Hướng dẫn làm văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý – Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân từ khi ông nghe tin làng theo giặc đến khi tin ấy được cải chính – Tập làm văn 9

Đang tải...

Tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn “Làng”. Nghị luận

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngon “Làng” của Kim Lân từ khi ông nghe tin lâng theo giặc đến khi tin ấy được cải chính.

Bài làm

Kim Lân là nhà văn am hiểu và gắn bó với nông thôn, với người nông dân. Bởi thế nên sở trường của ông là đề tài về cuộc sống và con người lao động, đặc biệt là người nông dân miền Bắc. Làng là truyện ngắn tiêu biểu của ông về đề tài đó. Bối cảnh câu chuyện diễn ra trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó người nông dân mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai đã có những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về làng quê, đất nước.

Truyện Làng để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc về tình yêu làng của ông Hai. Đó là một tình yêu chân thành mộc mạc, một tình yêu giản dị mà chúng ta đều có thể nhận thấy và bắt gặp ở mọi người dân thôn quê Việt Nam.

Chiến tranh xảy ra, cách mạng bùng nổ, bao nhiêu đó thôi đã khiếrrông Hai phải xa làng Chợ Dầu thân yêu của mình. Đối với ông, đó là một thử thách và cũng là một cực hình. Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng vô cùng. Ngày nào ông cũng khoe về làng của mình. Ông Hai yêu làng thật nhưng chính lúc ở nơi tản cư thì ông lại phải đối mặt với một biến cố khác, có lẽ khiến ông đau đớn, dằn vặt nhiều hơn chuyện ông phải xa làng: tin đồn làng Chợ Dầu của ông theo giặc.

Như thường lệ, hôm ấy ông Hai ra khỏi nhà với tâm trạng háo hức. Dường như ông lại sắp kể cho mọi người nghe về làng Chợ Dầu. Thế nhưng khi nghe người ta lại kháo nhau, nhất là được thể người đàn bà ẵm con cứ khăng khăng một mực khẳng định làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai cảm thấy bàng hoàng. Tâm trạng háo hức, vui vẻ trong ông biến mất: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ”, ông hỏi lại người đàn bà, giọng lạc hẳn đi. Trước sự quả quyết của bà ta, ông Hai chỉ còn biết quay đi, ra về mặc cho lòng còn nhiều tâm sự, mặt cúi gằm xuống.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, biết bao nhiêu ý nghĩ cứ thoáng hiện lên trong đầu ông. Ông thương các con ông, thương cho lũ trẻ “làng Việt gian”. Mai đây thế nào rồi chúng cũng bị người ta “rẻ rúng hắt hủi”. Ông Hai chẳng còn biết tin hay không tin vào làng mình nữa. Ông nghĩ lại một hồi. Ong cảm thấy nhục nhã, nhục vì sinh ra và lớn lên ở cái làng Việt gian bán nước. “Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…”. Bây giờ thì ông Hai tin và khẳng định làng Chợ Dầu theo giặc rồi. Nỗi đau đớn đó khiến ồng Hai đổi tính, gắt lên với vợ. Suốt đêm, ông Hai “trằn trọc không sao ngủ được”. Ông lão “lặng hẳn đi, tay chân nhủn ra, tưởng chừng như không cất hẳn lên được”.

Từ cái ngày nghe tin dữ ấy, “ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bẽn bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng”. Bây giờ, sự đau đớn của ông Hai đã chuyển thành nỗi sợ hãi trong lòng. Ông nhạy cảm với mồi việc mà ông nghĩ là có dính líu đến làng Chợ Dầu. “Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông…là ông lủi ra một góc nhà, nín thít”. Ông muốn có thêm tin tức lắm. Nhưng cứ nghĩ đến việc ông phải đối mặt với cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, rồi cả sự coi thường, khinh bỉ của mọi người mà ông Hai cảm thấy xấu hổ vô cùng.

Tuy nhiên, xấu hổ đấy, sợ hãi đấy nhưng ông Hai còn băn khoăn một điều: hành động của mụ chủ nhà. Cứ nghe những câu bóng gió xa xôi của mụ là ông Hai cảm thấy da thịt mình như bị khía. Mỗi lần mụ nói, “ông lão chỉ cười gượng làm như không biết chuyện gì”. Cuối cùng rồi mụ chủ nhà cũng để lộ ra ý muốn đuổi vợ chồng ông Hai đi. Đến lúc này, ông Hai như bị dồn vào đường cùng. “Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão”. Ong nghĩ đến cái cảnh cả nhà ông phải tha hương cầu thực “mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa” thì ông cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu. Bất giác, ông nghĩ đến chuyện quay về làng. Nhưng làm sao ông có thể quay về làng Chợ Dầu – nơi hang ổ của bè lũ cướp nước và bán nước? Không! Ông Hai cho rằng quay về làng tức là “chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Lúc này, trong lòng ông Hai đang có sự giao thoa giữa hai luồng cảm xúc: yêu làng và yêu nước. Ông yêu làng Chợ Dầu biết bao! Ông yêu từng nếp nhà, con đường,… Làng ông gắn với những kỉ niệm ấu thơ làm bạn với cánh diều, cây sáo,… Tinh yêu làng của ông Hai lớn đến mức tưởng chừng không có gì lay chuyển được. Thế mà giờ đây, ông bị kẹt giữa quá khứ và hiện tại. Sự thật trần trụi về làng Chợ Dầu của ông – cái làng theo Tây ấy, làm ông không khỏi đau xót. Nhưng rồi cuối cùng, ông đành lòng níu kéo tình cảm của mình để từ bỏ làng Chợ Dầu quê ông. “Nước mất thì nhà tan”, dường như ông Hai cũng nhận ra điều đó. Bởỉ thế nên ông đã gạt lợi ích cá nhân để hướng tới một điều khác: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Lúc này, tinh thần của ông đổ dồn cả vào cuộc kháng chiến. Đành lòng quên đi làng quê thân yêu, song ôrìg vẫn không khỏi đau đớn.

Quyết định quay lưng lại với làng của ông Hai đã khiến ông trở nên suy sụp. Ông Hai giờ đây giống như một người cô đơn trong hoàn cảnh éo le. Bởi thế mà ông rất cần một người tâm sự; “Ông ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhẹ vào lưng nó” và tâm sự với nó. Nghe những lời nói ngây thơ của con trẻ, ông lão không khỏi xúc động, ông “ôm khít thằng bé vào lòng”, “nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má”. Ong nói với con như để ngỏ lòng mình, như để lại minh oan cho mình lần nữa. Trong lòng ông Hai giờ có hai làng Chợ Dầu: một làng theo Tây mà ông căm thù và một làng ông hằng yêu quý, trân trọng suốt một đời. Ông tâm sự với con phần để nguôi đi nỗi nhớ làng quê, phần để khẳng định tinh thần của ông vì đất nước, vì Cụ Hồ, vì kháng chiến.

Ấy thế mà chính trong cái lúc ông Hai tuyệt vọng, đau đớn và mất niềm tin nhất thì ông lại nhận được một tin khác: hoá ra tin đồn lúc trước là không đúng, làng ông không theo giặc. Ông Hai vui mừng vô cùng, đến nỗi vội vã ra khỏi nhà mà quên cả dặn trẻ coi nhà. “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Ong lão lật đật sang nhà bác Thứ, giải thích này nọ, giọng vui tươi lắm.

Dường như gánh nặng tâm lí trong ông đã được trút bỏ. Ông Hai như được hồi sinh, sung sướng như trẻ con, chạy đi khoe khắp nơi. Những mất mát do giặc gây ra với ông và làng Chợ Dầu được ông mang đi kể khắp nơi như bằng chứng về lòng trung thành của mỗi người dân làng ông đối với cách mạng, với Cụ Hồ. Người ta vẫn quan niệm nông dân là những người có đặc tính tư hữu, nhưng ở đây, khói lửa của cuộc chiến, sinh mệnh của đất nước đã khiến họ sẵn sàng hi sinh tất cả cho cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc.

Nhân vật ông Hai đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc qua nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút Kim Lân. Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống khắc nghiệt, những dòng cảm xúc đan xen trái chiều, những suy nghĩ mang tính cảm xúc,.. .Tất cả được bộc lộ để nhân vật thể hiện chiều sâu tâm trạng vă nêu bật được lòng yêu làng, yêũ nước của mình. Nhà văn còn miêu tả rất cụ thể, sinh động diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi và ngôn ngữ đối thoại cũng như độc thoại. Ngoài ra, người đọc còn nhận ra ngôn ngữ của nhân vật ông Hai được Kim Lân khai thác dưới ngôn ngữ của người nông dân nhằm khắc hoạ rõ nét hình tượng nhân vật góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động.

Qua nhân vật ông Hai, người đọc nhận ra một tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành và vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tinh yêu làng của ông Hai là một tình yêu mãnh liệt, gắn bó với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến chống ngoại xâm. Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng . mà văn học thời kháng chiến chống thực dân Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành cộng đáng trân trọng.

Vũ Phương Mai

(Trường THCS Hoàn Kiếm)

Xem thêm Suy nghĩ về nhân vật ông Hai, truyện ngắn “Làng”, Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận