Luyện tập phát triển câu chuyện (tiết 4) – Tập làm văn 4

Đang tải...

Luyện tập phát triển câu chuyện (tiết 4) – Tập làm văn 4

LUYỆN TẬP PHÁT TRlỂN CÂU CHUYỆN

Đây là tiết thứ 4 HS được luyện tập phát triển câu chuyện. Mục đích của tiết học là : Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, giúp HS biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian.

1. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : đọc và tìm hiểu nội dung văn bản trích đoạn kịch.

Trước hết HS cần nắm sơ lược bối cảnh lịch sử của câu chuyện và nhân vật chính. Đời nhà Trần, ba lần quân Nguyên sang xâm lược nước ta và cả ba lần đều bị thất bại thảm hại. Yết Kiêu là một tướng giỏi đời Trần, ông vốn làm nghề đánh cá, đã dùng tài bơi lội đục thủng nhiều chiến thuyền của quân giặc. Tài trí và lòng dũng cảm của Yết Kiêu đã được truyền tụng và được tác giả Lê Thi viết thànl một vở kịch.

HS đọc hai đoạn kịch và trả lời các câu hỏi:

–        Cảnh 1 có những nhân vật nào? ( Người cha và Yết Kiêu )

–        Cảnh 2 có những nhân vật nào? (Nhà vua và Yết Kiêu )

–        Yết Kiêu là người như thế nào? (Căm thù sâu sắc quân xâm lược, quyết tâm đánh giặc cứu nước)

–        Cha Yết Kiêu là người như thế nào? (Yêu nước, tuy tuổi già và bị tàn tật nhưng vẫn động viên con đi đánh giặc )

–        Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự nào? ( Theo trình tự thời gian. Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước. Tiếp đó là cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông )

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập này là : kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian.

Theo gợi ý của SGK, việc Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long được kể trước sự việc diễn ra ở quê hương vết Kiêu. Khi kể HS cần lưu ý :

–        Cần hình dung rõ nét một cử chỉ của từng nhân vật trong từng đọan kịch. Ví dụ : Yết Kiêu lễ phép, thương cha nhưng tràn đầy ý chí chống giặc. Người cha băn khoăn vì gia cảnh khó khăn nhưng vẫn thôi thúc con lên đường. Nhà vua nói năng dõng dạc nhưng giản dị, gần gũi…

–        Kết hợp từng sự việc với các hành động, cử chỉ, thái độ của từng nhân vật. Phải biết chuyển một số lời đối thoại thành lời kể và lời nói gián tiếp. Điểm đặc trưng của kịch là chủ yếu gồm các câu đối thoại giữa các nhân vật. Có những câu đối thoại trực tiếp ta vẫn giữ nguyên. Ví dụ, khi Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt, nhà vua ngạc nhiên, không hiểu Yết Kiêu xin dùi sắt để làm gì. Câu trả lời của Yết Kiêu nên giữ nguyên ở dạng lời nói trực tiếp : Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. Tuy nhiên, nhiều câu đối thoại phải chuyển thành lời kể hoặc lời nói gián tiếp. Cách chuyển như sau :

Sau đây là một bài viết để PH và HS tham khảo :

 

Đoạn 7 ;

Năm ấy, giặc Nguyên xâm lược nước ta. Chúng gây ra vô vàn tội ác khiến lòng dân vô cùng căm giận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng vệ tài bơi lội,rất căm thù giặc, quyết chí lên kinh đô Thăng Long xin yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Yết Kiêu tự tin đi giữa cung điện nguy nga. Tới gần ngai vàng, chàng quỳ lạy theo đúng nghi thức. Vua Trần đã biết tài của Yết Kiêu nên vui vẻ bảo chàng đứng dậy và ôn tồn nói:

–        Trẫm cho nhà ngươi tự chọn một loại binh khí để ra trận.

Yết Kiêu nhanh nhẹn thưa :

–        thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua hết sức ngạc nhiên, tưởng mình nghe lầm :

–        Cái gì? Dùi sắt à? Để làm gì?

Yết Kiêu thản nhiên đáp :

–        Một chiếc dùi sắt thật tốt để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Vua Trần bị cuốn hút theo cách đánh giặc của Yết Kiêu. Vua tấm tắc khen:

–        Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai dạy ngươi được như thế?

Yết Kiêu thưa cha mình đã dạy cho mình và cách đánh đó cha có được là do ông nội truyền lại. Còn ông nội, thì chính do lòng căm thù giặc và ý chí noi gương các bậc anh hùng hào kiệt của nước Nam mà tự rèn luyện, sáng tạo ra.

Vua Trần Nhân Tông rất vui vì có được một nhân tài và thấm thía ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước của mọi người đã được hun đúc từ truyền thống quật khởi của bao đời nay.

Đoạn 3:

Trong khi Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông, ở quê nhà, cha chàng bồn chồn mong ngóng, ông nhớ lại buổi chia tay con. Khi Yết Kiêu xin cha cho mình đầu quân, ông đau đáu nhìn con, giọng trầm ngâm:

–        Mẹ con mất sớm. cha thì tàn tật… Nay con lại ra trận…

Khuôn mặt cháy nắng của Yết Kiêu cũng trầm lắng theo cha, rồi chàng quỳ xuống, giọng nghẹn ngào :

–        Cha tha lỗi cho con. Nhưng cha ơi! Nước mất thì nhà tan… Con không thể ngồi yên nhìn quân giặc giết hại đồng bào mình, tàn phá đất nước mình.

Im lặng hồi lâu, người cha tập tễnh bước tới gần con, đưa hai tay nâng con đứng dậy :

–        Cha hiểu chứ. Con cứ đi đi; Cha biết tự chăm sóc cho mình.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận