Mạch lạc trong văn bản – Phần Tập làm văn – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

BÀI 2

MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

– Mạch lạc

Mạch lạc là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng không dễ xác đinh. Sau đây là một số hiện tương, dễ quan sát nhất đối với mạch lạc.

1. Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đê tài – chủ đề

Đe hình dung được tính thông nhất đề tài – chủ đề, thông thường người ta dẫn ra những phản chứng loại như chuỗi câu nối tiếp “(a) cắm bơi một mình trong đêm. (b) Đêm tôi như bưng không nhìn rõ mặt đường, (c)…”. cần nhắc lại rằng tính thống nhất đề tài không phải là điều kiện, không phải là nguyên nhân của mạch lạc, vì tồn tại những văn bản không có đề tài – chủ đề thống nhất như bài đồng dao Đòn gánh có mấu…

Sự vi phạm tính thống nhất đề tài – chủ đề được cụ thể hoá thành sự vi phạm tính hợp lí của sự triển khai mệnh đề.

2. Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lí (lôgíc) của sự triển khai mệnh đề

Ngày Việt Nam đang còn chiến tranh đã một thời lưu hành câu chuyện cười về cách dùng chữ nghĩa đại ý như sau :

Anh ấy đã từng đi đánh trận nhiều nơi. Anh đã bị hai phát đạn. Một phát ở đùi. Một phát ở Đèo Khế.

Cốt truyện không đáng cười, thậm chí còn rất nghiêm túc, nhưng cách trình bày khiến người ta bật cười. Người kể chuyện đã vi phạm tính lôgíc trong triển khai mệnh đề (trước đây được gọi là liên kết lôgíc giữa phần nêu đặc trưng của câu này với phần nêu đặc trưng của câu kia (Trần Ngọc Thêm)). Trong khi phát đạn thứ nhất được định vị ở đùi, người nghe chờ đợi phát đạn thứ hai sẽ được định vị ở điểm nào đó nữa trên cơ thể người chiến sĩ. Nào ngờ phát đạn thứ hai lại chỉ ra địa điểm mà anh ta bị thương.

Sự vi phạm tính lôgíc trong triển khai mệnh đề ở đây làm cho câu (mệnh đề) cuối cùng không “ăn nhập” được với phần văn bản đi trước, tức là không mạch lạc (đứt mạch) với phần văn bản đi trước, mặc dù ở đây tính thống nhất đề tài – chủ đề vẫn được bảo toàn.

Trong phạm vi hẹp hơn, tính hợp lí của sự triển khai mệnh đề còn thể hiện ngay trong một câu (mệnh đề). Một ví dụ cổ điển là :

Cái bàn tròn này vuông.

Đặc trưng vuông không thể gán cho một cái bàn vốn có hình tròn. Câu này không chấp nhận được không phải vì nó sai ngữ pháp mà vì nó sai trong việc triển khai mệnh đề.

3. Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lí (lôgíc) giữa các câu (mệnh đề)

Giữa các sự việc chứa trong các câu (mệnh đề) có thể có mối quan hệ nguyên nhân. Ví dụ :

Tôi đã nổ súng.

Tôi đang phiên gác.

Tôi đã đánh bật cuộc tấn công.

(và) Tôi đã thây quân địch tiến đến.

Bốn câu này có thể thay đổi trật tự sắp xếp để tạo ra 24 chuỗi câu, mỗi chuỗi gồm 4 câu nối tiếp theo những cách khác nhau. Có thể hình dung là 24 chuỗi câu này có thể xếp được thành một dãy từ chuỗi không chấp nhận được hoàn toàn đến chuỗi hoàn toàn chấp nhận được (với điều kiện không thêm các từ ngữ chỉ quan hệ vào). Người đưa ra ví dụ (Hoey) cho rằng chỉ có một chuỗi là chấp nhận được hoàn toàn :

Tôi đang phiên gác. Tôi đã thấy quân địch tiến đến. Tôi đã nổ súng. Tôi đã đánh bật được cuộc tấn công.

Như vậy, với ví dụ này, chỉ có một chuỗi thể hiện được quan hệ nguyên nhân, và nhờ đó lảm cho chuỗi câu có được mạch lạc. Và quan hệ nguyên nhân nói ở đây chỉ là một kiểu trong trình tự hợp lí giữa các câu liên kết với nhau.

4. Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn ngữ

Ở đầy, nội dung từ ngữ (nội dung mệnh đề) của câu không giữ vai trò đáng kể trong việc xem xét mạch lạc. Cái được chú ý là những hành động ngôn ngữ được thực hiện trong những câu ấy có chấp nhận nhau (dung hợp được với nhau) không.

Qua các ví dụ và phân tích ví dụ, có thể thấy rằng liên kết giữa các câu – mệnh đề (bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ) hoạt động vừa rộng hơn lại vừa hẹp hơn so với nhiệm vu làm cho một chuỗi câu trở thành một văn bản đích thực. Có nghĩa là với liên kết, có thể tạo ra một văn bản đích thực mà cũng có thể tạo ra một phi văn bản (cần nhắc rằng giữa văn bản và phi văn bản là vấn đề mức độ). Mạch lạc giữa các câu giữ vai trò quyết định đê tạo ra một văn bản đích thực, và chuỗi câu không mạch lạc không phải là một văn bản đích thực. Trên thực tế, chuỗi câu phi văn bản vẫn có thể được sử dụng như một sự thực cần thiết, mặc dù việc sử dụng nó phải được chuẩn bị tốt (với các điều kiện khống chế đủ rõ). Và thực tế là mọi văn bản có mạch lạc tiềm ẩn đều có thể sử dụng phương tiện liên kết để hiển ngôn hoá các kết nối mạch lạc. Vậy liên kết trong chừng mực đó là một thứ phương tiện của mạch lạc, ngoài chừng mực làm phương tiện cho mạch lạc, liên kết có thể không đem lại một văn bản.

( Theo Diệp Quang Ban, Sđd)

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận