Mời Trầu (Hồ Xuân Hương) – Những bài giảng văn chọn lọc

Đang tải...

Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài giảng bài thơ “Mời trầu” (Hồ Xuân Hương) trong cuốn sách “Những bài giảng văn chọn lọc” do GS. Lê Trí Viễn biên soạn. Mong rằng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho sinh viên, học sinh và những người làm công tác giảng dạy văn học.

MỜI TRẦU

HỒ XUÂN HƯƠNG

                                                                   Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

                                                                   Này của Xuân Hương mới quệt rồi

                                                                   Có phải duyên nhau thì thắm lại

                                                                   Đừng xanh như lá bạc như vôi

        1. Về tiểu sử Hồ Xuân Hương, đến nay mới biết chắc đôi điều. Quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sinh ở đất Bắc. Cha mất, ở với mẹ, tại Thăng Long. Nhà nghèo, mẹ già. Học giỏi nhưng không được nhiều. Có tài lớn về thơ, cả Nôm lẫn Hán. Cuộc đời không vui. Bạn bè đông, phần lớn là trí thức đỗ đạt, làm quan. Là vợ thiếp Trần Phúc Hiển, quan đầu tỉnh An Quảng (Quảng Ninh). Còn lấy lẽ Tổng cốc và Tri phủ Vĩnh Tường là theo lời thơ của nữ sĩ và lời truyền lâu nay. Giao thiệp rộng. Đi đây đi đó nhiều. Thơ Xuân Hương chưa hề được in ra hồi nữ sĩ còn sống. Đầu thế kỷ mới được tập họp lại theo lời truyền và xuất bản thành Xuân Hương thi tập (thơ Nôm). Thơ Hán thì có tập Lưu Hương ký đã sưu tầm được nhưng chưa công bố. Thơ Xuân Hương vào loại tài tình số một. Tư tưởng rất tiến bộ, nghệ thuật khó bì. Tự tình thì thấm thìa, đả kích lũ thống trị giả nhân giả nghĩa thì không chút thương tiếc, bênh vực chị em thì cảm thương như chính mình. Là nhà thơ lớn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

        2. Mời trầu là cái tựa đề do những người sưu tập đặt chứ chưa hẳn là của Xuân Hương, cũng như hầu hết thơ Nôm của nữ sĩ. Hoàn cảnh ra đời cũng chẳng biết chính xác. Cả đến nữ sĩ sinh năm nào, mất năm nào, đến nay hãy còn đang tìm. Đành ước đoán vậy. Không thể làm như một nhà nghiên cứu hồi đầu thế kỷ này, cứ mỗi bài thơ Nôm của nữ sĩ thì bịa đặt ra một câu chuyện, coi như có thật rồi từ đó bàn bạc về thơ. Cách làm ấy của tác giả Giai nhân di mặc, ông Nguyễn Hữu Tiến, không được xem là khoa học. Nhưng ước đoán thì chỉ được phép coi như giả thuyết. Cứ nội dung bài thơ, thì cò nhiều khả năng bài thơ phải được sáng tác – có khi là tịch thượng, nghĩa là ngay trên bữa tiệc, trên chiếu rượu, tức thì, theo phong cách thi gia cố hạng thời xưa thường rất mẫn tiệp “bảy bước thành thơ” (thất bộ thành thi) trong trường hợp có khách tới chơi và chủ nhân đang có tâm sự, nhân đó chủ nhân mới mượn chuyện mời trầu, chuyện miếng trầu mà gửi chút ước mong gắn bó mà xem chừng đầy e dè, thấp thỏm pha vị chua chát. Bài thơ có dáng dấp một bài thơ ứng khẩu, không ngờ lại đầy tâm trạng.

        3. Nối chuyện mời trầu giờ nghe đã xưa lắm. Đối với lứa tuổi trẻ ngày nay, nhắc tới trầu cau may ở Truyện trầu cau, ở vài câu tục ngữ, ca dao, loại “miếng trầu là đầu câu chuyện”, “gặp đây có một miếng trầu, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng” hoặc “Có trầu mà chẳng có cau, làm sao cho đỏ môi nhau thì làm”… hay ở câu thơ Nguyễn Khuyến “Đầu trò tiếp khách, trầu không có” rõ nhất có lẽ là ở lễ cưới hỏi. Nhưng ngày xưa miếng trầu là một tập tục, một lễ nghi quan trọng. Tới cửa quan, mâm lễ phải cò trầu rượu, nghĩa là có cau, có trầu, có rượu trước đã, còn gì nữa thì tuỳ. Cúng ông bà ngày kỵ ngày giỗ, bàn thờ có cơi trầu bên chén nước, cây hương. Trình làng, trình họ cũng mâm trầu, cau, rượu. Tiếp khách đầu tiên là miếng trầu. Trai gái gặp nhau, lấy miếng trầu mở chuyện, rồi đến một bước nào đó thì có chuyện “bỏ trầu”. Dông dài một tí như vậy không phải là thứ “vòng vo” mà để thấy giá trị miếng trầu trong đời sống thuở xưa và cái cầu trường liên tưởng nó có thể khơi lên là rộng và sâu.

        Miếng trầu đi vào văn chương nhiều nhất, hay nhất có lẽ là trong thế giới tình yêu. Mời trầu của Xuân Hương cũng trong cõi ấy.

        Mời khách, cố nhiên. Nhưng là khách nào? Khách mình trọng, mình quý? Đây là hạng khách như thế nào, không thể nào là hạng khách qua đường. Xuân Hương mời như thế nào?

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

        Trên kia có nói thơ này ra vẻ thơ “làm ngay”, thơ “xuất khẩu” (xuất khẩu thành thi), thì đúng như vậy thật. Lời lẽ rất tự nhiên, nhìn vật, nhìn việc là ra thơ. Giọng điệu rất khiêm nhường: nói hạ mình thì hơi quá, biết mình thì đúng hơn, biết hoàn cảnh mình – chốc nữa ta sẽ nói là thân phận mình. Cau thì nho nhỏ (chứ không hẳn là nhỏ), nghe khiêm tốn và lịch sự. Bửa tư là đẹp: hai người, chuyện trò lâu thì mỗi bên hai miếng. Bửa sáu thì quá, cau to rồi. Trầu là trầu hôi, thứ trầu xoàng xĩnh (chứ không phải thứ trầu mùi hôi, mùi gắt, trong Nam gọi là trầu trâu, trầu dầu, còn trầu có mùi cay và thơm là trầu hương, trầu quế). Có thể nào giọng điệu ấy là kiểu nói khiêm đặc khách sáo: tiệc ăn linh đình mà cứ bảo là bữa cơm nhạt? Không loại trừ lời mời theo thói thường có pha chút khách sáo, nhưng tin ở giọng điệu thì thật, và cũng hợp với cảnh nhà của nữ sĩ, lúc nữ sĩ ở với mẹ già tại Khán Xuân, gần Hồ Tây nhà ông bạn Tổn Phong Thị đã chứng kiến và thuật lại trong bài Tựa Lưu Hương ký. Vả, trong thơ mình, Xuân Hương luôn chân thật, thật với thực tế và thật với nghệ thuật. Mời trầu thế là thật tình: mấy miếng cau từ một quả cau nho nhỏ và nấy miếng trầu đã têm lại từ lá trầu hôi.

        Lại xưng tên mình và nhấn mạnh thêm là của mình, của Xuân Hương và Xuân Hương vừa quệt vôi têm trầu xong, mới quệt rồi, và đưa mời: Này của Xuân Hương. Có người bảo cách xưng tên này hơi lạ. Thời ấy, trọng người và khiêm mình người ta xưng “thiếp”, “thiếp tôi” (Thúy Kiều cũng xưng “Thiếp từ ngộ biến đến giờ”, “Dẽ cho thiếp bán mình chuộc cha”). Xuân Hương cũng có lúc xưng Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Đến thời 1930 – 1945, khi con – người – cá – nhân được khẳng định, người ta mới xưng tên khi đối thoại nhưng cũng là tên một chữ : Lan, Tuyết v.v … Còn xưng cái tên hai chữ thì ngày nay mới thấy các cô ca sĩ khi lên sân khấu. (Thuở xưa đàn ông cũng có lúc xưng tên mình trong những trường hợp nhất định dưới lễ phép đối với trên: “Bột tôi, tuổi tác trẻ thơ, thân phận học trò” (Bột, tam xích đồng tử, nhất giới thư sinh… Lời Vươn Bột trong Đàng Vương Các tụ). Ý nghĩa gì khi Xuân Hương tự xưng như vậy, có thể bàn nhưng nghe rõ là chân tình thân mật. Của Xuân Hương tức tự tay Xuân Hương bửa cau têm trầu, trân trọng khách lắm lắm chứ không phải ai khác đâu.

        Mà vừa mới quệt vôi têm ngay, còn tươi roi rói, khách tới mới bửa, mới rọc, mới quệt, mới têm, mới bày ra đĩa, ra quả để mời, để tiếp. Xuân Hương quí trọng khách lắm khách ơi! Quả cau, miếng trầu mới là chất liệu. Của Xuân Hương mới quệt là công sức Xuân Hương, là bàn tay Xuân Hương, là tấm lòng Xuân Hương. Khách có biết cho không? Xin mời ăn đi rồi sẽ thấy cau nho nhỏ mà dẻo, trầu hôi và tươi, giòn, vôi quệt vừa không già không non: khéo tay, khéo lòng nữa đấy. Không nói là têm kiểu cách phượng nhưng ai cấm nghĩ đó là trầu cán phượng, không thì cũng là miếng trầu vuông vức, gọn gàng, vừa miệng, nhai vào nghe ấm, nghe nồng, nghe thơm, môi đỏ và đầu chừng say say. Hoàng tử nhìn miếng trầu mà nhận ra vợ mình, khách có nhận ra Xuân Hương không?

        Mới là miếng trầu nhưng dường như đã thấm ân tình.

        Miếng trầu kia phải chăng chỉ là miếng trầu? Cái của Xuân Hương kia cũng chỉ là miếng trầu với công bửa cau, rọc trầu, quệt vôi, têm lại, và chỉ có thế? Không, đó còn là cái khác, sâu xa, quan trọng bội phần hơn: đó là thân phận Xuân Hương, con người, chiếc thân, tấm lòng, tình cảnh. Nguyễn Hữu Tiến bảo nữ sĩ mặt rỗ huê mè (lấm chấm như hạt mè, hạt vừng), Nguyễn Văn Hanh cho nữ sĩ người cao lớn, khoẻ mạnh, đầy sức sống. Hai vị chỉ bịa, chẳng căn cứ gì. Điều có thể tin là từ con người đến tình cảnh, bên ngoài, bên trong, Xuân Hương đánh giá mình có lẽ cũng là loại quả cau nho nhỏ và miếng trầu hôi, và tí vôi thêm vào cho đủ bộ cũng chỉ là quệt, đúng với lời dân gian gọi động tác ấy. Không thấy thơ nào nói nữ sĩ có nhan sắc. Tốn Phong Thị viết 21 bài nói chuyện tình nghĩa giữa Xuân Hương và mình, tả cảnh vườn, cảnh nhà, cảnh chung quanh, chỉ ca ngợi tấm lòng và tài năng, thương cảm tình cảnh của chủ nhân, chứ không có câu nào hơi hướng tới dung nhan. Cảnh nhà thì thanh bạch, có lúc khó khăn. Thân phận thì không rõ, làm bài thơ này là vào quãng nào trong đời, sau khi đã lỡ làng đôi phen chăng, hay thời đang còn rộng tay rộng chân, khách văn chương, khoa hoạn rộn ràng trước cửa? Xuân Hương này đẹp không, giàu không, tài cũng may đủ hầu đôi ba vần với bậc tài danh, tình cảnh thì xin miễn nói. Xuân Hương này chi có tấm lòng sẵn sàng rộng mở, sẵn sàng mời mọc, đón nhận. Xuân Hương này luôn khao khát, luôn muốn chia sẻ…trầu cau

        Miếng trầu đã quệt vôi và têm rồi. Lòng này đã năm đợi bảy chờ. Ai là khách đó, biết cho nhau không?

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Dừng xanh như lả bạc như vôi.

Vẫn cứ lấy miếng trầu mà nói.

        Trầu nhai với cau – có cả vôi nữa, nhưng thường để ẩn dập và nhuyễn thì làm ra một màu đỏ thấm, mùi thơm và cay hơi nồng. Cau vỏ trắng, ruột tím nhạt, trầu xanh, vôi trắng nay đều biến mất trong màu đỏ tươi, một sự biến hóa kỳ diệu. Từ đó mà trầu cau trở thành biểu tượng của việc trai gái tái hợp, của việc hôn nhân. Trai bên Đoài gái bên Đông, thế mà hợp nhau lại thành vợ chồng, sống với nhau một đồi hạnh phúc tình bên như sắt lòng đẹp như son. Lễ hỏi, lễ cưới của họ bắt đầu bằng trầu cau. Ấy là cầu chúc cho sự tác hợp của họ tốt đẹp, thấm tươi như trầu và vôi nhai với cau, nhất định ra mà đỏ ấm, bởi đó là tất yếu, là qui luật.

        Đã là qui luật, và là qui luật tự nhiên, thì làm gì có cái duyên xen vào đây? Duyên vốn là một khái niệm nhà Phật, nghĩa không đơn giản, nhưng vào nhân dân và đời sống hàn ngày, nhất là trong lĩnh vực tình yêu và vợ chồng, thông thường người ta coi duyên là cái gì đó do kiếp trước để lại, khiến cho trai gái gốc là không quen biết nhưng ngẫu nhiên thế nào đó lại gặp nhau, vừa lòng nhau, yêu nhau và thành vợ thành chồng. Vậy duyên là cái bên ngoài giới tự nhiên, nó thuộc phạm vi xã hội. Vậy, trầu cau mà thắm lại thì chuyện gì phải có duyên nhau? Mạch thơ từ hai câu 1, 2 chuyển xuống câu 3 này 1 đứt đoạn, nhảy vọt. Đã duyên lại duyên nhau nghe rất bất thường về mặt ngữ pháp. Quan trọng hơn là nhảy vọt trong nghĩa. Nói năng đến lời lẽ như thế thì dính dáng với trầu ca chỉ còn là tơ nhện, một chút hình thức. Rõ là nói về người rõ không còn chạy chối gì nữa. Mạch thơ lại được lặp lại, xuống dòng để tiếp xuống câu 4 một cách tự nhiên:

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

        Đích thị là khuyên người, mong ước ở người. Chứ không chẳng lẽ bảo với lá trầu xanh là mày đừng xanh? Bảo vôi trắng là mày đừng trắng? Nhảy vọt mà êm như ru. Vẫn luồn được cái ẩn dụ, lách ngòi bút một tí là từ vật sang người, chắp hai lại mà liên một, không dấu vết. Tài sáng tạo trong chữ nghĩa ở Xuân Hương, có ý kiến gọi đó là tài tạo hoa không phải không căn cứ.

        Mời người ta ăn trầu, bỗng dưng nói đến duyên nam nữ, duyên vợ chồng với nhau và, hơn một lời cầu chúc, lời thơ hơi hướng thăm dò, dè chừng. Dè chừng mà những mong gửi gắm, ân tình, êm nhẹ. Đã nhún nhường cho thân phận mình, đã đưa cả con người mình ra mà đảm bảo cho sự chân thật, lại dám trộn lẫn người với mình trong một từ nhau (phải duyên nhau có nghĩa là phải duyên phải lứa với nhau) và cầu mong cho trầu đây cau đó hãy thắm lại, thì thân phận mình ra sao, khách kia là người nào, đến với mình trong thái độ nào, tâm thế nào cũng có thể rõ ra.

        Thân phận ấy chắc không còn ở thời mười tám đôi mươi, thời của đốp chát “Lại dày cho chị dạy làm thơ”, Muốn sống đem vôi quét trả đền”, thời vui đùa tinh nghịch của lời vịnh “Cái giếng”, vịnh cảnh ”Đánh du”, của mừng ngày Tết, bảo “tạo hóa lỏng then”, “cho thiếu nữ đón xuân vào”… Thời ấy đã qua. Cũng chưa chắc Xuân Hương đã hay chưa lấy ai, nhưng rõ là đã có nhiều hứa hẹn của bậc này, vị nọ, tài ba danh giá cả, nhưng rồi “mảnh tình san sẻ tỉ con con” và trước sau chỉ có “bảy nổi ba chìm với nước non”. Mà sức sống ở Xuân Hương, ai cũng biết, nó có tầm cỡ trời đất, nó chẳng bao giờ chịu ép mình trong khuôn khổ, trong chuẩn mực xã hội phong kiến. Nó nhập vào đá thì đá thành đôi lứa “khối tình cọ mãi với non sông”, biến vào tranh thì tranh hóa người bằng xương thịt “nghìn năm còn mãi cái xuân xanh”, nó bắt con đường phải “thiên thẹo”, chạc cây phải “uốn éo”. Nó đòi hỏi chia sẻ, nó lấy máu, lấy dao búa mà nguyện với lời thề thủy chung, sống chết một lời thề ngày nay đọc tới còn nghe rợn: “Mái mây cắt nửa nguyền phu phát, Giọt máu đầy hai chén tử sinh”. Vậy mà đáp lại, cuộc đời mới bạc bẽo làm sao! Các cuộc tình duyên với Tri phủ Vĩnh Tường, với Tổng Cốc, xưa nay nói tới sự bất hạnh trong đó đã nhiều, dù chưa biết gì cho đích xác ngoài việc dựa dẫm vào là thơ bản thân Xuân Hương. Người chồng đích thực là Trần Phúc Hiền thì chết một cách thảm khốc. Còn bao nhiêu kẻ khác chắp nối ra sao mà Xuân Hương lại có những lời đậm đà mà giọng chân tình không thể nghi ngờ. Với Tốn Phong Thị: Duyên cho hay bởi nợ chi ru? (Gửi Tốn Phong Thị), với Sơn Phủ: Vắng nhau mới biết tình nhau lắm (Hoạ Sơn Phủ), với Nguyễn Hầu người Tiên Điền: Chữ tình chốc đã ba năm vẹn (gửi Nguyễn Hầu), với ai đó nữa: Mai sau lòng chàng như lời nữa, Dao búa nguyền xin luỵ đến mình (Lời thề). Ý tình đậm đà nhưng thực tế dường như chỉ đưa tới sự bất hạnh.

        Trong khi đó thì người khách đến với Xuân Hương, được Xuân Hương mời trầu là ai đây? Một trong số những người trên đây, hoặc các ngài Cư Đình, Thạch Đình, Hiệp trấn Sơn Nan Hạ, Chí Hiên… trong loạt người có tên trong Lưu Hương ký. Cứ lời thơ của Xuân Hương như mấy câu trên đây thì sự bất hạnh chắc không đến từ phía Xuân Hương mà từ các vị trí thức hàng khoa hoạn ấy. Bảo làm sao con người khao khát hiến dâng chia sớt, con người mà sức sống như không phải của thời đại phong kiến – Nho giáo ép xác tàn nhẫn đối với phụ nữ, con người ấy tin ở lời ân tình của các bậc mày râu? Bất luận, ông khách đương có mặt là hạng nào, dù ông có đem hết biển hết non, hết trời hết đất ra thề, Xuân Hương vẫn không tránh được tâm trạng chim sợ cây cong. Dân gian khuyên nhau khi lỡ bước “Một lần mà tởn đến già, Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân”. Huống gì con người trái tim hằng rực lửa ấy đã từng vấp ngã bao lần, trách sao không thăm dò, dè chừng khi khách hò hẹn “Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi”. Người ơi! Phải duyên phải kiếp với nhau thì hai chúng ta thành trầu thành cau và thắm thành đôi, còn không thì thôi, chứ đừng nay vui mai bỏ, đừng có cái thói xanh lá, bạc vôi, Xuân Hương này đã sợ lắm rồi, khổ lắm rồi! Từng khổ nên tay sợ. Rồi nay sợ nên càng khổ: người ta đến với mình đó, nghi ngờ là phải, nhưng nghi ngờ để người ta đi thì mình càng khổ. Cho nên, thăm dò, dè chừng, khuyến cáo, nhưng trong chiều âu là không đẩy người ta ra xa. Phức tạp ơi là tâm trạng!

        Biết sao! Có thế mới là Xuân Hương.

        Lời thơ cũng làm bằng cho tâm trạng ấy. Nếu đã biết khách này chẳng qua cũng loại chơi hoa, vừa mời vừa tống khứ thì lời thơ đã khác. Chẳng thèm là cau nho nhỏ, là trầu hôi. Chẳng chuyện gì mà lấy bàn tay têm trầu, tấc lòng trân trọng khách ra đối xử, đây là của Xuân Hương, tự tay, tự lòng làm ra. Và nhảy vọt từ trầu cau sang người với người thì khẳng định thẳng rằng: chẳng duyên chẳng nợ gì hết, ngài cứ về mà giữ cái bụng dối trá lá xanh, vôi bạc của ngài. Đằng này không phải, có tỏ nghi ngờ, có khuyến cáo – chưa tới mức răn đe, tố cáo nhưng vẫn không giấu lòng mình, không nỡ thẳng tay, vẫn muốn gắn bó, gửi gắm. Cho nên, sau giọng điệu nhún nhường, thân mật, dễ thương, rất chi là phụ nữ ở hai câu 1, 2 thì câu là dùng để nghi vấn, đúng hơn là nửa nghi vấn, không phải chỉ đặt ra với người mà ghé cả mình vào chung trong chữ nhau, tạo ra cái thế ngờ mà có tin, ôn tồn, lịch sự, nhẹ nhàng. Người nghe không mất lòng mà phải suy nghĩ, kiểm lại mình. Nghi như vậy là không đẩy người ta đi mà có cầu ở lại. Từ đó câu: là giọng lời khuyên mà là lời khuyên về sau này, lời khuyên ai khi đã thắm lại thi đừng có xanh lá bạc vôi như thói hường “Chơi lê quên lựu có trăng quên đèn”. Tạo ra cái thế trong lui có tới, trong tới có lui, đẩy ra xa mà giữ lại gần, giữ gần mà đẩy xa, ngờ mà không, không mà ngờ… Cái tài dùng chữ nghĩa ấy, phi Xuân Hương thì không mấy kẻ. Chưa kể đang trầu cau mà chuyển qua người, chuyển qua người mà cứ dính trầu cau. Không suy nghĩ như vậy trong hệ thống bài thơ thì làm sao hiểu xanh như lá là tâm địa gì nếu không đặt bên cạnh bạc như vôi, mà có bạc như vôi mà không có xanh như lá thì chỉ còn là người, đâu còn là trầu cau, lời mời trầu nữa.

        4. Tóm lại, mời trầu tưởng như một chuyện xã giao lịch sự, nhân mời người ta ăn trầu mà lấy chuyện trầu cau đùa chuyện người đời, đúng hơn châm biếm một tí các bậc mày râu. Nghiệm kỹ thấy không phải thế. Đúng là nhân chuyện mời trầu và câu giản dị, toàn lời nôm na, ấy mà ra vẻ như là bao quát chuyện tình duyên cả một đời tác giả. Đam say cuộc sống, khao khát tột bực. Ước mong trọn vẹn thì hầu như chỉ đứt gãy, có chúc một chân tình, thực tâm thì dường như chỉ gặp hững hờ dối trá, sớm nắng chiều mưa, mình muốn thắm mà người cứ xanh, cứ bạc. May mà Xuân Hương là người có bản lĩnh lớn. Bản lĩnh trong đời thường và bản lĩnh trong tư tưởng, nhất trong tư tưởng nhân sinh. Tin ở qui luật tự nhiên, niềm lạc quan ở Xuân Hương là không gì cướp nổi.

>> Xem thêm: Thúy Kiều thương mình – Những bài giảng văn chọn lọc

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận