Hướng dẫn làm bài văn nghị luận suy nghĩ về hình ảnh “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” – Tập làm văn 9

Đang tải...

Hình ảnh “cái bóng”, Nguyễn Dữ, văn nghị luận

Đề bài: Suy nghĩ về hình ảnh “cái bóng” trong ‘‘Chuyện ngưòi con gái Nam Xương”.

Bài làm

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ suốt nhiều thế kỉ qua đã gây được tiếng vang lớn trên văn đàn. Tác phẩm đề cập đến thân phận người phụ nữ bị chà đạp, bị lệ thuộc vào chế độ nam quyền cổ hủ, bất công trong xã hội cũ. Truyện đã đạt tới những đặc sắc nghệ thuật rất đáng trân trọng như cách dựng truyện, cách dẫn dắt tình huống, sự việc, khắc hoạ nhân vật, kết hợp tự sự, trữ tình với kịch hay kết hợp với ngòi bút hiện thực và lãng mạn. Bên cạnh đó, có lẽ nổi bật hơn hẳn là hình ảnh “cái bóng”. Tất cả mọi diễn biến, tính cách, số phận nhân vật đều xoay quanh chi tiết đặc sắc này.

Trong truyện xuất hiện hai “cái bóng”, một là bóng của Vũ Nương, hai là bóng của chàng Trương Sinh. “Cái bóng” của Vũ Nương, tuy chỉ xuất hiện gián tiếp, song cũng gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Đầu tiên, “cái bóng” ấy thể hiện sự gắn bó “như hình với bóng” quấn quýt không rời. Vũ Nương trỏ bóng mình trên tường, bảo là cha bé Đản nghĩa là nàng đã hợp nhất mình với chồng, đồng thời hành động đó đã bù đắp phần nào nỗi mong cha của đứa con. Đây chỉ là một trò đùa trong thương nhớ, một lời nói dối đầy thiện ý và yêu thương. Ngoài ra, “cái bóng” ấy còn thể hiện cảnh cô đơn, buồn tủi, lẻ loi của người vợ trẻ xa chồng, nhớ mong chồng, khao khát đến ngày gia đình đoàn tụ. Biết bao tình cảm đẹp đẽ, đáng quý của một người vợ, một người mẹ, Vũ Nương đều gửi gắm vào “cái bóng”.

Nhưng cuối cùng “cái bóng” ấy lại trở thành con dao chia cắt gia đình nàng, khiến nàng và chồng con mỗi người một cõi, âm dương cách biệt. Như vậy, không chỉ hoàn thiện vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương, chi tiết “cái bóng” còn tô đậm thêm số phận bi kịch của nàng.

“Cái bóng” thứ hai – “cái bóng” của Trương Sinh đã trực tiếp xuất hiện trong một đêm chàng ngồi bên con. Mọi oan khuất của người vợ trẻ đều được giải toả khi bé Đản chỉ tay lên tường mà bảo: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Tới đây Trương Sinh mới thấu hiểu tấm lòng chung thuỷ của Vũ Nương, mới ngộ ra ngày thường, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha Đản. Chi tiết ấy tạo nên sự bàng hoàng không chỉ cho nhân vật Trương Sinh mà còn cho tất cả người đọc. Tác giả đã rất sáng tạo khi để Trượng Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ bằng “cái bóng” của chính mình. Chàng đã hiểu lòng chung thuỷ của vợ nhưng lại phải chịu nỗi giày vò tâm can lớn hơn vì đã nghi oan vu vơ khiến Vũ Nương buộc phải tự vẫn để chứng minh sự trong sạch, tiết nghĩa. “Cái bóng” của Trương Sinh đã tháo gỡ mọi hoài nghi trong lòng cả nhân vật lẫn độc giả. Nó là “cái bóng” duy nhất được trực tiếp nói tới, mà lại chỉ xuất hiện một lần ở phần cuối tác phẩm, song nố đóng vai trò quan trọng nhất, là đích đến của câu chuyện.

Nguyễn Dữ đã lấy hình tượng “cái bóng” để khái quát bi kịch của con người, cảm hứng ngợi ca và phê phán đểu kết tinh ở đây. Chi tiết này tăng sức hấp dẫn và kịch tính đầy căng thẳng cho câu chuyện. Nó thắt buộc và mở gỡ tài tình biết bao! Đây là đầu mối của mọi vấn đề, là sự tập trung hình tượng hoá tấm lòng, sự ngộ nhận và sự hiểu Ịầm của ba nhân vật: người vợ, đứa con và người chồng. Chi tiết này đã được Nguyễn Dữ sử dụng rất đắt.

Hồ Thu Hà

(Trường THCS Vân Hồ)

Xem thêm Phần sáng tạo của Nguyễn Dữ. Văn nghị luận, Đời sống tình cảm gia đình trong “Chiếc lược ngà”

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận