cao, vào các thần linh như một nhu cầu tâm linh của con người.

Vấn đề quan hệ giữa triết học với tôn giáo được Joseph Ratzinger đề cập trong công trình “Thượng đế của Đức tin và Thượng đế của triết gia. Góp phần làm rõ vấn đề thần học tự nhiên” (Der Gott des Glaubens und der Gott der Philosophen. Ein Beitrag zum Problem der Theologia Naturalis) (1960). ông khẳng định vấn đề quan hệ triết học với tôn giáo không phải là điều mới mẻ, mà được bàn luận nhiều trong lịch sử triết học và thần học. Một trong những người châm ngòi vấn đề này là nhà triết học, toán học người Pháp Blaise Pascal (1623-1662) khi khẳng định “Thượng đế của Abraham, Thượng đế của Issak, Thượng đế của Jacop không phải là Thượng đế của triết gia và học giả”. Tiếp đến, mối quan hệ giữa triết học và thần học, tồn giáo được triết gia và thần học gia Đức F. D. E. Schleiermacher (1768-1834) đẩy tới cực đoan khi cho rằng giữa siêu hình học và tôn giáo hoàn toàn không có điểm tương đồng nào cả. Tôn giáo không thể duy lý hóa được, trong khi đó siêu hình học lại thiên về tư duy lý luận. Tôn giáo là một sự trải nghiệm, trong khi triết học là lý thuyết. Do vậy, Thượng đế của tồn giáo thì sống động và gần gũi với đời sống cá nhân con người, còn thượng đế của triết học thì trống rỗng và khô cứng.

Như vậy, vấn đề quan hệ triết học – tôn giáo, thần học cần có sự kiến giải khách quan. Trong lịch sử triết học và thần học từng có 2 cách lý giải về vấn đề này. Thomas Aquino (1225-1274) thì phân tách vấn đề. ‘Thượng đế của triết gia và Thượng đế của đức tin hoàn toàn lồng ghép vào nhau. Ngược lại, Thượng đế của đức tin và Thượng đế của triết học thì có khác biệt ở một vài điểm nào đó. Thượng đế của đức tin vượt trội hơn Thượng đế của triết gia, ít nhiều gắn kết với nó (…) Điều đó nghĩa là ngoài Kitô giáo ra, không tôn giáo nào chứa đựng hay có thể chứa đựng một nội dung cao cả hơn ngoài cái học thuyết triết học về Thượng đế mà nó thể hiện (…) Ngoài đức tin Kitô giáo, theo cách hiểu của Thomas Aquino, triết học là năng lực tinh thần lớn nhất của con người nói chung”. Nói một cách thẳng thắn dưới góc độ này, Thượng đế trong cách hiểu của Arixtốt và Đức Kitô cũng chỉ là một mà thôi. Arixtốt đã khám phá ra Đức Chúa trời một cách đúng đắn và giờ đây chúng ta bằng đức tin của mình làm cho Thượng đế càng trở lên sâu sắc và thuần khiết hơn. Triết học và thần học là hai lĩnh vực khác nhau, nhưng có nhiều tương đồng, bổ trợ lẫn nhau trong đời sống tinh thần con người.

Tuy nhiên, nhà thần học Tin Lành người Đức Emil Brunner (1889-1966) lại có quan niệm ngược lại. Ông cho rằng vị Chúa trời trong Kinh thánh có tên gọi cụ thể của mình là Giêhôva, mà một khi có tên gọi thì bao giờ cũng là cái riêng, cái đơn nhất. Thay bàng là Đấng toàn năng tuyệt đối thì Thượng đế ở đây cụ thể, hoàn toàn xác định. Trong khi đó, triết học luôn tìm kiếm các khái niệm, cái phổ quát, hướng tới khái niệm Chúa trời (Gottesbegriff). Chúa trời trong Kinh thánh có một tên gọi rất cụ thể. Như vậy, triết học đề cập tới một lĩnh vực hoàn toàn khác với tôn giáo. Tên gọi không làm sáng tỏ bản chất sự vật mà chỉ làm cho sự vật trở thành có thể xướng danh thôi. “Ở đây đồng thời cho thấy một sự đối lập đối với cách quan niệm triết học về Thượng đế của người Hy Lạp. Trong triết học thì con người hướng tới hình mẫu của Chúa trời, còn trong đức tin Kinh thánh thì Chúa là chính bản thân mình và chỉ có Chúa là duy nhất mà thôi. Như vậy, sự đối lập giữa tên gọi Chúa trời và khái niệm Chúa trời, giữa Chúa trời của đức tin và Chúa trời của triết gia càng thêm rõ nét và xác định hơn. Thượng đế của các triết gia không phải là Đấng chúa trời mà người ta Cầu nguyện”.5 Emil Brunner trích dẫn một số đoạn trong Kinh thánh để luận chứng cho quan điểm của ông: “Ta là chính bản thân ta” (Xuất hành ký, 3, 14) [Bản Kinh thánh tiếng Hebrơ nguyên tác: Giêhôva là Giêhôva].

Nhận thấy quan hệ giữa triết học và tôn giáo là cả một vấn đề lớn, ta chỉ có thể tiếp cận khi xác định rõ hai khái niệm Thượng đế được bàn đến ở đây, Joseph Ratzinger khiêm tốn đặt vấn đề thử đưa ra một phương cách giải quyết (Versuch einer Lốsung) theo ba bước như sau:

Trước hết, Joseph Ratzinger phân tích khái niệm Thượng đế trong triết học Hy Lạp tiền Kitô giáo. Các nhà Khắc kỷ (Stoa), điển hình là Terentius Varro (116-27 tr. CN) đã phân biệt ba dạng thần học: theologia mythica, theologia cỉvilis và theologia naturalis. Thần học tự nhiên (theologia naturalis) thì bận tâm tới giới tự nhiên (natura deorum), còn hai dạng thần học kia thì tập trung vào Đấng tối cao (divina institute hominum). Như vậy, sự khác biệt giữa các cách hiểu Thượng đế của các lĩnh vực trên giờ đây quy giản thành sự khác biệt giữa, một đàng là thần học siêu hình học (theologische Metaphysik) với, một đàng khác, là sự thờ cúng tôn giáo. Thần học công dân (civilische Theologie) suy cho cùng không bàn tợi Thượng đế mà chỉ về “tôn giáo”, còn thần học tự nhiên thì lại không bàn tới tôn giáo mà chỉ quan tâm tới một Đấng Thượng đế. Sự đối lập giữa Thượng đế của các triết gia với tôn giáo, thể hiện ở chỗ: Triết học chưa tách khỏi vật lý học, khám phá chân lý của hiện thực và chân lý của tồn tại thượng đế, trong khi đó tôn giáo đi con đường độc lập của mình. Nó không phụ thuộc vào cái mà khoa học khám phá ra Đấng Chúa trời chân chính. Tồn giáo đứng ngoài vấn đê chân lý và đặt ra những quy luật riêng của mình.

Vái việc tách biệt chân lý triết học và hiện thực tôn giáo, Varro đà thể hiện phong cách tư duy đặc trưng của các nhà Khắc kỷ, đặt ra vấn đề rất đặc trưng của đa thần giáo cổ đại. vấn đề không phải ỳ cỊrá gị£0 thì thờ nhiều vị thần, còn nhất thần giáo thì chỉ tôn thờ một một vị thần duy nhất mà thôi. Điểm mấu chốt là quan niệm của đa thần giáo cho rằng con người không thể giao tiếp được, không tiếp cận được với cái Tuyệt đối tự nó, trong khi đó nhất thần giáo lại biến cái Tuyệt đối thành Đấng mà con người có thể tiếp cận được. Nhất thần giáo không làm điều gì khác ngoài việc gắn kết cái Tuyệt đối, Đấng Chúa trời của các triết gia với Chúa trời của con người (Menschgott), Chúa trời của Abraham, của Issak, của Jacốp. Cái gạch nối giữa bản thể luận của phái Platon mới với quan niệm về Thượng đế trong Kinh thánh mà Augustino phác họa giờ đây được nhất thần giáo hợp thức hóa. Đó chính là cái gạch nối giữa Thượng đế của triết gia và Thượng đế của đức tin.

Thứ hai, Joseph Ratzinger so sánh giữa khái niệm triết học về Thượng đế với Thượng đế Khải huyền trong Kinh thánh. Theo ông, việc các giáo phụ tìm cách kết hợp giữa đức tin trong Kinh thánh với tinh thần của thời kỳ Hy Lạp hóa (phái Platon mới) là một thành tựu lớn mang tính tất yếu của triết học Tây Âu và Kitô giáo. Sự kết hợp giữa hai dòng tư tưởng trên tạo ra cái gạch nối trong quan niệm triết học về Thượng đế tiền Kitô giáo. Điều đó cũng có nghĩa là chân lý triết học theo một nghĩa tất yếu kiến tạo với đức tin Kitô giáo. “Cái thành tố triết học trong quan niệm về Thượng đế trong Thánh kinh gia tăng trong chừng mực khi quan niệm về Thượng đế trong Thánh kinh thấy cần thiết phải tìm nhưng điểm riêng, điểm đặc thù của nó đối với vũ trụ quan của mỗi dân tộc để đi tới một ngôn ngữ bao quát mà cả thế giới có thể hiểu được vượt ra khỏi cái không gian bên trong của nó”.

Thứ ba, từ những lập luận trên đây, loseph Ratzinger đi đến khẳng định mối liên hệ hữu cơ giữa tôn giáo và triết học. Ông ủng hộ quan niệm của một số người, trong đó có Scheler, cho rằng cần hợp thức hóa cái gạch nối, cái sự thống nhất giữa Thượng đế của đức tin và Thượng đế của triết gia mà Thomas Aquino khởi thảo. Cả khi đức tin bao trùm (ergreiíen) cả quan niệm triết học về Thượng đế và khẳng định Cái Tuyệt đối có thể liên thông (ansprechen) qua Đức Kitô thì không nên đơn thuần bỏ qua sự khác biệt giữa triết học và đức tin và biến triết học thành đức tin được. Bản thân triết học là một lĩnh vực riêng. “Chúng ta xem xét lại cái quy trình cơ bản mang tính quyết định trong việc tiếp nhận triết học Hy Lạp bởi đức tin Kitô giáo! Chúng ta quả quyết ràng trong thế giới tinh thần của người Hy Lạp cái thần học tự nhiên đề cao khái niệm triết học về Thượng đế hoàn toàn không phải là dạng thần học duy nhất. Bên cạnh đó, cái thần học này còn cùng tồn tại với thần học thần thoại và thần học chính trị trong đó Thượng đế được nhìn nhận một cách phi tôn giáo và nhờ đó tạo nên cái nền tảng siêu hình học thiên về sự thống trị của đa thần giáo”.

Như vậy, trong việc xác định quan hệ giữa tôn giáo và triết học, loseph Ratzinger tiếp tục phát triển hướng giải quyết vấn đề của Thomas Aquino, khẳng định sự khác biệt, đồng thời quan hệ hữu cơ giữa hai lĩnh vực này. Triết học và thần học đưa lại cho chúng ta hai cách tiếp cận về Thượng đế, về Chúa trời. Theo ồng, “Nhiệm vụ của thần học trong thế giới trần thế này tất yếu không bao giờ kết thúc. Nhiệm vụ đó là luồn luôn đặt ra các vấn đề về Thượng đế ‘cho tới chừng nào Ngài tới’ và đồng thời giải đáp tất cả những vấn đề đó”.

2. Vai trò của Kitô giáo trong xã hội hiện đại. Một số vấn đề đạo đức-xã hội

Mảng vấn đề thứ hai được Joseph Ratzinger đề cập nhiều là vai trò của Kitô giáo trong xã hội hiện đại, trong đó nổi bật là mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị cũng như các vấn đề đạo đức xã hội. vấn đề này được mổ xẻ trong công trình Thần học lịch sử của thảnh Bonaventura (Die Geschichtstheologie des heiligen Bonaventura) (1959) và Chính trị và sự cứu rỗi (Politik und Erlốsung) (1986); nhất là Giảo hội, Hoàn vũ và chính trị; Những thử nghiệm mới tới sự triết trung (Kữche, Ồkumene und Politik. Neue Versuche zur Ekklesiologie) (1987); Chân lý, giả trị và quyền lực (Wahrheit, Werte und Macht) (1993) và một số công trình khác.

Cần nhắc lại, vấn đề quan hệ tôn giáo – chính trị được loseph Ratzinger quan tâm và bàn luận nhiều nhất là vào những năm 1980 khi cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ được đẩy lên cao độ và đó cũng là một trong những thời khấc căng thẳng nhất của cuộc chiến tranh lạnh cũng như trong quan hệ giữa hai nhà nước Đức. Không tán thành với quan niệm duy vật, vô thần đang được truyền bá rộng rãi ở CHDC Đức (cũ), ông cho rằng “khẳng định tinh thần chỉ là sản phẩm của những phát triển vật chất chứ không phải là nguồn gốc của vật chất chả khác gì cho rằng bản tính con người là do kinh tế sản xuất ra chứ không phải kinh tế xét đến cùng cũng là do những căn tính cơ bản của con người định ra (tức kinh tế)

Ở đây cũng cần nhấn mạnh trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các quan điểm triết trung thường không được hoan nghênh ở Việt Nam vốn bị quy dưới lăng kính chính trị, coi đó là một cách thức không triệt để trong giải quyết các vấn đề. Nhưng thực tế, triết trung là một hình thức thỏa hiệp giữa các lĩnh vực đối lập nhau về lợi ích hay tư tưởng hệ, khá thịnh hành ở phương Tây tạo ra con người chứ không phải con người làm ra kinh tế-NQH]”. Joseph Ratzinger cho rằng những tuyên truyền chống tôn giáo như một trong những nhu cầu tâm linh, tinh thần, một trong quyền cơ bản của con người là vô nhân đạo. Và chính sự thiếu dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng XHCN Thống nhất Đức, trì trệ kinh tế, hạn chế những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, v.v.. là một lý do cơ bản khiến dòng người từ CHDC Đức chạy sang CHLB Đức. Chiều dòng người chạy ngược lại, từ Tây Đức sang Đông Đức cũng có nhưng không đáng kể và điều này diễn ra trong cả một thời gian dài.

Chúng ta lưu ý rằng kể từ những năm 1960 dưới thời các Đức Giáo hoàng Gioan XXIII và Paul VI, Tòa thánh Vatican đã chủ trương đối thoại không chỉ với các tôn giáo khác mà cả với những nhà mác xít và các nước khối cộng sản. Theo tinh thần đó Joseph Ratzinger không hề có những lời lẽ xúc phạm tới Mác, dù ông không tán thành với quan điểm của Mác phủ nhận vai trò của tôn giáo đối với nhu cầu tâm linh con người và phát triển xã hội. “Mác đã dạy chúng ta rằng người ta phải từ bỏ cái siêu phàm [Đấng tối cao, Chúa trời – NQH] đi để con người cuối cùng thì cũng khỏi phải tìm đến một sự an ủi hư ảo, xây dựng một thế giới hoàn thiện. Hôm nay ta lại thấy một thực tế rằng con người vẫn phải cần tới cái siêu phàm thánh thiện (Transzendenz) nhờ đó người ta sống với mọi phẩm giá con người trong cái thế giới trần thế chưa hoàn thiện này (…) Cái nhà nước hiện đại là một xã hội vô thập toàn (societas impeíecta) – vô thập toàn không chỉ theo nghĩa thể chế của nó cũng như các công dân của nó chưa hoàn thiện, mà còn theo nghĩa nó cần tới những lực lượng bên ngoài bản thân nó để có thể duy trì tồn tại của mình”.

Joseph Ratzinger cũng đặt vấn đề tự vẫn lương tri, tự phê bình Kitô giáo đối với các hoạt động chính trị. Ông trăn trở vấn đề làm thế nào để Kitô giáo tránh khỏi những hoạt động chính trị và làm thế nào đế tôn giáo này không trở thành một công cụ của một thế lực chính trị nào đó. Bản thân Kitô giáo không hướng tinh thần Phúc âm tới các hoạt động chính trị bởi vì chính trị thuộc lĩnh vực duy lý và căn tính, hiện thực hóa những gì không hoàn thiện, ông nhận thấy trong Tân ước đã tìmg đề cập tới những căn tính chính trị, nhưng không hề nhắc tới thần học chính trị. Điều đó cho thấy Chúa Kitô đã có sự phân biệt giữa hai việc này. Joseph Ratzinger phủ nhận mọi mưu toan hướng nước Trời tới những mục đích chính trị nào đó. “Điều luôn luôn đúng là chính trị không thuộc lĩnh vực thần học, mà là lĩnh vực bản tính, tư chất cần cuối cùng thì cũng cần sự luận chứng thần học. Kinh Tân ước đã phủ nhận cái chính nghĩa của sự việc nên cái thần học chính trị theo đúng nghĩa của từ này chứng tỏ sự chính nghĩa hoàn toàn của thế giới là việc mà chúng ta phải làm và cái chính nghĩa là việc làm, sản phẩm.”

Ratzinger cho ràng đức tin Kitô giáo thức tỉnh lương tri và tạo nên bản tính của con người. Nó chỉ cho lý tính thực hành nội dung và con đường đi. Nguy cơ của thời đại chúng ta, cốt lõi khủng hoảng văn hóa là sự không bình ổn bản tính làm cho chúng ta không còn nắm được lý trí đạo đức nữa. Mọi mưu toan bình ổn bản tính con người và tư chất con người từ bên ngoài bằng những cái định lượng và có thể làm được sẽ làm hỏng bản chất con người. Tránh khỏi đạo đức thì chỉ đi tới bạo chúa mà thôi. Nhưng bản tính con người cũng không phải tự nhiên mà có. Và ở đây, Joseph Ratzinger đề cao vai trò của tôn giáo trong việc giáo dục hướng thiện và nhân cách con người, về vai trò của Kitô giáo trong sự phát triển xã hội hiện đại, nhất là ở phương Tây, ông nhận thấy một thực tế: “Không ai phản đối cái quyền của Kitô giáo tuân thủ các hệ giá trị của mình cũng như phát huy lối sống của mình, giống như những tổ chức xã hội khác, nghĩa là đang hoạt động như một lực lượng xã hội bên cạnh những lực lượng xã hội khác. Nhưng trở lại lĩnh vực cá nhân, đưa cái bảng giá trị này vào đền thờ bách thần tất cả các hệ giá trị có thể có thì điều đó mâu thuẫn với tính chân thực của đức tin vốn như một kỳ vọng của công luận.”

Theo Ratzinger, lương tâm, lương tri là nền tảng của đạo đức và cần phải là nền tảng của chính trị nếu đó là một nền chính trị lành mạnh. Tác phẩm Nếu bạn muốn hòa bình, hãy trân trọng lương tri của mọi người. Lương tri và Chân lý (Wenn du den Frieden willst, achte das Gewissen jedes Menschen. Gewissen und Wahrheit) (1993) trong đó tập trung phân tích lương tri và vai trò của lương tri đối với đạo đức Kitô giáo, thuộc lĩnh vực thần học đạo đức.15 Ông cho đạo đức dựa trên lương tri (Gewissensmoral) và đạo đức dựa trên uy quyền (Autoritãtsmoral) là hai khuôn mẫu đối lập nhau. “Tự do của người Kitô hữu có thể thực hiện bằng việc truyền tải mệnh đề đạo đức cơ bản khẳng định lương tri là chuẩn mực tối cao nhờ đó con người phải tuân thủ để chống lại uy quyền. Khi mà uy quyền, trong trường hợp này chính là giáo chức của Giáo hội, can dự vào công việc của đạo đức, nó có thể đem lại cho lương tri một chất liệu phán xét riêng tư nào đó được coi như cái phán quyết cuối cùng (…) Ở chỗ này, đương nhiên sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Nhưng đương nhiên là người ta luôn phải tuân thủ sự mách bảo của lương tri một cách dứt khoát, chí ít không được phép hành xử trái với nó”.

Joseph Ratzinger không loại trừ khả năng lương tri, lương tâm con người cũng có thể sai lầm, ngộ nhận. Ông trích dẫn ý kiến của một người bạn lâu năm vốn không mặn mà với đức tin Kitô giáo cho rằng chúng ta phải cảm ơn Chúa đã ban cho nhiều người không có đức tin nhưng vẫn có lương tri trong sáng, rằng ngay cái niềm tin vào một Đấng tối cao duy nhất đã trói buộc con người ta rồi. Bác bỏ quan niệm này, Ratzinger cho ràng tự thân niềm tin vào một Đấng cứu thế duy nhất không có lỗi gì hết. vấn đề là không nên từ đó mà người ta có những hành xử thiếu tôn trọng các tôn giáo, đức tin khác. Ratzinger gắn đức tin tôn giáo với trách nhiệm, bổn phận con người. “Không lẽ nào người ta đi về ngôi nhà của mình trên con đường tối tăm lại tốt hơn là đi đường sáng. Đức tin không phải là món quà tốt lành của một Chúa trời nhân từ, mà đúng ra là một sự ràng buộc (…) Tôi có thể nói người công giáo nghiêm khắc là người làm tròn bổn phận một cách thuyết phục và đúng mực. Người công giáo đó còn cho thấy một dạng kinh nghiệm của đức tin rằng nếu chỉ sống với đức tin một cách an nhàn cũng có nghĩa là làm nguy hại cho cái đức tin đó mà thôi”.

Liên quan tới các quan điếm đạo đức và chính trị, cần nói thêm rằng cá nhân Joseph Ratzinger dành một tình cảm quý báu của cá nhân ông đối với Việt Nam, một dân tộc chịu nhiều chiến tranh, ông nhớ lại sự kiện sinh viên CHLB Đức từng treo biểu ngữ trước nhà ăn tại trường đại học Regensburg kêu gọi chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Ông đề cao tinh thần nhân đạo, yêu hòa bình Kitô giáo là một trong những động lực khiến các tố chức giáo hội đi tiên phong trong các phong trào ở Đức đòi hòa bình cho Việt Nam. 

3. Joseph Ratzinger và thần học giải phóng

Joseph Ratzinger phân tích quan điểm của xu hướng thần học giải phóng vốn chủ trương pha trộn tôn giáo và chính trị, đồng nhất hành vi chính trị với hy vọng tới nước Trời, rằng nước Trời cần phải là niềm hy vọng chính trị cách mạng. Thần học giải phóng phủ nhận nhị nguyên luận giữa Chúa trời và giới tự nhiên, giữa tôn giáo và chính trị. Người khởi xướng xu hướng này ỉà nhà thần học Peru Gustavo Gutierrez (1928 – ) với công trình Teologia de la liberaclon. Ông cho rằng vấn đề cơ bản của châu Mỹ Latin là cấu trúc xã hội chưa phù hợp và đây là nguyên do của nhiều bất công xã hội. ông nói rằng ông sống trong một châu lục mà 60% dân chúng sống trong cảnh nghèo và trong đó 82% trong cảnh bần hàn.

Tuy nhiên, để giải quyết những bất công xã hội, Gutierrez lại chủ trương gắn tôn giáo với chính trị, Chúa trời với thế giới con người, tiến bộ trần thế với nước Trời, đưa ra câu nói nổi tiếng: “Phủ nhận nhị nguyên luận dưới bất kỳ hình thức nào”. Chúa trời không phải là tầng bậc tồn tại mới cao hơn thế giới như từ bấy lâu nay chúng ta vẫn quan niệm. Bản thân lịch sử là cái đền đài lớn của Chúa trên thế giới này, còn cái đền đài nhỏ của Chúa chính là giáo xứ, nhờ đó con người hội ngộ được với Chúa. Gutierrez diễn giải Kinh thánh theo cách riêng của ông, cho rằng bước chuyển từ Cựu ước tới Tân ước không phải là một bước chuyển về tâm linh mà là thế tục hóa. Đức Kitô phải thế tục hóa để minh chứng cho sự chân thực của mình và Giáo hội phải mở cửa ra với thế giới, thậm chí hòa nhập với thế giới, xóa đi mọi cách biệt với thế giới, can dự vào mọi lĩnh vực lịch sử nhân loại. Ông cho rằng: “Đối với Giêsu thì sự giải phóng dân tộc Do Thái không là cái gì khác ngoài một khía cạnh của một cuộc cách mạng toàn thể và nội tại”.

Chủ trương Giáo hội Kitô phải can dự vào lịch sử, xã hội, Gutierrez không thỏa mãn với những quan điểm của Công đồng Vatican II duy trì khoảng cách giữa thế giới và Chúa trời, giữa vương quốc trần gian và nước Trời. Ông đưa ra ba cấp độ giải phóng và tương ứng với chúng là ba tầng lớp. Ở cấp độ thứ nhất đó là giải phóng kinh tế, xã hội và chính trị. Tương ứng với nó là tầng lớp khoa học duy lý hóa. Ở cấp độ thứ hai đó là giải phóng tạo ra con người mới trong một xã hội thân ái. Điều này gắn với sự không tưởng như một đề án xã hội. cấp độ cuối cùng đó là giải phóng khỏi mọi tội lỗi đối với Chúa trời và với mọi người khác, cấp độ này tương ứng với bình diện đức tin. Cả ba tầng lớp gắn kết với nhau thành một quá trình thống nhất. Theo Gutierrez, đức tin là tình yêu hướng tới Chúa và như vậy, tình yêu chân chính đó chính là tình yêu chính trị bởi đó chính là tái cấu trúc lại xã hội bởi tư hữu về tư liệu sản xuất. Để có một xã hội công bằng thì phải viện dẫn bàn tay của Chúa. Ông cho rằng: “Mọi nỗ lực đế có được một xã hội công bằng… đã là một hành vi cứu rỗi rồi”.

Quan điểm của Gutierrez được không ít người tán dương. Thần học giải phóng trở thành một trào lưu, nhất là ở Mỹ Latin. Học giả người Brasil Ricardo Vélez Rodriguez cho rằng: “Sự phát triển nhanh chóng của thần học giải phóng (…) là bằng chứng cho thấy sức mạnh của Cứu thế chính trị ở chúng ta to lớn biết nhường nào”. Những người ủng hộ trào lưu này còn viện dẫn cả tư tưởng của J. J. Rousseau, cho rằng đó là cơ sở lý luận cho phong trào cánh tả BOLIVAR ở châu Mỹ Latin. Ngay châu Âu cũng có người cổ vũ cho trào lưu thần học này. Triết gia theo quan điểm mác xít người Đức Emst Bloch (1885- 1977), chịu ảnh hưởng tư tưởng bởi cả Hegel và Mác, đưa ra Nguyên tắc hy vọng (Prinzip der Hoffnung), tức bản thể luận cái chưa tồn tại. Ông mong muốn xóa bỏ mọi hình thức người bóc lột người.

Chia sẻ với những trăn trở làm thế nào để khắc phục những bất công xã hội, nhưng không tán thành với cách giải quyết vấn đề theo quan niệm thần học giải phóng trên đây, Joseph Ratzinger đề xuất cần phải có quan hệ đúng mực giữa thần học và chính trị. Ồng cho rằng sai lầm thần học thực sự đó là sa đà vào việc cấu trúc lại những vấn đề chính trị-xã hội, làm cho thần học về phương diện logic và khả năng không còn tìm được vị trí xứng đáng trong học thuyết cứu rỗi. Theo Gutierrez thì cứu rỗi là bản thể luận của hy vọng, bản thể luận của cái vẫn chưa – tồn tại (Ontologie des Noch- Nicht-Seins). Nhưng chúng ta cũng có thể nói tới siêu hình học cái vẫn chưa tồn tại như Saint Simon từng giả định. Sự quy siêu hình học vào vật lý tất yếu sẽ dẫn tới gắn buộc cứu rỗi với chính trị.

Bản thân cái bản thể luận cái-có thể cũng đặt ra nhiều vấn đề cần có sự kiến giải triết học. về phương diện này, những lập luận của Saint Simon và Gutierrez mới gợi mở vấn đề chứ chưa phải đã thấu đáo. Ratzinger bác bỏ cách diễn giải theo lối thần học chính trị (Theopolitik) mà từ Platon tới Augustino, từ Arixtốt tới Thomas Aquino đều xa lạ. Chẳng hạn, Platon đặt mối quan hệ giữa chính trị không hề với siêu hình học mà với đạo đức, qua đó đặt vấn đề quan hệ giữa tự do và trách nhiệm của các hành vi chính trị. Bản thân Luther cũng dựa vào cách thức của Arixtốt gắn kết chính trị vói đạo đức. Ratzinger cho rằng: “Bởi vì con người không phải là Chúa trời và lịch sử cũng không phải là thánh thần. Ở đâu mà người ta giả định cái này hay cái kia thì sự lầm lạc đó có thể dẫn tới sự hủy hoại con người, rơi vào cái tranh biếm họa đối với sự cứu rỗi. Sự việc tự chúng không bào chữa được, nghĩa là chính trị khồng cứu rỗi và nếu như chính trị cố tình cứu rỗi thì nó chỉ dẫn tới lầm than mà thôi. Nhận thức Kitô giáo cơ bản đó hiện nay đang trở thành cấp bách hơn bao giờ hết”.

4. Kết luận

Là người đứng đầu Giáo hội Công giáo, đương nhiên mỗi công việc của Joseph Ratzinger đều dễ được công chúng quan tâm, soi xét. Trong bối cảnh đó, những hoạt động hàn lâm thường ít được dư luận chú ý hơn so với những công việc mục vụ của ông. Do vậy, bài viết như một đóng góp nhỏ để chúng ta hiểu thêm về Giáo hoàng Benedicto XVI. Tuy vậy, trên đây mới chỉ là phác họa một số quan niệm triết học và thần học của Joseph Ratzinger, do đó sẽ là không đầy đủ nếu coi đây đã là những quan niệm tiêu biểu của ông. Càng sai lầm hơn nếu coi đây là những quan niệm đại diện cho cả giới thần học Công giáo hùng mạnh và đa dạng cả về đội ngũ và phương pháp nghiên cứu. Chắc chắn có nhiều người chia sẻ với Joseph Ratzinger trong một vài lĩnh vực nào đó, nhưng cũng không tránh khỏi có những ý kiến khác, thậm chí đối lập với ông mà ở đây chúng ta chưa có điều kiện khảo sát.

Điểm qua một số quan niệm triết học và thần học của loseph Ratzinger trên đây cho thấy ồng không chỉ là một nhà hoạt động mục vụ không mệt mỏi của Giáo hội Công giáo, mà còn là một trong những triết gia, một thần học gia lớn của Kitô giáo thế giới đương đại.

Xem thêm Tín ngưỡng tôn giáo và Đạo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận