Công giáo và Phật giáo: Mấy khía cạnh triết lý về con người – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Mấy khía cạnh triết lý về con người

GS.TS. Đỗ Quang Hưng

Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhập đề

Lẽ đương nhiên, nhân sinh quan có vị trí vô cùng to lớn trong thần học Kitô giáo và giáo ỉý của Phật giáo. Có thể nói đây là hai trường họp tiêu biểu trong số các tôn giáo lớn với triết lý về con người. Đại thể thì, với Kitô giáo, một tôn giáo độc thần, trong đó Đấng tối cao dưới hình thức Thiên Chúa Ba ngôi là Đấng tạo dựng, đã “nặn” ra con người theo hình ảnh của Thiên Chúa. Còn với Phật giáo, con người là một hữu thể vô thủy vô chung, trong vòng luân hồi với những nghiệp (karma) nhất định, dù là người hay chủng sinh, con người với Phật giáo dường như không có một khuôn mẫu nhất định.

Vấn đề đặt ra trong bài này là lột tả những nét “mới và hiện đại” trong tư duy của hai tôn giáo lớn này, từ đó tìm ra những mẫu số chung và liên thông giữa tư duy triết học tôn giáo với triết học, để cùng nhau hướng tới một cái đích chung mà sự diễn tả thì rất khác nhau, đó là để có con ngườixã hội loài người tiến tiến và hạnh phúc hơn. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ cái nhìn của Công giáo và Phật giáo về vấn đề này, rồi từ đó rút ra những hệ luận cần thiết.

1. Thần học Công giáo về con người

Kitô giáo nối chung Công giáo nói riêng từ lâu đã có hệ thống quan điểm nhân học của mình trong đó đã có quan điểm thần học về con người dựa trên căn bản của Thánh kinh. Sau này các Giáo huấn xã hội của Công 

giáo còn mở rộng các chiều kích con người và xã hội trong đó họ xác quyết rằng chính con người là mục đích của tất cả,cơ cấu xã hội, chương trình kinh tế và đường hướng chính trị.

Trước hết là việc khẳng định con người là một hữu thể xã hội. Hiến chế của Công đồng Vatican II nhấn mạnh: “Con người là một hữu thể xã hội tự bản tính: nghĩa là do sự nghèo nàn bẩm sinh và do khuynh hướng tự nhiên đòi hỏi phải tương giao với người khác. Xã hội tính nơi con người là nguồn gốc của mọi hình thức xã hội và của những đòi hỏi đạo đức được khắc ghi trong đó. Vì thế, để đạt tới sự phát triển viên mãn, con người không thể tự mãn với chính mình, mà cần đến người khác và xã hội”. Một quan niệm về con người như vậy thực ra cũng ỉà một quá trình lâu dài của sự tiến triển của thần học Kitô giáo, vượt lên những quan niệm cơ bản về “con người” trong chương trình Cứu độ của Thiên Chúa.

Hơn thế, thần học Kitô giáo còn có một đóng góp độc đáo cho nhân loại là quan niệm nhân vị, điều ta không thấy trong văn hóa Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ hay Trung Hoa. Với Nho giáo, “Con người là của gia đình, của dòng họ, làng, nước. Bản thân con người không có gì là của mình: thân thể là của cha mẹ cho, phận vị là của vua cho, số mệnh là của Trời cho. Có được cái gì cũng là nhờ ơn vua, ơn Trời. Giá trị của nó được tính theo chỗ nó là con ai, thuộc họ nào, làng nào, có chức sắc gì, chứ không theo chỗ bản thân nó là gì. Tất cả là thần dân của vua, đều được xếp vào bậc thang tước vị xã hội, rồi lại chia thành hạng cha chú hay con cháu. Con người phải nhìn xuống, nhìn lên trong cái thang trật tự trên dưới đó, tự xác định vị trí của mình mà ăn mặc, nói năng, đi đứng cho phải phép. Đó là con người chức năng trong xã hội luân thường chứ không có nhân cách độc lập”.

Quan niệm về nhân vị của Kitô giáo có những khác biệt với triết học duy lý cổ điển, nhấn mạnh Thiên Chúa ba ngôi, trong đó có ngôi hai – Đức Giêsu-Kitô có sự kết hợp độc đáo giữa hai bản tính, thần và người, điều mà chính Ăngghen khi viết về lịch sử Kitô giáo đã coi là điểm độc 4áo* duy nhất có được trong các tôn giáo thế giới. Truyền thống củá triễt học phương Tây thường nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân, cá thể. Trong một chừng mực nào đó, theo chúng tôi một quan niệm về nhân vị của Kitô giáọ dù có những khía cạnh “hạn chế” của nó (khó thấy được sự rạch ròi giữa “con người tôn giáo” và “con người xã hội”), nhưng đã là.sự bổ túc quan niệm phong phú về con người của triết học phương Tây nói chung.

Chúng ta cần đi sâu thêm vào nhựng quan điểm của Công giáo về xã hội để thấy rõ điều này. 

Giáo huấn xã hội Công giáo đã định nghĩa con. người như một nhân vị và coi đó là một đối tượng của tất cả các chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa. Trong thông điệp “Hòa bình trên thế giới”, Giáo hoàng Gioan XXIII nói: “Trong một cộng đồng nhân loại có trật tự và phong phú, cần thiết lập nguyên tắc căn bản theo đó tất cả mọi người là nhân vị, nghĩa là một bản tính có lý trí vẩ ý chí tự do, vì thế, do chính bản tính, con người là chủ thể của các quyền lợi và nghĩa vụ. Các quyền lợi và nghĩa vụ này thì phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng bộ”.

Như vậy, trên căn bản quan niệm của Kinh thánh: “con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, có khả năng nhận biết và yêu mến Ngài như Đấng Tạo hóa, được Ngài ủy thác quản trị mọi tạo vật trên trái đất”, Giáo huấn xã hội công giáo đã tiến đến quan niệm, nhân vị phải là chủ thể và trung tâm của mọi cơ cấu, mọi sinh hoạt trong xã hội. Cũng theo logic ấy, Giáo hội quan niệm rằng các thực tại trần thế như nhà nước, 

đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội… cần coi đó là mục đích và tạo điều kiện để con người hướng tới sự phát triển đó.

Trong những vấn đề liên quan đến con người của xã hội hiện đại, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chính Giáo hội Công giáo là lực lượng lên tiếng không mệt mỏi chống lại sự tha hóa, sự suy giảm phẩm giá của con người – ít nhất theo quan niệm của họ – trước những thách đố của nền văn minh hậu công nghiệp trên tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế và sinh học. Chúng ta có thể nêu ra đây ba trường hợp tiêu biểu để thấy các quan niệm về con người và xã hội của Công giáo hiện đại:

Án tử hình: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh không loại trừ án tử hình, khi đã biết rõ ai là thủ phạm và xác định rõ trách nhiệm của họ, nếu đây là biện pháp duy nhất có thể dùng để bảo vệ tính mạng con người cách hữu hiệu trước những kẻ xâm phạm. Tuy nhiên, nếu các phương tiện không đổ máu đủ để bảo vệ các sinh mạng, chống lại kẻ gây hấn, và để bảo toàn trật tự chung và an ninh của mọi người, thì các nhà cầm quyền sẽ chỉ sử dụng các phương tiện này thôi, vì chúng phù hợp với các điều kiện cụ thể của công ích hơn, và cũng phù họp với phẩm giá con người. Thực ra, ngày nay, vì Nhà nước có nhiều cách để chế ngự hữu hiệu tội ác, làm cho kẻ phạm tội không còn khả năng tác hại mà không nhất thiết tước đoạt khả năng hối cải của họ, nên những trường hợp tuyệt đối phải trừ khử phạm nhân “từ nay khá hiếm hoi, nếu không muốn nói là thực tế không còn nữa”.

Phá thai: “Lời Chúa thường xuyên mời gọi ta chăm sóc và kính trọng sự sống, nhất là sự sống mang dấu bệnh tật và tuổi tác. Neu không có những lời mời gọi trực tiếp và minh nhiên phải bảo vệ sự sống con người ngay từ đầu, nhất là sự sống chưa sinh ra, cũng như sự sống gần tàn lụi, thì điều ấy thật dễ giải thích bởi sự

và bóng tối đó, mà trong gần một thế kỷ vừa qua Giáo huấn xã hội Công giáo nỗ lực bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền và cổ vũ mối tương quan bình đẳng giữa các nước.

Theo quan điểm của Giáo huấn xã hội Công giáo, con người là một nhân vị, nhưng không bao giờ là một cá nhân khép kín, riêng lẻ và đơn độc, mà là một hữu thể xã hội. sống là sống với, sống cùng, sống cho người khác và Đấng khác. Trong viễn tưởng đó, chúng ta có thể tóm kết như sau: nền tảng, mục đích và những yêu sách đạo đức của cơ cấu xã hội là nhân vị, xét như là một hữu thể cỏ nhân tính và tự do. Nhưng nhân vị này chỉ thực hiện được lý tưởng của mình trong tương quan với người khác và trong cố gắng xây dựng một xã hội nhân ái hơn.

Như vậy, quan niệm về con người của Kitô giáo dựa trên nét đặc trưng, nhấn mạnh phương diện bản thể, dĩ nhiên nó khác biệt với những quan niệm mácxít về con người “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” (Mác), nó cũng có những khác biệt với những quan niệm con người cụ thể của nhân học và xã hội học. Nhưng dù sao những quan niệm ấy vẫn là những “đối chứng” có những giá trị để chúng ta tiếp cận một trong những vấn đề cơ bản nhất của khoa học nhân văn: vấn đề con người.

Trở lại chúng ta có thể đặt câu hỏi: hiện nay Giáo hội Công giáo – thần học và học thuyết Xã hội Công giáo – quan tâm đến những vấn đề gì liên quan đến vấn đề con người? Theo chúng tôi về đại thể vấn đề con người được Giáo hội Công giáo tập trung nhất trên hai bình diện sau:

Thứ nhất, Giáo hội tiếp tục “giải mã” hình ảnh và nhận diện thân phận con người. Tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 7/4/2006, Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã nói, ngài đã khám phá ơn gọi làm làm linh mục khi tận mắt

nhìn thấy ý thức hệ “phi nhân” của chủ nghĩa Đức Quốc xã. Ngài cũng nhận định rằng thời đại hiện nay “đứng trước thách đố là chủ nghĩa thế tục, vốn tự coi là cách thức trình bày thế giới như không có Thiên Chúa, hoặc đưa Thiên Chúa vào lĩnh vực riêng tư tình cảm… Chủ nghĩa thế tục tự cho mình là có tính khoa học, nghĩa là chỉ nhìn nhận những gì được kiểm chứng mà thôi, làm cho xã hội bị phân rẽ, bởi vì mỗi người sống theo dự phóng riêng của mình và cuối cùng đi đến tình trạng người này chống lại người kia”. Giáo hoàng đã nói đúng cái điều mà Giáo hội Công giáo hiện nay đang băn khoăn giải mã con người. Một mặt, Giáo hội không đứng ngoài cuộc, phải canh tân và nhập thế. Mặt khác, vấn đề thân phận con người và các vấn đề khác của con người lại luôn được đặt vào một vấn đề “có tính nguyên tắc”: Một tôn giáo luôn đặt trọng tâm vào sự cứu độ của con người trong Đức Giêsu-Kitô. Sau Công đồng Vatican II (1962-1965), trên tinh thần các văn kiện của Công đồng nhiều nhà thần học tiến bộ tiếp tục đòi hỏi việc “từ bỏ sự độc quyền về đức tin”, nghĩa là đòi hỏi phải có “sự Cứu độ ngoài Kitô giáo”, đây là vấn đề then chốt nhất trong việc nhận diện thân phận con người hiện nay của Giáo hội Rôma.

Thứ hai, con người là con đường của Giáo hội. Với Thông điệp Tân Sự (15/5/1891), Giáo hoàng Lêô XIII (1810-1903) la người đầu tiên mở ra ngành học “giáo huấn xã hội Công giáo” trong đó đề cập đến những cuộc đấu tranh vì công bằng xã hội và phẩm giá con người thông qua điều kiện việc làm, lương bổng. Giáo hoàng Gioan XXIII (1881-1963), người triệu tập Công đồng Vatican II, trong Thông điệp Hòa bình trên trái đất đã mở ra một ý tưởng mới về vấn đề con người: “Bây giờ hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải phục vụ con người xét như là con

người, chứ không chỉ phục vụ người Công giáo, cần phải bảo vệ nhân quyền trước tiên và ở bất cứ nơi nào, chứ không chỉ bảo vệ quyền lợi của Giáo hội Công giáo”.

Quan điểm về Giáo hội và trần thế, Giáo hội và con người đã được các văn kiện của Công đồng Vatican II giải quyết triệt để và toàn diện trong Hiến chế mục vụ về “Hội thánh trong thế giới hôm nay”: “nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn khổ và âu lo của con người hôm nay đặc biệt của những người nghèo và của tất cả những ai đang đau khổ, cũng chính là nỗi vui mừng, hy vọng, buồn khổ và âu lo của người môn đệ Đức Kitô. Không có gì đích thực nhân loại mà lại không có tiếng vang nơi cõi lòng người tín hữu Chúa Kitô… Cộng đồng tín hữu cảm thấy liên đới thực sự và sâu xa đối với con người cũng như toàn thể lịch sử nhân loại”. Trong những vấn đề của nhân loại hôm nay, các văn kiện của Vatican thường thể hiện sự lo lắng “con người bị tha hóa” trước những tiến bộ to lớn của khoa học và kinh tế, lo lắng trước cơn khủng hoảng về bản thân đời sống tôn giáo. Riêng với người Kitô hữu, đó chính là sự lo lắng về việc “con người đang mất dần cảm thức về tội lỗi”. Giáo hoàng Bênêđíctô XVI trong diễn văn ngày 9/10/2006 ở Rôma nhân nói về điều này còn đề cập đến những sai phạm luân lý khách quan “một nền văn hóa đổ lỗi và tố tụng sẽ phát sinh”. Giáo hội Rôma bên cạnh việc nhắc nhở trách nhiệm của người Kitô hữu, đòi hỏi việc nâng cao vai trò của họ trong Giáo hội (Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, số 37) đã nhấn mạnh trách nhiệm của các linh mục và tu sĩ, điều ít thấy trong các Tông huấn của Giáo hội trong thế kỷ trước.

Thư mục vụ 2006 với tựa đề “Sống đạo hôm nay”, được công bố ở Huế ngày 8/9/2006, của Hội đồng Giám mục Việt Nam, sau khi xác định vị trí đặc thù của linh mục, tu sĩ, đã chỉ ra: “Việc sống đạo trong lòng xã hội hôm nay cần đến gương sáng và lời cầu nguyện của anh chị em. Tuy rằng việc tham gia vào những công tác tò thiện xã hội của anh chị em còn gặp nhiều hạn chế, nhưng nơi nào có sự hiện diện của anh chị em, đức tin và đức ái Kitô giáo được cảm nhận một cách rõ nét. Vì thế, chúng tôi kêu gọi anh chị em hãy nỗ lực và kiên trì dấn thãn để xoa dịu nỗi đau khổ của anh chị em đồng loại, vừa làm cho Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong lòng xã hội chúng ta đang sống”.

Tóm lại, trong vấn đề con người hẹp lại là vấn đề con người Kitô hữu, Giáo hội hiện đang hết sức nhấn mạnh việc gắn kết tình yêu Thiên Chúa với sự say mê phục vụ con người và ngược lại. Thần học và giáo lý thì như vậy nhưng con đường “dấn thân phục vụ” đúng như những trí thức Công giáo tỉnh táo thường nói khẩu hiệu quen thuộc và cao đẹp đó của Giáo hội vẫn là một thách đố lớn đối với Hội thánh, cho đến từng Hội dòng, từng cá nhân trong việc khai thông bế tắc trong vấn đề con người.

2. Con người trong cái nhìn của Phật giáo

Với Phật giáo, khó tìm một “định nghĩa” về con người. Ta không có cách nào khác là phải tiếp cận những ý tưởng của Phật tổ qua những bộ kinh cơ bản. Công việc này đôi khi cũng phức tạp, rắc rối như “chim lạc rừng”.

Trước hết, kinh Hoa Nghiêm có câu: “Con người là hơn cả…”. Có thể coi đây là điểm xuất phát về quan niệm con người của nhà Phật. “Con người” một danh từ, với Phật giáo gồm cả những sinh vật cùng một loại mà danh từ ấy có thể xác định được và những đặc tính phân biệt được loài người với các sinh vật khác. Theo đó, nhà Phật cho rằng con người là một sinh vật, cũng như mọi sinh vật khác. Có điều, sự xuất hiện con người theo Phật giáo tức là tiến trình của sự sống không như những vật thể cố hữu thông thường mà theo quy luật “vô thường” của những vòng sống không có mở đầu và không có kết thúc. Lời của Đức Phật: “Cái gì đã sinh ra, cũng luôn luôn bị sự tiêu diệt hăm dọa. Bất cứ chiếc bình nào ra khỏi bàn tay người thợ làm đồ gốm rốt cục rồi cũng bị tan vỡ! Đời sống chúng sinh cũng thế”.

Phật giáo cho rằng con người là một loài sinh vật có đủ mọi giác quan và là một giống loài cao hơn mọi động vật. Phật giáo trong các kinh điển của mình như Khế kinh cũng cố gắng mô tả dáng vẻ sinh học của con người như vóc dáng uy nghiêm, ngay thẳng trong sự đi đứng, tinh thần sáng suốt, không bị mù quảng trước các hiện tượng huyền ảo giống như nhận xét của giới khoa học phương Tây sau này: “Con người là kết tinh tất cả các nguyên tính sinh hoạt của các loài khoáng vật, thực vật và động vật” (Paul Carton). Điểm đặc biệt là nhà Phật cũng đã có một quan điểm, quan niệm tiến hóa khi nhìn nhận mặt sinh học của con người. Kinh Lăng Già có câu: “Ngã tưởng từng cá nhân chẳng qua ở trong họp tướng tạm thời và riêng biệt của những phần tử vật chất và tinh thần”.

Theo đó, kinh điển của Phật giáo cũng đã cố gắng để mô tả “thân thể con người”, về cơ bản Phật giáo cũng thừa nhận thân thể con người là do những tế bào hợp thành và nó gắn liền với sự tiến hỏa của vũ trụ. Trong đó, sự tiến triển của các sinh vật lệ thuộc vào luật “đào thải tự nhiên” hay “sinh tồn cạnh tranh” như cách diễn đạt

của nhân học. Phật giáo còn có quan niệm về nhân duyên sinh, nói về sự tồn tại người với hệ thống quan điểm có những hạt nhân biện chứng đáng chú ý.

Khi Đức Phật giác ngộ, Ngài đã nhận ra quy luật nhân duyên sình chi phối vũ trụ, nghĩa là, không chủ trương có tạo vật chủ (giống quan niệm thần học của Thánh kinh), không thừa nhận cái gì có trước tiên, cái gì có sau cùng, cái gì thường còn, cái gì đoạn tuyệt, cái gì đơn độc, mà tất cả sự vật chỉ là một cuộc tiếp nối, giả hợp, chuyển biến không ngừng của nhân quả và trợ duyên.

Cho nên, với vấn đề cấu tạo vũ trụ theo quan niệm đạo Phật chỉ là một cuộc đại hoạt động tự thân liên tục trong sáu nguyên tố chính:

1) Địa đại : đất, thuộc chất rắn.

2) Thủy đại         : nước, thuộc chất lỏng, ướt.

3) Hỏa đại          : lửa, thuộc chất nóng.

4) Phong đại      : gió, thuộc chất hơi, không khí.

5) Không đại      : tức không gian.

6) Thức đại        : tâm thức, năng lực hoạt động.

Tức là do năng lực hoạt động vô hình (không, thức) và hình tướng hữu hình (địa, thủy, hỏa, phong) luôn luôn nhịp nhàng, nương tựa nhau trong phạm vi hoạt động, phát hiện và chiều theo định luật: sinh, trụ, dị, diệt hay sinh, lão, bệnh, tử.

Từ quan niệm vũ trụ luận ấy, kinh Trường A Hàm có đưa ra một “định nghĩa” về con người: “Đây là thân của ta, nó có một hình dáng do bốn chất: đất, nước, gió, lửa tạo thành. Thân này do cha mẹ sinh ra. Nó được nuôi dưỡng bằng sữa, bằng cơm và phải bị rã rời tiêu hoại. Còn đây là tâm của ta. Tâm này nương nơi sác thân tứ đại và phải chịu một số phận như nó”. Như vậy, quan niệm nhân duyên sinh về con người cũng chứa đựng cách nhìn có yếu tố duy vật về con người, nhất là con người sinh học.

Mặt khác, Phật giáo cũng có quan niệm về mối quan hệ giữa con người và thế giới, vũ trụ. Ba khái niệm cơ bản mà Phật giáo dùng để giải thích mối quan hệ này là: Nghiệp lực (sức mạnh có năng lực hoạt động, tạo tác và phân biệt do hành vi của sự vật); Chủng tử (hạt giống của sự vật, có công năng sinh khởi ra nghiệp quả); Hiện hành (những hình tướng hiện thức được phát hiện bởi hành động tạo tác). Ba khái niệm này giúp người Phật giáo lý giải khi nào con người biết đi ngược lại với dòng luân chuyển (luân hồi) tức là phải chấm dứt vô minh. Từ đó trí tuệ mới sáng tỏ, mới có thể nhận ra bản chất của vũ trụ là vô thường, là biến ảnh của tâm thức. Nói cách khác là quan hệ giữa tâmcảnh, giữa sự vật hữu hình và vô hình.

Phật giáo khái quát những “đặc tính của con người”. Đức Phật tổ vốn đề cao con người dù thấy rõ những đặc tính của nó: Dục vọng, lầm lỡ, tội ác. Nhưng trên hết, đạo Phật cho ràng con người là hiện thân của ý thức, tiềm lực. Chính con người đã tạo ra mình và bản thân nó trong tương lai. Đương nhiên, Phật giáo nhấn mạnh: đời sống giải thoát ỉà nỗ lực cơ bản của tư tưởng năng lực, hành động chân chính để tạo nên ý nghĩa của con người. Với một quan niệm như vậy, đạo Phật còn khẳng định giá trị của nó chỉ được thể hiện đúng với ý nghĩa của nó khi con người tạo được một địa vị đặc biệt trong vũ trụ và giữa muôn loài, những giá trị ấy được Phật giáo nhấn mạnh trong hai yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, nhờ có trí khôn mà con người mới tạo thành xã hội ngày nay, “nhân linh ư vạn vật” như người xưa đã nói. Trí khôn, trí tuệ con người liên quan đến khái niệm nghiệp lực nói trên. Theo quan điểm của nhà Phật, thế giới phàm tục được phân thành 6 loại, trong đó con người được coi là có giá trị hơn muôn loài.

Thứ hai, con người là một thực thể, là một giống loài mà nhân cách của nó là do tu nhân mà tác thành. Đức Phật tổ đã chỉ ra ngũ giới kinh điển cho người Phật tử là; không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Giá trị nhân bản và triết lý sâu sắc của quan niệm này tỏ rõ con người có thể tu nghiệp tác thành cho bản thân và cải tạo thế giới và coi “nghiệp thân là động cơ tác thành cho tất cả”.

Ngoài hai phương thức cơ bản trên, Phật giáo cũng cho rằng mỗi cá thể không thể sống đơn độc mà phải sống chung với xã hội. Có điều, quan niệm “sống chung với xã hội” của Phật giáo cũng có nét khác biệt với quan niệm duy vật và cả quan niệm của Kitồ giáo. Quan niệm “sống chung với xã hội loài người”, theo Phật giáo trước hết là: “đem thân tâm phụng sự chúng sinh, là báo đáp hồng ân chư Phật” (Kinh Lăng Nghiêm). Một thời gian dài trong lịch sử, quan niệm này của nhà Phật được thể hiện trong đường hướng tổng quát là Tu thân, Giác ngộ, Bố thí, làm việc thiện, dần dần đã tiến đến một quan niệm xã hội rộng lớn hơn đó là “lợi lạc quần sinh” và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. về mặt triết lý đã tiến tới cái nhìn: “Đời sống của kẻ khác luôn luôn có liên lạc với đời sống riêng của mình”, như ý kiến của nhiều ái hữu Phật giáo hiện đại.

Với quan niệm về con người như vậy, Phật giáo cũng đặc biệt coi trọng vấn đề Phương pháp làm người như kinh Đại Niết Bàn có nói: “Anh hãy cương quyết chú định vào chân lý. Anh hãy lấy chân lý làm ngọn đuốc và nơi nương náu cho anh”. Phương pháp làm người của đạo Phật trở thành vấn đề quan trọng không chỉ trong Phật pháp mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tu hành của người Phật tử. Phương pháp ấy bao gồm những phương diện rộng lớn như rèn luyện tâm trí (biết định tâm, nhẫn nhục, lập nghiệp, tri túc); rèn luyện thân thể (biết cách vận động, hô hấp, ăn uống, điều hòa); hiểu biết về nghĩa vụ (nghĩa vụ cha mẹ với con cái, vợ chồng, thầy giáo với học trò, công dân với quốc gia) và cuối cùng quan trọng nhất là cứu cánh giải thoát (triết

lý vô thường, vô ngã và thực hành Giới, Định, Tuệ).

Đạo Phật vì thế khẳng định rằng nó là đạo của con người. “Con người được nhận là người khi nào tư cách và hành động như pháp”, có nghĩa là từ ý nghĩ, lời nói đến việc ỉàm luôn luôn phải phù hợp với chính pháp và thích hợp với cơ duyên, trình độ, hoàn cảnh cá nhân.

Với quan niệm như vậy, trong thế giới hôm nay ta cần ghi nhận Phật giáo thế giới cũng đanạ suy tư đến những vấn đề của con người hiện đại. Các học giả/phật giáo, Giáo hội Phật giáo nhiều nước hiện đang bàn đến những vấn đề rất nóng hổi như: giáo dục Phật giáo trong thế giới hiện đại; người Phật tử, triết lý Phật giáo trước những vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa đương đại, thậm chí đến những vấn đề cụ thể như vấn đề phân hóa, phân tầng xã hội, di dân, chủng tộc, chiến tranh và hòa bình, đạo đức sinh học, các tệ nạn xã hội cho đến những vấn đề “tế nhị” của nhân loại như đồng tính luyến ái, cái chết sinh học. Ở nước ta, những điều này tìm thấy ở hai hội thảo quốc tế của Phật giáo gần đây: Phật giáo và những vấn đề của nó trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI (TP Hồ Chí Minh 2006) và Đại lễ Phật đản Vesak 2008 tại Hà Nội.

Tóm lại khi đề cập đến vấn đề con người của hai tôn giáo lớn là Công giáo và Phật giáo, chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng: dù căn bản thần học, kinh điển và những cái nhìn khác nhau về thế giới nên mỗi tôn giáo có những hệ thống quan điểm riêng về vấn đề con người. Nhưng thảy đều có chung những mẫu số mà ta cần nghiên cứu, khai thác và phát huy những giá trị tích cực của nó như Nghị quyết về văn hóa của Đảng ta (NQTW5, 1998, khóa VIII) đã chỉ ra, đó là thảy các tôn giáo đều có cái nhìn nhân bản, văn hóa về con người

và thảy đều, luôn hướng tới cái nhìn cập nhật với thế giới hôm nay.

Chúng ta biết rằng, đạo Phật nổi tiếng nhờ lòng từ bi và tuệ giác mà Đức Phật khi giảng dạy coi nó như hai điều kiện tiên quyết đem lại hạnh phúc cho con người. Đạo Phật vì vậy còn gọi là đạo Từ bi hay đạo Giác ngộ, trong đó luôn lấy con người làm trung tâm không lệ thuộc vào Thượng đế hay đấng thần linh nào đó.

Nhìn từ góc độ nhân bản, bản chất của Phật giáo cũng thật sâu xa: nếu ở các tôn giáo khác nhân bảnnhân vị phục vụ con người đôi khi “bất chấp cả quyền lợi, hạnh phúc của các loài động vật, thì ở đạo Phật, ý niệm về nhân bản là lấy con người làm trọng tâm, phục vụ lợi ích, an sinh xã hội và hạnh phúc của con người cũng như loài động vật và thiên nhiên”.Trong thế kỷ XXI, những giá trị nhân bản ấy có những thước đo giá trị mới. Mọi phát kiến khoa học, mọi sáng tạo văn học nghệ thuật liên quan đến tôn giáo cần được đánh giá trên bình diện ấy, nghĩa là nó có thực sự đem lại hạnh phúc cho con người hay không. Ở chỗ này, Phật giáo cũng như Công giáo thường bộc lộ nhiều băn khoăn trước những nghịch lý của thế giới toàn cầu hóa, sự tha hóa của con người thời hiện đại.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam từng ghi nhận nhiều ý kiến độc đáo của các Thiền sư như Sư Vạn Hạnh thời Lý với câu:

Nhậm vận thịnh suy vỏ bổ úy,

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

(Khéo léo vận dụng quy luật thì thịnh suy không còn sợ hãi

Nhưng đối với ta thịnh hay suy cũng là mong manh như hạt sương trên đầu ngọn cỏ)

Hoặc câu sau đây của ni sư Diệu Nhân đời Lý:

Mê chi cầu Phật

Hoặc chi cầu Thiền

Thiền Phật vô cầu…

Nghĩa là:

Mê mới cầu Phật

Hoặc mới cầu Thiền

Không cầu Phật, không cầu Thiền

Tại sao các Thiền sư Phật giáo lại có những tư tưởng đặc biệt như vậy?

Cái hay của những câu thơ Thiền nói trên chính là ở chỗ con người phải dựa vào bản thần mình, đừng dựa vào cái gì khác, phải lấy bản thân mình làm ngọn đèn, phải tự “thắp đuốc lên mà đi” (Trường Bộ Kinh). Khác biệt với các tôn giáo khác, Đức Phật luôn nhấn mạnh con người phải tin vào khả năng của chính mình để giác ngộ và giải thoát. Câu nói nổi tiếng của Đức Phật: “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành” tự nó đã mang yếu tố bình đẳng độc đáo.

Trong nhiều bộ Kinh phật còn nhấn mạnh khả năng phân biệt đúng sai, thiện ác của chính con người chứ không cân dựạ vào sách vở, dư luận truyền thống. Trong bộ Tăng Chi Bộ Kinh có những câu nổi tiếng trong bài Các vị ở Kesabiita, trong đó nhắc nhở con người phải có khả năng tự phán đoán qua tư duy logic và thực nghiệm để đánh giá mọi điều thiện ác đúng sai rất có ý nghĩa trong thời đại khủng hoảng hệ tư tưởng, niềm tin ý thức hệ và xung đột hiện nay…

Một số ý kiến của vua Trần Nhân Tông mà ngày hôm nay chúng ta trân trọng nhắc lại:

“Bụt ở trong nhà

Chẳng phải tìm xa

Nhân khuẩy bổn, nên ta tìm Bụt

Chỉn mới hay chính Bụt là ta”

Nhân dân Việt Nam ta thường có câu: “Phật ở trong nhà, cầu Thích Ca ở ngoài đường” chính là vì vậy. Vua Trần Thái Tông trong tác phẩm nổi tiếng Khóa Hư Lục có câu: “Ngã thân tức Phật thân thị, vô hữu nhị tướng” (nghĩa là: Thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng). Một lần nữa hai vị vua nổi tiếng của Thiền phái Trúc Lâm đều nhấn mạnh đến nhận định quan trọng là, tất cả chúng sinh đều có đủ bản tính giác ngộ hay phật tính cả.

Bước vào đầu thế kỷ XXI này giới nghiên cứu Phật giáo cũng như nhà Phật đang nói nhiều đến việc người Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ này không những phải tiếp nối truyền thống nhân bản mà còn phải đáp ứng những nhu cầu tâm linh mới của con người. Có vẻ như một số nhà thiền học Việt Nam “thường nhấn mạnh tính siêu lý trí của Thiền mà coi nhẹ mọi thao tác của tư duy logic”, trong khi đạo Phật chỉ luôn luôn đề cao trí tuệ thực nghiệm mà sách Phật thường gọi là tu tuệ.

Đạo Phật tuy đề cao trí tuệ thực nghiệm nhưng bản thân cũng không xem nhẹ trí tuệ học hỏi và trí tuệ tư duy mà sách Phật thường gọi là văn tuệ (học hỏi mà biết) và tư tuệ (tư duy mà biết). Chúng ta biết rằng thời “hậu hiện đại” hiện nay minh chứng cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhưng cũng là lúc mà sự thách đố về đạo đức nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Đạt Lai Lạt Ma, gương mặt tiêu biểu của Phật giáo Tây Tạng hiện nay có đánh giá rằng: sự sống trên hành tinh đang bị đe dọa trước hết bởi sự khủng hoảng đạo đức của con người, là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nạn bạo động và khủng bố, chứng bệnh nan y, tệ nạn xã hội, sự hờ hững về nhân quyền, sự hủy hoạt môi trường 

sinh thái, tất cả đều xuất phát từ ba phiền não (tham sân si) của con người. Con người đã có thể chiến thắng, chinh phục thiên nhiên nhưng vẫn bị khuất phục và bị trói buộc bởi những vấn nạn ấy. Vì thế trở lại với những vấn đề về con người mà Phật giáo đang đặt ra hiện nay cũng ỉà một cách đê chúng ta tiếp cận thêm nhãn giới của nhà Phật về vấn đề con người.

Những hệ luận

1. Qua sự trình bày trên, chúng tôi có nhận xét ràng triết lý về con người của Phật giáo cũng như Công giáo, trên cơ sở bảo lưu những căn tính thần học và giáo lý đã ổn định từ lâu đời, ngày nay qua việc “diễn giải Thánh Kinh” hoặc “giải mã Phật pháp” đang có xu hướng tìm kiếm những hình ảnh “con người” cụ thể và gần gũi hơn với con người trần thế, con người thực tại.

Điều này được thể hiện rõ trong nhiều xu hướng triết học hiện đại của hai tôn giáo này. Với Công giáo, điều đó được thể hiện rõ nhất trong Học thuyết xã hội Công giáo, dù bản thân học thuyết này không được coi là một bộ phận kinh điển của thần học Kitô giáo nhưng rất quan trọng trong đời sống tôn giáo và xã hội hiện nay.

Với Phật giáo, vượt qua truyền thống hàng nghìn năm về quan niệm con người “trừu tượng”, rất ít dấu vết thời đại, xã hội, tộc người, nguồn gốc văn hóa. Dường như hôm nay, quan niệm về con người của Phật giáo cũng đã và đang gần gũi hơn với hệ thống nhu cầu và giá trị của loài người nói chung, đặc biệt là với những vấn đề có “tính nhân loại”. Lần đầu tiên Phật giáo ngày nay quan tâm tới những vấn đề cụ thể, cập nhật và rất “phổ quát” của con người: đạo đức sinh học, môi sinh, mồi trường, hôn nhân, tri thức, khoa học cũng như những vấn đề an sinh xã hội khác.

Điều này đặt ra không chỉ đối với giới triết học mà cả với nhận thức xã hội nói chung. Trong một bài viết, chúng tôi đã khẳng định một điều chưa được đề cập nghiêm túc ở nước ta đó là: Tôn giáo cũng là một nguồn lực của 

nhận thức.Xin nhấn mạnh rằng, trong vấn đề nhận thức về con người hôm nay, cần phải ghi nhận những đóng góp đáng kể của hai tôn . giáo này trong cách suy tư về cọn người, điều mà triết học nói chung (kế cả triết học tôn giáo) từ lâu đã coi là những đối tượng nghiên cứu kinh điển, nhưng xem ra chúng ta còn nhiều khoảng trống trong việc nhận thức “con người”.

2. Trước mắt, cần có những giới thiệu Hệ thống, đầy đủ hơn về những kết quả nghiên cứu của các nhà thần học, giới trí thức Công giáo cũng như các vị đại sư,’ cao tăng, trí thức Phật giáo (ngày càng đông đảo và đa dạng về nguền gốc xã hội) về vấn đề con người (gắn với “tính hiện đại”). Công việc ấy có thể dẫn tới hệ quả bổ ích trong việc nâng cao tri thức của xã hội, tạo nên những môn học mới cho các khoa triết học, khoa học xã hội nhân văn nói chung. Hơn thế nữa, những kết quả nghiên cứu ấy còn có thể góp phần trong việc mở rộng khái niệm về con ngườixã hội khi các cơ quan chuyên môn, cơ quan công quyền hoạch định các chiến lược chính sách ,ysề con người và xã hội.

Trên đây là những “hệ luận” mà chúng tồi rút ra từ bài viết, nhưng cũng có ý nghĩa như một khuyến nghị xã hội để tham khảo và cùng suy tư.

Xem thêm Triết học tôn giáo thế kỷ XX

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận