Giáo án Bài 11 Trả lại của rơi – Đạo đức 1 (Cánh Diều)

Đang tải...

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 bộ Cánh diều Bài 11 Trả lại của rơi giúp các em học sinh giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được và thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC (CÁNH DIỀU)

BÀI 11. TRẢ LẠI CỦA RƠI (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

          Học xong bài ày, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

          – Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được.

          – Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác.

          – Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.

          – Đồng tình với hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

          – SGK Đạo đức 1

          – Băng đĩa CD bài hát “Bà còng đi chợ” – Nhạc và lời Phạm Tuyên.

          – Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi

          – Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

KHỞI ĐỘNG

– Cho HS em đia CD, vừa hát bài “Bà còng đi chợ”

– Thảo luận chung:

+ Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì?

+ Việc làm của 2 bạn đó có đáng khen không? Vì sao?

– HS HS suy nghĩ, nhớ lại và chia sẻ các câu hỏi:

+ Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa?

+ Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em hoặc người thân của em cảm thấy như thế nào?

+ Em đã bao giờ trả lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

– Gv dẫn dắt vào bài học

KHÁM PHÁ

HĐ 1. Kể chuyện theo tranh

a) Mục tiêu:

– HS giải thích được vì sao cần phải trả lại của rơi khi nhặt được.

– HS phát triển năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo

b) Cách tiến hành

– HD HS quan sát tranh mục a trang 56 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh

– Cho HS bình chọn bạn kể hay nhất

– GV kể lại nội dung câu chuyện

– Cho HS cả lớp thảo luận các câu hỏi:

+ Mẹ Lan cảm thấy thế nào khi bị mất ví?

+ Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì?

HĐ 2. Tìm những người phù hợp  có thể giúp em trả lại của rơi

a) Mục tiêu:

– HS xác định được người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi cho người mất khi nhặt được

b) Cách tiến hành

– HD HS tham khảo hình vẽ ở mục c (SGK) trang 57 và nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể nhờ giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình huống cụ thể.

– Gv kết luận: Khi nhặt được của rơi, nếu không biết đó là của ai để tự trả lại, em có thể nhờ những người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ

LUYỆN TẬP

HĐ 1. Nhận xét hành vi

a) Mục tiêu:

– HS phân biệt hành vi thật thà và không thật thà khi nhặt được của rơi.

– Biết đồng tình với hành vi thật thà trả lại của rơi, không đồng tình với hành vi tham của rơi

– HS phát triển năng lực tư duy phê phán

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS xem tranh trong phần Luyện tập ở mục a SGK trang 37 để tìm lời yêu thương phù hợp với từng tranh

– Mời HS nói lời yêu thương cho tranh 1

– GV kết luận

* Tương tự cho tranh 2,3

 HĐ 2. Đóng vai

a) Mục tiêu:

– HS có kĩ năng nói lời yêu thương với người thân trong gia đình

– HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác

b)  Cách tiến hành

– HD HS quan sát tranh mục a trang 57 để đưa ra nhận xét, đánh giá việc làm của bạn nào thể hiện tính thật thà? Vì sao?

– Mời HS trình bày ý kiến và hỏi thăm: Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của các bạn?

– Kết luận

HĐ 3. Xử lí tình huống và đóng vai

a) Mục tiêu:

– HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử thể hiện tính thật thà, không tham của rơi

– HS được phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS quan sát tranh mục b trang 58,59 và cho biết nội dung tình huống xảy ra trong tranh

– Giới thiệu nội dung 3 tình huống (SGK) và phân công mỗi nhóm thảo luận, đóng vai thể hiện cách ứng xử một tình huống

– Cho HS thảo luận sau mỗi tiểu phẩm đóng vai:

+ Em có đồng tình với cách ứng xử mà nhóm bạn đã thể hiện không? Vì sao?

+ Em có cách ứng xử khác không?

– Nhận xét về cách ứng xử của các nhóm và kết luận:

VẬN DỤNG

Hướng dẫn HS:

– Thực hiện trả lại của rơi cho người bị mấy khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè và người thân cùng thực hiện.

– Tìm hiểu những câu chuyện về thật thà trả lại của rơi (qua người thân, qua các phương tiện truyền thông đại chúng)

– Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp những câu chuyện tìm hiểu được

– Tự đánh giá việc thức hiện bài học bằng cách thả một bông hoa/chiếc lá/viên sỏi vào “Giỏ việc tốt” mỗi lần em nhặt được của rơi, trả lại người mất.. Sau đó nhớ chia sẻ với thầy cô, bạn bè.

TỔNG KẾT BÀI HỌC

– Nêu câu hỏi: Qua bài học hôm nay, các em có thể rút ra được điều gì?

– Tóm tắt nội dung bài học: Em cần trả lại của rơi khi nhặt được. Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý

– Gọi HS đọc lời khuyên SGK/59

– Nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học

 

– Hát tập thể

 

 

 

– Phát biết ý kiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Chia sẻ theo cặp đôi

 

– Theo nhóm đôi

– HS kể chuyện trước lớp (HS có thể tưởng tượng và kể câu chuyện theo các cách khác nhau)

– Xung phong trả lời

 

 

 

 

– Làm việc theo nhóm 4

 

– Đại diện nhóm trình bày

– Các nhóm còn lại nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Làm việc cá nhân, dự vào tranh để kể nội dung câu chuyện

– Xung phong kể lại nội dung câu chuyện

 

– Làm việc cá nhân

– Chia sẻ với bạn bên cạnh

 

 

 

 

– Xung phong trình bày ; HS khác nhận xét bổ sung

– HS nêu tình huống xảy ra

 

– Thảo luận nhóm 4

 

 

 

 

 

– Đại diện nhóm đóng vai

– Lớp trao đổi, nhận xét

– Chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

– Nêu ý kiến

– Lắng nghe

– Đọc (CN – ĐT)

>> Xem thêm: Giáo án Bài 10 Lời nói thật – Đạo đức 1 (Cánh Diều)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận