Hướng dẫn làm một số đề bài cảm nhận một đoạn trích

Đang tải...

Trong bài viết này, qua phần hướng dẫn cách làm bài cảm nhận một đoạn trích, chúng ta sẽ thực hành cảm nhận đoạn trích trong tác phẩm Làng của Kim Lân và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm bài cảm nhận một đoạn trích

CẢM NHẬN MỘT ĐOẠN TRÍCH (ĐOẠN TRUYỆN)

Phần vận dụng

Đề bài số 1:

Cảm nhận đoạn trích sau: Có giết được thằng nào đâu ….nhục nhã thế này. (Làng – Kim Lân)

1. Mở bài:

             Nếu như trước cách mạng tháng tám Ngô Tất Tố mang tới một chị Dậu với sức sống mãnh liệt của người nông dân, Nam Cao mang tới một Lão Hạc đầy lòng tự trọng và tình yêu thương con vô bờ bến,… thì sau cách mạng tháng tám, Kim Lân – nhà văn nông dân – mang tới cho bạn đọc hình ảnh người nông dân thời kì đổi mới. Đó chính là nhân vật ông Hai qua đoạn trích “Làng” với tình yêu làng da diết và lòng yêu nước sâu đậm. Điều đó được thể hiện rõ nét hơn trong đoạn ngắn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi về tới nhà: “có giết được thằng nào đâu …. nhục nhã thế này”

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Tình yêu làng quê của ông hai được bộc lộ một cách sâu sắc, chân thực nhất khi nghe tin làng Chợ dầu theo giặc.

– Dẫn chứng 1: Khi mới nghe tin: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại da mặt tê rân rân. ông lão lặng đi …. giọng lạc hẳn đi.

– Đánh giá, nhận xét:

+ Đó là cái cảm giác sững sờ choáng váng, co thắt từng khúc ruột của ông.

+ Là trạng thái tâm lí hết sức tự nhiên của một người quá yêu làng

+ Nếu không yêu thì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc không thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần như thế với ông Hai

+ Sở dĩ ông choáng váng, sững sờ vì trong than tâm của ông cái làng cái làng chợ Dầu rất kiên trung bấy lâu nay ông tôn thờ nay đã sụp đổ.

+ Tác giả sử dụng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện để thử thách tình cảm ông Hai với làng chợ Dầu thân yêu. Nếu ông Hia vô tam vô cảm thì ông không thể có được trạng thái tâm lí mạnh đến như thế. Đó là vẻ đẹp của người nông dân sau cách mạng.

– Dẫn chứng 2. Liệu có thật không hở bác? hay là chỉ lại

– Đánh giá, nhận xét:

+ Song, ông Hai vẫn còn nghi ngờ, chưa thể tin ngay lời đồn đại

+ Nó như một cú sốc, khiếm ông không thể tin nổi

+ Ông hỏi lại để khẳng định cũng cũng là cố bấu víu vào một tia hi vọng rằng đó chỉ là sự nhầm lẫn là một lời đồn đại vô căn cứ

+ Nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ người tản cư thì ông hai không không tin, từ lúc ấy tâm trạng ông bị ám ảnh, mặc cảm vì là người làng Việt gian

* Luận điểm 2: Không những thế tình yêu làng của Ông hai được thể hiện rất rõ trên đường về nhà

– Dẫn chứng 1: Hà nắng gớm về nào => độc thoại nội tâm, ông nói nhằm đánh trống lảng rồi bỏ về

– Đánh giá, nhận xét:

+ Từ niềm vui, niềm tin hi vọng, ông hai rơi xuống vực thẳm đau buồn, xót xa, tuyệt vọng. Ông cố gắng trấn tĩnh bản thân và tìm cách lảng ra về muốn che dấu đi tâm trạng ấy nhưng nỗi tủi hổ, bẽ bàng, lo lắng khiến ông “cúi gằm mặt xuống đất mà đi”

+ Cái cúi mặt của ông biết bao nhục nhã, xấu hổ, đau đớn. Nỗi nhục đó khiến ông không thể ngẩng đầu lên được

+ Phải chăng ông đã đồng nhất với danh dự của làng. Với ông danh dự của ông cũng là danh dự của làng.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật được sử dụng rất thành công của nhà văn Kim Lân

– Dẫn chứng 2: Thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

+ Điều đầu tiên ông nghĩ là không phải là vợ con, ngôi nhà đáng tin mà là mụ chủ nhà:

+ Đó là nỗi sợ đầu tiên len lỏi trong trí óc ông, đó là nỗi sợ bị đuổi ra khỏi nhà

+ Vì không ai có thể chứa chấp người dân làng bán nước

+ Vì ông sợ vợ con gia đình mình không có chỗ trú ngụ, dựa dẫm

* Luận điểm 3: Về đến nhà, sự mệt nhọc như đã chiếm hết tâm trí ông, và thứ ông suy nghĩ duy nhất đó là đứa con của mình

– Dẫn chứng 1: ông Hai nằm vật ra giường nhìn lũ con tủi thân…

+ Cái nỗi đau đớn căm giận đến tột cùng của ông đã nhấn chìm ông xuống chiếc giường

+ Nhìn lũ con nước mắt ông giàn ra vì ông thương lũ nhỏ vì mới mấy tuổi đầu đã mang tiếng là con người việt gian bán nước

+ Ông lo cho tương lai của những đứa nhỏ không biết đi đâu về đâu

+ Càng thương con bao nhiêu thì nỗi căm tức của ông lại càng lớn bấy nhiêu

+ Ông căm thù bọn theo Tây phản bội làng ông nắm chặt hai bàn tay và rít lên: chúng bay ăn… nhục nhã thế này.

+ Niềm tin nỗi nhớ cứ giằng xé trong ông, tủi thân ông hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình là người mang tiếng Làng việt gian.

3. Kết bài:

            Có thể nói “Làng” là lớn nhất về mặt nghệ thuật là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Đoạn ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đã thể hiện rõ điều đó. Thông qua nhân vật ông Hai tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Sự giác ngộ cách mạng của những người dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một long theo Đảng, theo Cách Mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.

 

Đề bài số 2

Cảm nhận đoạn trích sau: “Hồi chưa vào nghề… thèm người là gì?” (Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long)

1. Mở bài:

Cách mở bài trực tiếp:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long

– Giới thiệu về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

– Giới thiệu khái quát nhân vật:

 Anh thanh niên mang trong mình tất cả vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước, tràn đầy nhiệt huyết và đầy trách nhiệm đối với công việc. Điều đó được thể hiện qua đoạn trích: “Hồi chưa vào nghề… thèm người là gì?”

2. Thân bài:

Luận điểm 1: Trước hết, đoạn trích cho thấy anh thanh niên là một người tràn đầy tinh thần nhiệt huyết, say mê với công việc của mình

Dẫn dắt

Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được giới thiệu là người thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc đo gió, đo mua, tính mây tính gió… của anh thật lắm gian khổ, thử thách… thế nhưng trong suy nghĩ của anh lại hoàn toàn rất khác. Anh đã từng tâm sự…

Dẫn chứng và nhận xét đánh giá – Lời nói: “Vả, Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”

⇒ Anh xem công việc của mình như là một người bạn, một người đồng hành ⇒ anh không hề cảm thấy đơn độc hay lẻ loi một mình khi ở trên đỉnh núi Yên Sơn cao

⇒ Công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức trong cuộc sống

⇒ Anh là một người rất yêu nghề nếu không yêu nghề sẽ chẳng có ai tâm sự như thế cả. Đây là lời tâm sự chân tình của anh với ông họa sĩ già và cô kĩ sư

⇒ Nếu sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn nhưng đối với quan niệm của anh “ đo mưa, đo gió, đo mây…” là một trách nhiệm cao, một giúp ích bé nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước

– “Công việc của cháu khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”

⇒ thể hiện anh là người có tinh thần trách nhiệm cao

⇒ sống hết mình vì công việc, không bao giờ lảng quên, bỏ mặc dù là một phút hay một giây

Luận điểm 2: Không chỉ là một thanh niên yêu nghề và anh còn là một người giàu tình yêu thương con người và đầy trách nhiệm với công việc

Dẫn Chứng – Suy nghĩ: “mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”

Dẫn chứng và nhận xét đánh giá ⇒ anh ý thức được công việc của mình gắn bó với bao anh em dưới xuôi ⇒ luôn khát khao được cống hiến, gặp gỡ cùng mọi người, chính anh đã tự nói rằng: “Còn người thì ai chả ‘thèm’ hở bác”

⇒ Sống đơn độc trên đỉnh nói Yên Sơn lạnh lẽo, vắng bóng người nên anh muốn được trò chuyện với mọi người. Ngay cả bác lái xe lái xe về Lai Châu đến đây có lần phải thân hành lên trạm tìm anh thanh niên, bác là người miền xuôi lên, dưới kia có bao nhiêu người thế kia mà ở nơi hẻo lánh này bác vẫn muốn tìm người nói chuyện, anh đã khẳng định rằng: Đấy bác cũng chẳng thèm người là gì? Thế thì anh thanh niên công tác miết trên này mấy tháng thì chả thèm hơi người sao được…

⇒ Con người ta đôi khi có sức mạnh phi thường lắm! Họ lan truyền sức sống cho nhau bằng một cách nào đó rất nhanh chóng, một ánh mắt, một nụ cười, vài ba phút tâm sự nhưng lại là nguồn động lức lớn lao để ta tiếp tục cố gắng. Quan hệ giữa người và người là một mối quan hệ cần phải có trong bất cứ xã hội nào. Bạn thử nghĩ xem nếu không có tình người thì ta sống được bao lâu?

⇒ Luôn biết sống vì cộng đồng, luôn cảm thấy mình thật bé nhỏ, mình là một cá nhân trong một xã hội, anh luôn cho rằng sự hy sinh thầm lặng của mình chỉ là một phần bé nhỏ trong quá trình phát triển chung của bao công việc lớn hơn=> qua đây còn thể hiện rõ anh là một người khiêm tốn, chưa bao giờ tự đánh giá cao về bản thân

⇒ Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẻ sống luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bảo, lạnh lẻo, anh có thể nằm ở trong nhà lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm để báo cáo nhưng anh không làm điều đó vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh đang làm có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của nhiều người lúc bấy giờ.           

Luận điểm 3: Đọc đoạn trích ta lại nhớ đến hình ảnh những thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ

 Mở rộng Thế hệ thanh niên trong tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Người chiến sĩ lái xe chạy bon bon trên tuyến đường Trường Sơn trong sự lạc quan yêu đời, giữa bom rơi đạn bắn

⇒ Lí tưởng sáng người nhất là chiến đấu vì độc lập, tự do của quê hương, đất nước.

Những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm: “Những ngồi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ⇒ những con người dũng cảm, anh hùng với vẻ đẹp tâm hồn phong phú

⇒ Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.

Anh thanh niên, những người lái xe Trường Sơn hay những cô gái thanh niên xung phong là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 7 của thế kỉ XX, trong những ngày tháng chống Mĩ ác liệt. Họ là biểu tượng của những người Việt Nam đẹp nhất

                   “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

                    Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Họ có thể có tên cụ thể, có thể không có tên cụ thể hoặc có thể chỉ được nhắc đến qua lứa tuổi, nghề nghiệp nhưng họ đã làm nên biểu tượng của một nước Việt Nam anh hùng. Họ đã làm nên đất nước

3. Kết bài:

           Sung sướng thay những con người sống với một khát vọng cao thường và tìm thấy chỗ đứng của mình trong đời. Không cớ gì đi tìm một công việc phải to tát, vĩ đại thì con người mới bộc lộ được hết phẩm chất của mình, trong bất kì hoàn cảnh nào, ngày khi sống giữa thâm sơn cùng cố, sống trong hoàn cảnh “cô độc nhất thế gian”, con người có tâm hồn đẹp, có lối sống đẹp vẫn đầy sức hấp dẫn. Cùng với ông họa sĩ, nhà văn Nguyễn Thành Long thực sự đã vẽ được thành công chân dung của một nhân vật đẹp trong đời một chân dung tuy chỉ kí họa trong mấy mươi phút những vẫn có vẻ đẹp thâm trầm…

       Tô phở muốn ngon phải có nước dùng tốt

  Đất nước muốn đẹp phải có những con người biết cống hiến.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận