Kiến thức chuyên đề Từ loại – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

Từ loại

I – HỆ THỐNG KIẾN THỨC THEO CHUYÊN ĐỂ

          Chương trình Ngữ văn lớp 6 đã đề cập đến một số từ loại trong tiếng Việt như danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ và phó từ. Ở lớp 7, chúng ta tiếp tục đề cập đến một số từ loại khác – đại từ, quan hệ từ.

          1. Đại từ

          – Đại từ (yếu tố đại có nghĩa là thay thế) là những từ dùng để thay thế cho

người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến hoặc dùng để hỏi.

          Đại từ không có nghĩa cố định. Nghĩa của đại từ phụ thuộc vào nghĩa của từ ngữ mà nó thay thế. Ví dụ :

          (1) Hôm qua, tớ nhìn thấy một bức tranh ở nhà bạn Nam. Nó rất đẹp.

          (2) Hôm qua, tớ đến nhà bạn Nam. Không biết Nam đi đâu. Tớ tìm nó cả buổi chiều.

          Từ trong hai câu trên có nghĩa khác nhau. trong câu (1) chỉ “bức tranh”, nó trong câu (2) chỉ “Nam”.

          – Đại từ có thể dùng để trỏ hoặc để hỏi về :

          + người, sự vật

          + số lượng

          + hoạt động, tính chất, sự việc.

          – Đại từ xưng hô là đại từ dùng để trỏ người nói (ngôi thứ nhất), người nghe (ngôi thứ hai) và trỏ người, sự vật được nói đến (ngôi thứ ba). Ví dụ :

          + Đại từ chúng ta chỉ gộp cả người nói và người nghe.

          + Đại từ mình có thể chỉ cả ngôi thứ nhất lẫn ngôi thứ hai. Ví dụ :

          (1) Mình về có nhớ ta chăng

          Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

          (2) Chiều nay, cậu đến nhà mình nhé.

          Mình trong câu (1) chỉ người nghe, trong câu (2) chỉ người nói.

          – Ngoài các đại từ xưng hô chân thực như đã nêu trong bảng trên, người Việt còn sử dụng các từ khác vốn không phải là đại từ để xưng hô. Ví dụ :

          + Các từ chỉ quan hệ gia đình : ông, bà, chú, bác, cô, anh, chị, em…

          + Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ : thủ trưởng, bác sĩ, giáo sư…

          + Các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn…

          Các từ xưng hô trong tiếng Việt có quy ước sử dụng chặt chẽ. Cần chú ý sử dụng từ xưng hô cho đúng để thể hiện mình là người có văn hoá, lịch sự.

          2. Quan hệ từ

          2.1. Khái quát về quan hệ từ

          – Quan hệ từ là những từ dùng nối các bộ phận của câu, các câu, các đoạn với nhau để biểu thị các quan hệ khác nhau giữa chúng.

          – Ý nghĩa quan hệ mà quan hệ từ biểu thị rất đa dạng, phong phú. Chẳng hạn :

          + cái bút của bạn : quan hệ sở hữu ;

          + đi học bằng xe đạp, cái bàn bằng gỗ: quan hệ phương tiện, chất liệu ;

          + quyển sách trên bàn : quan hệ vị trí ;

          + tôi nó : quan hệ liệt kê;

          + tôi học cùng với nó : quan hệ cùng chung ;

          + tôi nói nhưng nó không nghe : quan hệ tương phản ;

          + tôi học còn nó nghỉ: quan hệ đối chiếu, so sánh ;

          + học để có kiến thức : quan hệ mục đích ;

          + cây đổ bão : quan hệ nguyên nhân ; v.v…

          – Các quan hệ từ có thể sử dụng cùng với nhau tạo thành cặp quan hệ từ. Ví dụ : Vì (do, bởi tại…)… nên (cho nên)… ; nếu (giá, giá như, giá mà…) thì… ; tuy (dù, mặc dù…)… nhưng…; để… thì…

          – Trong nhiều trường hợp việc dùng quan hệ từ có tính bắt buộc. Sự có mặt của quan hệ từ làm cho ý nghĩa của cụm từ, của câu được sáng rõ. Ví dụ :

          Thơ thiếu nhi chưa cho thấy rõ quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ. Muốn làm rõ quan hệ ngữ nghĩa phải sử dụng quan hệ từ : Thơ của thiếu nhi ; Thơ về thiếu nhi; Thơ cho thiếu nhi.

          – Cần lưu ý có nhiều quan hệ từ có hình thức giống với các danh từ, động từ.     Ví dụ :

          + để quyển sách ở trên bàn. (động từ) – Nó mua sách để đọc. (quan hệ từ)    

          + Nhà nó lắm của. (danh từ) – Sách của. (quan hệ từ)

          2.2. Chữa lỗi về quan hệ từ

          Quan hệ từ có vai trò quan trọng trong việc giúp người nghe, người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu, của đoạn. Việc sử dụng quan hệ từ cần được chú ý để tránh các lỗi ngữ pháp, tránh các lỗi về nghĩa.

          – Lỗi ngữ pháp trong sử dụng quan hệ từ

          Lỗi ngữ pháp về quan hệ từ thể hiện ở chỗ :

          + Dùng thiếu quan hệ từ trong những trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ.

          Ví dụ : Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi. (cười với tôi)

          + Dùng thừa quan hệ từ làm cho câu sai ngữ pháp. Ví dụ : Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ. (thừa quan hệ từ qua làm cho câu trở thành câu thiếu chủ ngữ)

          + Các từ khác nhau khi sử dụng đòi hỏi các cách kết hợp khác nhau. Việc dùng một quan hệ từ chung cho các cách kết hợp đó có thể dẫn đến lỗi về ngữ pháp. Ví dụ : Thằng Côn đã cuống quýt, xoắn lấy cười hỏi với người đàn bà có giọng hát hay. (mượn từ tạp chí Ngôn ngữ số 1/1972). Có thể nói, viết : cười với người đàn bà, nhưng không thể nói, viết : *hỏi với người đàn bà. Do đó kết hợp cười hỏi với… là sai ngữ pháp. Cần chữa lại các cụm từ trong câu đó thành : cười nói với người đàn bà… hoặc hỏi chuyện người đàn bà.

          – Lỗi về nghĩa trong sử dụng quan hệ từ

          Lỗi về nghĩa trong sử dụng quan hệ từ thể hiện ở’chỗ dùng sai quan hệ từ, dùng quan hệ từ sai với quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các câu, các đoạn. Ví dụ :  

          Để lấy dịch vị nguyên chất, I. P. Páp-lốp đã cắt ngang thực quản cho chó rồi khâu liền với da cổ cho hai đoạn đều thông ra ngoài. (mượn từ tạp chí Ngôn ngữ số 2/1972)

          Ở câu trên dùng quan hệ từ cho là không đúng, cần thay quan hệ từ cho hằng quan hộ từ của (… I. P. Páp-lốp đã cắt ngang thực quản của chó…).

 
 
 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận